Covid-19 ở Trung Quốc: phong tỏa thành phố 9 triệu dân, 70 quan chức bị kỷ luật
Hơn 70 quan chức Trung Quốc đã bị sa thải hoặc kỷ luật trong tháng qua trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng khắp đất nước này.
Ngoài ra, thành phố Thẩm Dương với 9 triệu dân đã bắt đầu phong tỏa.
Một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 21.3. Ảnh REUTERS
Theo South China Morning Post, ít nhất 74 quan chức Trung Quốc đã bị sa thải hoặc khiển trách vì không hoàn thành nhiệm vụ trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 hiện tại.
Trong đó, 14 quan chức cảnh sát ở tỉnh Quảng Đông đã bị sa thải. Những người này bao gồm phó cảnh sát trưởng của tỉnh, giám đốc cảnh sát của thành phố Thâm Quyến và Đông Hoản.
Video đang HOT
Dù các thông báo chính thức không nêu ra lý do những người này bị sa thải, một quan chức Quảng Đông cho biết họ bị phạt vì không phát hiện và kiểm soát nhanh chóng ổ dịch ở các điểm cách ly.
Tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc cũng đã sa thải quan chức y tế hàng đầu ở thành phố Trường Xuân, thủ phủ tỉnh, và thị trưởng thành phố Cát Lâm. 12 quan chức khác tại đây cũng bị sa thải vì không khống chế được dịch.
Làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron hiện tại đã gây ra hơn 20.000 ca mắc Covid-19 trên khắp Trung Quốc.
Giới chức y tế Trung Quốc thừa nhận rằng hầu hết ca nhiễm có ít hoặc không có triệu chứng, gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo hàng đầu vẫn cảnh báo các quan chức Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc nếu không hành động nhanh chóng.
Điều này khiến quan chức một số địa phương áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất khi số ca nhiễm bắt đầu gia tăng.
Theo AFP, thành phố Thẩm Dương có 9 triệu dân ở tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc vào tối 21.3 đã ra lệnh phong tỏa. Cơ quan y tế Trung Quốc ngày 22.3 cũng báo cáo 4.770 ca nhiễm mới ghi nhận trên khắp cả nước hôm 21.3. Phần lớn các ca nhiễm này được phát hiện ở tỉnh Cát Lâm.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các biện pháp như phong tỏa toàn thành phố và xét nghiệm trên diện rộng để kiểm soát các ổ dịch. Hôm 18.3, Trung Quốc cũng lần đầu tiên trong hơn một năm báo cáo 2 trường hợp tử vong vì Covid-19.
627.000 quan chức Trung Quốc bị trừng phạt trong năm 2021
Năm 2021 chứng kiến số lượng quan chức bị trừng phạt nhiều nhất kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền và phát động chiến dịch chống tham nhũng, chấn chỉnh quan chức ở nước này.
Hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình được trình chiếu tại Bảo tàng Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS
Theo số liệu báo Nikkei Asia dẫn từ Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương và Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc, phần lớn quan chức bị trừng phạt trong năm 2021 ở cấp thấp.
Cụ thể, có 414.000 người là quan chức làm việc tại các làng xã nông thôn hoặc quan chức đảng trong các công ty. Có 36 lãnh đạo cấp tỉnh và quan chức nội các bị kỷ luật, tăng nhẹ so với năm 2020.
Tuy nhiên, theo Nikkei Asia, số quan chức cấp cao bị trừng phạt trong năm ngoái đã giảm mạnh so với những năm đầu ông Tập phát động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Trong đó các quan chức cấp cao được ví như những con hổ, còn quan chức cấp thấp địa phương là những con ruồi tham nhũng.
Một số trường hợp bị kỷ luật trong năm 2021 vì chủ quan, lơ là công tác phòng dịch COVID-19 khiến dịch lây lan ra cộng đồng.
Chẳng hạn, 15 quan chức bị trừng phạt ở Nam Kinh sau khi dịch bệnh bùng phát tại một sân bay. Những người này bao gồm phó thị trưởng, một lãnh đạo quận và hai quan chức y tế cấp cao.
Tại Quảng Châu, 20 người, bao gồm cả phó thị trưởng, bị cảnh báo và chịu các hình phạt khác do không ngăn được virus lây lan.
Để xảy ra tai nạn gây thương vong nghiêm trọng và quản lý kinh tế yếu kém cũng dẫn đến các hình phạt dành cho quan chức.
Thập Yển, một địa phương ở tỉnh Hồ Bắc, cách chức 34 quan chức sau khi xảy ra vụ nổ khí gas khiến 26 người thiệt mạng và 138 người bị thương vào tháng 6. Các quan chức ở Nội Mông cũng bị trừng phạt sau khi ngân hàng Baoshang Bank phá sản ảnh hưởng nhiều người.
Chủ tịch tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc bị điều tra Ông Vương Tân, Chủ tịch công ty Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc, đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Chủ tịch Công ty China Life Vương Tân (Ảnh: Bloomberg). "Vương Tân đang bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng (CCDI) thông...