Covid-19: Quá nguy hiểm nếu trữ bình ô xy tại nhà và tự ý dùng cho bệnh nhân
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, một số người bảo nhau mua bình ô xy về thủ trong nhà.
Theo bác sĩ, nếu tự ý sử dụng ô xy sẽ nguy hiểm cho người bệnh.
Một nhân viên y tế bên các bình ô xy . REUTERS
Mới đây, một tài khoản Facebook đăng nội dung: “Nếu gia đình có người thân lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền thì các bạn có điều kiện hãy kiếm bình ô xy để sẵn trong nhà. Em đã trữ được mấy bình ô xy cho gia đình và cho em”.
Loại bình ô xy người này đăng tải kèm theo là bình cỡ lớn, cao.
Chiều 18.7, phản ánh với PV Báo Thanh Niên , chị Minh Anh (ở TP.HCM), nói: “Hiện có nhiều người hỏi nhau về mua bình ô xy để trữ trong nhà, do họ lo sợ trước tình hình dịch bệnh. Có người mua bình ô xy đến 40 lít. Một số người quen của tôi cũng vậy, tôi khuyên can mà họ không nghe. Việc này quá nguy hiểm, có thể xảy ra cháy nổ, chết người; sử dụng không đúng nguy hiểm cho người bệnh. Báo Thanh Niên hãy phản ánh, khuyến cáo việc này…”.
Bình ô xy cỡ lớn được một người đăng trên mạng xã hội Facebook
Nguy hiểm nếu tự ý dùng ô xy cho bệnh nhân
Bác sĩ CK2 Trương Thế Hiệp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết: ô xy chỉ dùng trị liệu trong những trường hợp cần thiết như sau:
Điều trị các trường hợp bệnh lý cấp tính nguy kịch;
Điều trị trong các trường hợp cần tăng ô xy máu quá mức;
Video đang HOT
Điều chỉnh hạ ô xy máu nhằm ngăn ngừa các triệu chứng hoặc biểu hiện của thiếu ô xy mô…
Bác sĩ Trương Thế Hiệp khuyến cáo, việc dùng ô xy cho người bệnh cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Đó là hướng dẫn về liều lượng ô xy, cách thở (qua mũi, mặt nạ, liều,..), thời gian, tùy từng trường hợp bệnh lý, bệnh nhân cụ thể…
Nếu tự ý dùng ô xy mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, theo bác sĩ Trương Thế Hiệp, sẽ có những nguy cơ: cho thở ô xy quá nhiều dẫn đến gây ức chế trung tâm hô hấp, làm chậm nhịp thở, giảm thông khí, tăng CO 2 máu, giảm hoạt động bạch cầu, khô niêm mạc miệng, mũi họng. Khí phế quản nếu không được làm ẩm tốt khi cho thở ô xy dễ gây viêm phổi, tắc đờm và tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, nồng độ ô xy quá cao có thể tổn thương màng phế nang – mao mạch và phổi.
Bác sĩ Hiệp cũng khuyến cáo thêm, ô xy là chất dễ gây cháy, nổ nhanh và mạnh. Việc trữ bình ô xy lớn như thế trong nhà rất nguy hiểm, nếu không được đảm bảo an toàn.
Theo bác sĩ Trương Thế Hiệp, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nếu có các dấu hiệu sốt, ho khan, khó thở, đau ngực…., thì cần làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế như hình bên dưới:
Kịch bản y tế nào khi bệnh nhân tăng nhanh?
Những bác sĩ hồi sức cấp cứu tinh nhuệ nhất từ Bệnh viện Chợ Rẫy, 115, Nhân dân Gia Định... dồn về Bệnh viện Hồi sức Covid-19 vừa thành lập những ngày qua.
Họ bắt tay ngay vào điều trị các bệnh nhân vừa được chuyển đến trong tình trạng rất nguy kịch cần can thiệp thở máy, ECMO... Số khác gấp rút khuân vác thiết bị lắp đặt cho bệnh viện 1.000 giường.
Họ nằm trong số 340 bác sĩ, 1.200 điều dưỡng đang được huy động về đây khi TP HCM áp dụng mô hình điều trị "tháp 4 tầng" - dồn lực cứu chữa bệnh nhân nặng, thay vì chỉ tập trung hạn chế F0 như trước.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 với 1.000 giường thuộc tầng thứ tư trong mô hình điều trị mới, dành cho bệnh nhân nặng và nguy kịch ,thay thếmô hình điều trị 3 tầng ở Bắc Giang mà thành phố đã áp dụng. Tầng thứ tưvừa được bổ sung vào tháp điều trị còn bao gồm 200 giường tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới.
Các nhân viên y tế đang lắp đặt trang thiết bị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy.
Động thái này được TP HCM đưa ra trong bối cảnh lượng bệnh nhân tăng rất nhanh, chuyển nặng ngày càng nhiều. Một tháng qua, ít nhất 3 lần, thành phố phải thay đổi kịch bản và mô hình chống dịch.
Trước đó, vào tháng 5, khi mới ghi nhận 3 ca nhiễm, TP HCM xây dựng 3 kịch bản y tế ứng phó, trong đó tình huống nghiêm trọng nhất 5.000 ca bệnh. Nhưng rất nhanh sau đó, số nhiễm của thành phố vượt xa tình huống này. Ngành y tế áp dụng chiến lược tháp 3 tầng vào điều trị. Sau nửa tháng, mô hình tháp 4 tầng được thay thế trước tình trạng lượng bệnh tăng gần 500%. Những ngày gần đây, TP HCM liên tiếp ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm mỗi ngày, nâng tổng số lên trên 23.000 bệnh nhân, trong đó 246 ca đang thở máy và 7 ca cần can thiệp ECMO, 142 ca tử vong.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng, mô hình tháp 4 tầng có sự phân chia rõ ràng giữa tầng 3 và tầng 4. Nếu tầng 3 điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng do bệnh lý nền thì tầng 4 điều trị cho bệnh nhân Covid-19 rất nặng, nguy kịch do nCoV .Việc bổ sung thêm tầng 4 với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực giàu kinh nghiệm sẽ giúp hạn chế ca tử vong.
Mô hình này của TP HCM cũng được Bộ Y tế đánh giá cao. Trong đó, tầng một gồm 30.000 giường ở 11 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19. Những nơi này sẽ tiếp nhận F0 không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ . Các bệnh viện này chủ yếu được trưng dụng từ khu chung cư, tái định cư ở Hóc Môn, quận 12, Bình Chánh, TP Thủ Đức... sau đó bố trí thêm trang thiết bị.
Nguồn lực y tế được huy động từ các bệnh viện ở TP HCM, một số được Bộ Y tế điều động từ nơi khác đến. Xe và ê-kíp cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 cũng nhận nhiệm vụ tại đây, thường trực 24/7, để chuyển bệnh nhân chuyển nặng đến bệnh viện khác điều trị.
Sau thời gian đầu gặp nhiều khó khăn khi vừa hoàn thiện cơ sở vật chất vừa tiếp nhận bệnh nhân, hiện các bệnh viện đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, lượng F0 tăng hàng nghìn ca mỗi ngày nên các bệnh viện dã chiến nhanh chóng quá tải.
Mô hình tháp 4 tầng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
Tầng hai của tháp điều trị dành cho bệnh nhân nhẹ, có triệu chứng , bao gồm các bệnh viện tuyến quận huyện như Bệnh viện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Gò Vấp, Quân dân Y miền Đông với 2.500 giường.
Nhưng trước lượng bệnh nhân quá nhiều, ngày 15/7, Sở Y tế đã khẩn cấp tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa để triển khai mô hình "bệnh viện tách đôi" nhằm có thêm giường điều trị người bệnh Covid-19 trong nhóm này. Theo đó, hàng loạt bệnh viện đã dành một nửa cơ sở vật chất để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, nửa còn lại tiếp tục điều trị người bệnh thông thường.
Tầng ba hiện chữa trị cho bệnh nhân nặng, có bệnh lý nền gồm các bệnh viện: Trưng Vương, Phạm Ngọc Thạch, Đa khoa Khu vực Thủ Đức và An Bình với công suất 3.000 gường. Trong đó, Bệnh viện Trưng Vương đã tiếp nhận hơn 500 bệnh nhân gồm cả người lớn và trẻ em.
Những ngày qua các y bác sĩ đã làm việc hết công suất để điều trị nhưng cũng đang đối diện với tình trạng quá tải. Thành phố đang phân loại các "bệnh viện tách đôi". Tuỳ vào điều kiện trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất, nhân lực... các bệnh viện này sẽ được đưa vào "tầng ba".
Bệnh nhân Covid-19 nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Đánh giá mô hình điều trị mới của TP HCM , bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói đây là chiến lược hợp lý nhất bởi lượng bệnh nhân nặng đang rất nhiều, phải "đổ quân" vào khối điều trị để giảm tỷ lệ tử vong. Thành phố đang thực hiện giãn cách - là thời điểm thuận lợi cho việc truy tìm F0 hiệu quả và đỡ tốn "quân".
Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, để thực hiện thành công mô hình này cần có sự phân loại bệnh nhân kỹ trước khi chuyển đến các tầng điều trị. Việc này giúp không trộn lẫn bệnh nhân với nhau, đồng thời giảm tải cho xe cứu thương, vận chuyển người bệnh.
"Ê-kíp khi đến tiếp nhận bệnh nhân cần khảo sát kỹ xem trẻ hay lớn tuổi, có béo phì không, có triệu chứng không, có bệnh lý nền không. Đánh giá khả năng chuyển nặng thế nào rồi mới chuyển bệnh nhân đến đúng bệnh viện, tránh trường hợp như hiện tại cứ đẩy vào bệnh viện, chỗ này quá tải thì chuyển sang chỗ khác không đúng phân tầng", bác sĩ Khanh nói.
Còn với bác sĩ Lương Trường Sơn, nguyên Viện phó Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM, thành phố phân tầng điều trị, sàng lọc bệnh nhân "là biện pháp chống dịch khoa học". Bởi nhân viên y tế dễ dàng theo dõi người bệnh, đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc, hạn chế ca F0 tử vong vì bệnh nền và giảm áp lực cho y bác sĩ. "Đây là chiến lược cấp bách và cấp thiết trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng nhanh, đè nặng lên hệ thống y tế toàn thành phố", ông Sơn nói.
F0 không triệu chứng được theo dõi, điều trị tại bệnh viện dã chiến số 3. Ảnh: Hữu Khoa.
Tham gia điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2, tầng một của tháp, bác sĩ Lý Hữu Phú (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM) và các đồng nghiệp hiểu rõ nhất sự quá tải F0 ở những nơi này. Để giải quyết, anh cho rằng thành phố cần tính toán đến mô hình bác sĩ cộng đồng điều trị cho F0 tại nhà.
"Ví dụ một phường có 100 bệnh nhân thì phân 2 bác sĩ và 4 điều dưỡng chia thành 2 tổ thăm khám và hướng dẫn họ theo dõi tại nhà. Bệnh nhân được ở nhà tâm lý thoải mái, được ăn uống, nghỉ ngơi tốt sẽ hồi phục tốt hơn", bác sĩ Phú nói. "Lực lượng bác sĩ còn lại sẽ ưu tiên cho bệnh viện hồi sức Covid-19 và bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng".
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn hôm 16/7 đánh giá, việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 "vẫn trong tầm kiểm soát ". Tuy nhiên, qua theo dõi tại một số tỉnh thành, tỷ lệ F0 có triệu chứng trở nặng đang tăng lên. Tỷ lệ bệnh nhân nặng phải hỗ trợ oxy, thở máy chức năng cao, ECMO... ngày càng cao. Số lượng máy thở của một số địa phương vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
Tại TP HCM, trang thiết bị điều trị cho kịch bản nhiều bệnh nhân trở nặng từng được Phó Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cho biết hôm 10/7 rằng các bệnh viện đều có oxy lỏng, lượng dự trữ rất lớn nhưng thành phố không chủ quan. Sở Y tế đã đề nghị đơn vị cung cấp nâng công suất chuẩn bị cho các tình huống phức tạp, có nhiều ca mắc hơn. "Chuyện thiếu oxy chắc chắn không thể nào xảy ra tại TP HCM", ông Thượng nói.
Với máy thở ECMO, ông Thượng cho rằng, hiện bệnh nhân phải sử dụng rất hiếm. "Thành phố cần máy thở xâm lấn và không xâm lấn (hỗ trợ hô hấp) nhiều hơn dù trong thời gian qua đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ. Sở Y tế đã dự tính số ca mắc tăng 20.000-30.000 nên đã chuẩn bị tương ứng số lượng cần và trình lãnh đạo thành phố để bổ sung", ông Thượng nói lúc thành phố hơn 11.000 ca nhiễm.
Chữa bệnh thời Covid-19 Mới đây, tại miền Trung, một người đàn ông trong tình trạng thập tử nhất sinh đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ chuyên môn trực tuyến kịp thời Tiến sĩ - bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP HCM), cho biết dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc...