Covid-19 ở Việt Nam sáng 9/9: Số ca khỏi bệnh tăng; tiêm mũi 1 Moderna có thể tiêm mũi 2 Pfizer; TP. Hồ Chí Minh cho phép quán ăn uống bán mang đi
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 563.676 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân.
Xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người dân Hà Nội. (Nguồn: Báo Nhân dân)
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 563.676 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.730 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 559.346 ca, trong đó có 322.873 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (273.154), Bình Dương (141.765), Đồng Nai (31.179), Long An (26.804), Tiền Giang (11.159).
Tình hình điều trị bệnh nhân:
- Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày 8/9: 13.937 bệnh nhân; 325.647 ca được điều trị khỏi bệnh
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.479 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.053; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.210; Thở máy không xâm lấn: 257; Thở máy xâm lấn: 930; ECMO: 29
- Số bệnh nhân tử vong ngày 8/9: Theo tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 335 ca tử vong tại các tỉnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (268 ca); Bình Dương (34 ca); Long An (8 ca)…Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 310 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.125 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Bộ Y tế: Tiêm mũi 1 vaccine Moderna có thể tiêm mũi 2 Pfizer
Tối 8/9, Bộ Y tế cho biết, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Video đang HOT
Để thực hiện Chiến lược vaccine phòng Covid-19, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vaccine do Sinopharm sản xuất).
Đồng thời hiện nay các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vaccine bằng những công nghệ khác nhau.
Thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vaccine nói chung nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vaccine cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vaccine sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vaccine véc tơ virus với vaccine mRNA, hoặc tiêm 2 loại vaccine mRNA của các nhà sản xuất khác nhau…
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vaccine nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, ngày 8/9/2021 Hội đồng tư vấn chuyên môn vể sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2 như sau:
Nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Liên quan đến vaccine Moderna, một số địa phương như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện có tình trạng hết vaccine Moderna để tiêm mũi hai cho người dân.
Những ngày gần đây, một số điểm tại TP.HCM đã tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm Moderna ở mũi đầu. Lý do là họ đã đến lịch tiêm mũi 2 nhưng vaccine Moderna không còn.
TP. Hồ Chí Minh cho phép quán ăn uống mở lại, chỉ bán mang đi
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hoà Bình vừa ký văn bản số 2994/UBND-ĐT về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục kéo dài giấy đi đường của Công an Thành phố đã cấp trong thời gian TP. HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/9/2021.
Đồng thời cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) trong phạm vi 1 quận, huyện, TP Thủ Đức; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h00 – 21h00 hàng ngày.
Thành phố sẽ triển khai mở hai điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại Chợ đầu mối Bình Điền và Chợ Đầu mối Hóc Môn. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại Chợ đầu mối Thủ Đức trên nguyên tắc đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6h00 – 18h00 hằng ngày theo hình thức bán hàng mang đi.
Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; Người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) và phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Nhiều tỉnh nới lỏng phòng dịch
Ông Bùi Văn Quang – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ vừa ký văn bản về thực hiện nới lỏng đối với một số hoạt động, loại hình kinh doanh dịch vụ khi dịch bệnh được kiểm soát.
Theo đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay cơ bản được kiểm soát, toàn tỉnh đã trải qua 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ phát trong cộng đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị bám sát tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh, từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Cụ thể, tiếp tục tạm dừng hoạt động đối với: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu gồm karaoke, mát-xa, xông hơi, quán internet, trò chơi điện tử, bi-a, vũ trường, quán bar, bể bơi; các hoạt động văn hóa, lễ hội, nghệ thuật, nghi lễ tôn giáo.
Các hoạt động thể dục – thể thao tại các địa điểm công cộng; các câu lạc bộ gym, yoga, dịch vụ spa chăm sóc sắc đẹp được phép hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện nghiêm quy định 5K và không quá 20 người/địa điểm.
Cho phép các nhà hàng, quán ăn, uống được phục vụ tại chỗ trở lại. Tuy nhiên, phải đảm bảo bố trí giãn cách chỗ ngồi, phục vụ tối đa không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm và không quá 20 người/1 phòng kín.
Thời gian thực hiện kể từ 0h ngày 10/9.
Quyết định 715/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về việc kết thúc cách ly xã hội đối với huyện Kim Sơn, do ông Phạm Quang Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình ký nêu rõ:
Kết thúc cách ly y tế (phong tỏa) theo Quyết định 3986/QĐ ngày 16/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Kết thúc cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt đầu từ 0h ngày 9/9. Giao UBND huyện Kim Sơn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công điện về việc dừng thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn huyện Lương Sơn, kể từ 12h ngày 9/9.
Công điện nêu rõ, sau khi dừng giãn cách xã hội, huyện Lương Sơn sẽ vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 chia theo 2 vùng trên địa bàn huyện trong thời gian 15 ngày (từ 12h ngày 9/9 đến 12h ngày 24/9).
Cụ thể, vùng 1: Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn Chỉ thị 15 đối với các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn 7 xã (Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Cư Yên, Liên Sơn, Cao Dương, Thanh Cao và Thanh Sơn) có các khu dân cư, cánh đồng, khu sản xuất, kinh doanh giáp ranh với các xã, huyện thuộc TP Hà Nội.
Lực lượng chức năng kiểm soát người và phương tiện ra vào huyện Lương Sơn để phòng chống dịch Covid-19.
Tiếp tục duy trì quản lý, siết chặt vành đai ranh giới huyện Lương Sơn với các địa phương giáp ranh thuộc TP Hà Nội; quản lý chặt chẽ người ra, vào theo các lớp: chốt kiểm soát của tỉnh, huyện, xã… Tiếp tục thực hiện quy định giờ giới nghiêm từ 22h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau…
Các công trình xây dựng cơ bản, công trình dân dụng được phép hoạt động; các cửa hàng kinh doanh ăn uống khu vực đường Hồ Chí Minh được tiếp tục hoạt động, nhưng chỉ được bán hàng mang về, không được tổ chức cho 3 khách ăn uống tại chỗ; đồng thời, phải bảo đảm thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức bán hàng.
Vùng 2: Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng linh hoạt một số biện pháp phòng, chống dịch đối với các thôn, xóm, tiểu khu còn lại thuộc 11 xã, thị trấn không giáp ranh với các địa phương thuộc TP Hà Nội.
Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu, yêu cầu đăng ký tại các xã, thị trấn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các xã, thị trấn tổng hợp đề xuất UBND huyện cấp giấy được hoạt động, đi lại trên địa bàn.
Thực hiện hướng dẫn và phân cấp UBND các xã, thị trấn thực hiện việc kiểm soát các hoạt động đi lại của các phương tiện, người lao động, cấp phép cho người dân ra khỏi địa bàn.
Na Chi Lăng, bưởi Phúc Trạch đến với người tiêu dùng qua sàn thương mại điện tử
Trong bối cảnh phức tạp của dịch COVID-19, các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm và nông sản vẫn đang được ưu tiên kinh doanh và lưu thông giữa các tỉnh, thành phố nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Lạng Sơn và Hà Tĩnh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cùng sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, Sendo...
tiếp tục phối hợp đưa các sản phẩm nông sản vào mùa của địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Kiểm tra, khảo sát sản xuất, tiêu thụ na theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Tháng 8 là thời điểm vào mùa của một số loại nông đặc sản của địa phương. Điển hình là na Chi Lăng (Lạng Sơn) hay bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) đều bắt đầu vào vụ thu hoạch.
Thực tế cho thấy, đây là hai loại nông sản chủ lực của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Chi Lăng (Lạng Sơn) được người tiêu dùng ưa chuộng nên sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối truyền thống cũng rất cao.
Tuy nhiên, việc thu mua và vận chuyển các nông đặc sản đang chậm lại, số lượng đặt hàng từ các thương lái cũng chưa nhiều như những năm trước do ảnh hưởng diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố; các thị trường tiêu thụ chính như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cũng đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-CP về giãn cách xã hội toàn thành phố.
Nhằm mở rộng thêm kênh tiêu thụ mới tại thị trường nội địa ngoài kênh bán hàng truyền thống, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức kết nối, phối hợp cùng Sở Công Thương Lạng Sơn và Hà Tĩnh từng bước hỗ trợ doanh nghiệp nông sản tại các địa phương này tiếp cận với sàn thương mại điện tử.
Nhờ vậy, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart đã triển khai ký kết với các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Hương Khê (Hà Tĩnh) sớm đưa hai sản phẩm nông đặc sản của hai địa phương này lên sàn, kịp thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng cả nước.
Bưởi Phúc Trạch là đặc sản của người dân Hà Tĩnh, là loại quả quý, to, tròn đạt chất lượng vượt trội, có vị ngọt thơm đặc trưng, các tép bưởi mọng nước giòn tan, chua thanh dịu nhẹ. Thông qua các khâu kiểm soát chất lượng của sản thương mại điện tử Vỏ Sò, bưởi Phúc Trạch lên sàn đều đạt tiêu chuẩn VietGap, có xuất xứ rõ ràng.
Đối với sản phẩm Bưởi Phúc Trạch vào vụ được bán trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò sẽ có những ưu đãi riêng cho khách hàng khi đặt hàng như đồng giá vận chuyển 15 nghìn đồng cho đơn hàng tới 5kg, áp dụng vận chuyển tiêu chuẩn toàn quốc hay giảm 15 nghìn đồng/đơn hàng thanh toán bằng Vnpay.
Bên cạnh đó, dù phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt về phòng, chống dịch COVID-19, việc thu hái và tiêu thụ na trên địa bàn huyện Chi Lăng về cơ bản diễn ra thuận lợi, giá cả giữ mức ổn định.
Để hỗ trợ nông dân Lạng Sơn tiêu thụ, đồng hành cùng chính quyền địa phương thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (chi nhánh Lạng Sơn) đã kịp thời tiến hành chương trình hướng dẫn các hộ gia đình kinh doanh na Chi Lăng đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò; tạo gian hàng trực tuyến trên sàn, hướng dẫn mở tài khoản thanh toán điện tử và cung cấp những thông tin về bán hàng trực tuyến hay các kỹ năng tự tổ chức bán hàng trên thương mại điện tử. Đối với các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Chi Lăng sẽ được miễn phí mở gian hàng và phí duy trì khi tạo gian hàng trên Vỏ Sò.
Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy các hợp tác xã hay hộ sản xuất kinh doanh trên kênh phân phối này vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận công nghệ mới.
Do vậy, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò sẽ tổ chức thêm các hoạt động trực tiếp để phát triển hộ sản xuất một cách tốt nhất, kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ đến từng vườn, từng địa phương để hướng dẫn người dân những bước đầu đăng ký và sử dụng ứng dụng; tổ chức các buổi tập huấn online và offline đào tạo kiến thức marketing và bán hàng...
Ngoài ra, sàn thương mại Vỏ Sò còn lập các nhóm Zalo theo từng huyện để chuyên trách hỗ trợ bà con nông dân từ việc xây dựng combo sản phẩm, thiết lập chiến lược giá đến việc truyền thông quảng cáo và hướng dẫn khâu hậu cần như đóng gói, lựa chọn khu vực giao hàng... để việc kinh doanh trên nền tảng số của các hợp tác xã, hộ nông dân tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.
Đến thời điểm hiện tại, ngoài sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, sàn thương mại điện tử Sendo, Postmart cũng bắt đầu triển khai đưa na Chi Lăng hay bưởi Phúc Trạch lên sàn tiêu thụ.
Khách hàng tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh có thể trực tiếp truy cập vào các ứng dụng của sàn Vỏ Sò, Sendo và Postmart để đặt hàng.
Đặc biệt, các mặt hàng nông sản bưởi Phúc Trạch và na Chi Lăng đều được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển, đảm bảo hương vị tươi ngon của trái cây tươi, đặc biệt an toàn khi giao hàng đáp ứng đủ các quy tắc phòng, chống dịch và vận chuyển giữa các tỉnh, thành phố.
Như vậy, có thể thấy, việc kết nối, phối hợp giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các địa phương và các sàn thương mại điện tử trong thời gian qua nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tiêu thụ các nông đặc sản địa phương khi vào mùa thu hoạch qua sàn thương mại điện tử đã mang lại những kết quả tích cực và khả quan.
Cụ thể, sau Biên bản ký kết hợp tác hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với Sở Nông nghiệp và Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn trong việc tổ chức hỗ trợ phân phối na qua kênh thương mại điện tử tại hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP (Mỗi xã phường một sản phẩm) của tỉnh Lạng Sơn cuối tháng 7 vừa qua đã có hàng trăm tấn na với hàng chục nghìn đơn hàng được tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử Voso và Postmart.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, ngày 31/8 tới đây, hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng sẽ được tổ chức nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch qua các kênh phân phối truyền thống và sàn thương mại điện tử.
Hội nghị do UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức sẽ là cơ hội để thương hiệu bưởi Phúc Trạch nổi tiếng đến với đông đảo người tiêu dùng cả nước, tạo điều kiện cho việc mở rộng các kênh để tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống phân phối cũng như các sàn thương mại điện tử.
Siêu thị '0 đồng' ở Hải Phòng lan toả yêu thương tới người nghèo trong mùa dịch Vào ngày Chủ nhật, những người có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Phòng khi mang theo phiếu mua hàng 0 đồng tới siêu thị mini Chân Thiện sẽ nhận suất quà 200 nghìn đồng. Từ 15/8, mỗi sáng Chủ nhật, siêu thị 0 đồng mang tên Chân Thiện lại được mở tại trụ sở của Tòa Giám mục Hải Phòng ở số...