Covid-19 “nóng” từng ngày, Phó Thủ tướng “lệnh” chuẩn bị dự trữ hàng hóa
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu nhất, chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ để tránh tình trạng khan hiếm đẩy giá tăng.
Tối 10/5, Văn phòng Chính phủ phát thông tin truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2021.
Tránh khan hàng “thổi” giá
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động, phối hợp chặt chẽ nghiêm túc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá; tăng cường kiểm tra chuyên ngành, chuyên đề về giá, giám sát giá cả thị trường, kịp thời tham mưu cho các cấp có thẩm quyền điều hành giá phù hợp với nguyên tắc thị trường và điều hành kinh tế vĩ mô.
Các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu nhất là đối với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để tránh tình trạng khan hiếm đẩy giá tăng.
Nguồn hàng hóa sẽ được chuẩn bị dự trữ, tránh khan hàng tăng giá (ảnh: Trọng Trinh).
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng, cần làm tốt hơn nữa công tác dự báo, phân tích giá cả, cung cầu thị trường xây dựng các kịch bản điều hành giá theo tháng/quý/năm để có phương án điều hành giá phù hợp từng giai đoạn bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong đó, chú trọng việc đánh giá, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trường hợp xem xét điều chỉnh trong năm 2021 cần chủ động tính toán, đánh giá liều lượng và mức độ điều chỉnh cho phù hợp và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến chỉ đạo kịp thời.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
“Điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2021 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung” – Phó Thủ tướng nêu rõ.
Kiềm chế giá xăng, không để tăng đột biến
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới; tính toán, sử dụng quỹ Bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức tăng giá đột biến trong nước.
Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng phương án giá điện năm 2021 theo quy định trên cơ sở đánh giá kỹ các chi phí đầu vào, kế hoạch cung cấp điện, chi phí dự kiến và các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện để xây dựng phương án điều hành.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước; nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, cung cầu mặt hàng thịt lợn để triển khai các biện pháp cân đối cung cầu phù hợp. Chỉ đạo triển khai quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, không để dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng.
Đối với Bộ Giao thông vận tải, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; tổ chức đánh giá Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 3/5/2019 quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa; trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền…
'Ưu tiên xây dựng chính sách tài chính, thúc đẩy kinh tế vĩ mô phát triển bền vững'
Chiều 6/5, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ ưu tiên xây dựng cơ chế chính sách tài chính - ngân sách, đảm bảo thúc đẩy kinh tế vĩ mô phát triển bền vững.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bình Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có nhiều tiềm năng để phát triển. Ảnh: MT.
Chiều 6/5, tại xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc là một trong 5 ứng viên ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Bình Định.
Tại hội nghị, các ứng viên đã trình bày chương trình hành động của mình khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã thông tin đến hội nghị sơ lược về quá trình công tác của mình, từ doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo chính quyền thị xã, lãnh đạo chính quyền tỉnh, Tổng Kiểm toán Nhà nước, đại biểu Quốc hội khóa XIV và hiện nay là Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thông tin đến bà con cử tri tại xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và Nhơn Châu có mặt tại hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính là bộ đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực, như: thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc, dự trữ nhà nước, quản lý giá, công sản...và 12 đơn vị sự nghiệp, với số lượng cán bộ công chức, viên chức lên đến 6,6 vạn người.
"Tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Để tài chính lành mạnh, nền kinh tế phải phát triển. Nhiệm kỳ qua, ngành Tài chính đã đạt được những thành quả to lớn, đã hoàn thành 11/12 chỉ tiêu, chỉ duy nhất 1 chỉ tiêu là tỷ trọng của ngân sách trung ương chưa được đảm bảo, do giá dầu thô giảm mạnh thời gian qua. Nhiều chỉ tiêu về tài chính - ngân sách vượt kế hoạch, giữ được bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, giữ ổn định thị trường chứng khoán, bảo hiểm...", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính đó là sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, mở đường thu hút các nguồn lực cho phát triển. Nhiều dự án luật và đề án quan trọng sẽ được tập trung sửa đổi, bổ sung và nghiên cứu xây dựng trong thời gian tới, như: Đề án phân cấp ngân sách, đảm bảo tính chủ động của ngân sách địa phương và tính chủ đạo của ngân sách Trung ương; các chính sách thu để đảm bảo thu về ngân sách các khoản thu tiềm năng, thu trên nền tảng số. Trong đó, tập trung xây dựng quy định về áp dụng trí tuệ nhân tạo, thu các khoản thu tiềm năng, thu từ tài nguyên, khoáng sản...
Cùng với đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát và trình Chính phủ các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng, mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021 cho nhiều đối tượng doanh nghiệp. Đây là chính sách hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để quay vòng, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trong nhiệm kỳ này, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ về tài chính - NSNN; đảm bảo nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định; tập trung đầu tư cho đầu tư phát triển, đặc biệt là các dự án quan trọng, trọng điểm; tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ; ổn định thị trường chứng khoán, trở thành kênh dẫn vốn cho nền kinh tế...
Về phía cá nhân Bộ trưởng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nếu trở thành đại biểu Quốc hội khóa XV, ông tiếp tục phấn đấu, gương mẫu, tận tụy, trung thành với chế độ của Đảng, Nhà nước; mang tâm tư của người dân đến với Quốc hội, quan tâm đến đời sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội; chống tham nhũng, lãng phí, thúc đẩy công bằng xã hội...
Về phía tỉnh Bình Định, Bộ trưởng cho rằng, Bình Định có đầy đủ tiềm năng, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, trong đó tiềm năng lớn nhất là nguồn nhân lực, đất đai và truyền thống văn hóa cách mạng. Theo Bộ trưởng, "sức mạnh nằm ở văn hóa, tạo nên con người có ý chí, sáng tạo, tận tụy, cùng với khoa học phát triển sẽ tạo nên những đột phá".
Ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu bày tỏ cảm ơn sự tin tưởng, ủng hộ của cử tri đối với các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV. Ông Lê Kim Toàn cũng đã giải đáp một số ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị.
Điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm an ninh, an toàn hiệu quả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng cần phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và đảm bảo an ninh, an toàn hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tổng Bí thư...