Covid-19 nhạy cảm với nhiệt độ cao?
Một nghiên cứu mới khẳng định virus gây ra dịch Covid-19 lây lan nhanh nhất trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng. Nhưng nhiều chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên nghĩ rằng nó sẽ phản ứng với sự thay đổi theo mùa giống như bệnh cúm thường.
Nghiên cứu nói các nước có khí hậu ấm áp, ví như Singapore, có lợi thế hơn trong phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: EPA
Nghiên cứu do một nhóm nhà khoa học ở ĐH Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu thực hiện nhằm xác định sự lây lan của Covid-19 bị tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ và mùa như thế nào.
Nghiên cứu nói rằng nhiệt độ có thể thay đổi đáng kể sự lây lan của Covid-19, và mầm bệnh này “rất nhạy cảm với nhiệt độ cao”, nên có thể ngăn chặn nó lan rộng ở các nước có khí hậu ấm hơn. Vì thế, nghiên cứu cho rằng “những nước và khu vực có nền nhiệt độ thấp nên áp dụng biện pháp kiểm soát chặt hơn”.
Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu các ca nhiễm được xác nhận trên khắp thế giới từ ngày 20/1-4/2, trong đó có hơn 400 thành phố và khu vực của Trung Quốc. Những số liệu đó được đối chiếu với về thời tiết và nhiệt độ trên khắp Trung Quốc và thủ đô của mỗi nước bị ảnh hưởng.
Phân tích chỉ ra rằng số ca nhiễm tăng nhanh với mức nhiệt độ trung bình đạt đỉnh 8,72 độ C. Nghiên cứu cũng cho rằng khí hậu đóng một vai trò khiến Vũ Hán trở thành nơi đầu tiên Covid-19 bùng phát.
Nhiều chính phủ và giới chức y tế đang hy vọng Covid-19 sẽ bớt độc lực khi nhiệt độ ấm lên, giống như những loại virus gây cảm cúm khác.
Video đang HOT
Những chuyên gia khác như ông Hassan Zaraket, trợ lý giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại ĐH Hoa Kỳ ở Beirut, cho rằng nhiệt độ ấm hơn và ẩm hơn có thể khiến Covid-19 ít ổn định hơn, do đó khó lây lan hơn.
“Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu về virus này, nhưng dựa trên những gì chúng tôi biết về các loại virus corona khác thì chúng ta có thể hy vọng như vậy”, ông nói. Chuyên gia này cho rằng nếu đúng như vậy, các khu vực Covid-19 chưa bùng phát sẽ may mắn nhất vì thời tiết đang ấm lên.
Tuy nhiên, ông Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thúc giục mọi người không nên mặc định Covid-19 sẽ tự động suy giảm trong mùa hè. “Chúng ta phải mặc định rằng virus sẽ tiếp tục duy trì khả năng lây lan. Sẽ sai lầm khi hy vọng Covid-19 sẽ biến mất như cúm… Chúng ta không thể mặc định như vậy. Chưa có bằng chứng nào”, ông Ryan nói.
Hơn 15 triệu người ở miền bắc Ý bị đưa vào diện cách ly bắt buộc sau khi Thủ tướng Giuseppe Conte phê chuẩn kế hoạch hạn chế ra vào nghiêm ngặt trong một vùng rộng lớn bao gồm TP du lịch Venice và trung tâm tài chính Milan trong gần 1 tháng.
Nếu không có mục đích “nghiêm trọng”, như công việc đột xuất hay vấn đề gia đình, người dân sẽ không được phép vào hoặc rời khỏi các vùng cách li, báo Corriere della Sera đưa tin. Cách làm này tương tự biện pháp được áp dụng ở Hồ Bắc, Trung Quốc.
BÌNH GIANG
Theo Tiền phong
Nhà thám hiểm đầu tiên chui xuống 'cổng địa ngục'
Một nhà thám hiểm người Canada đã xuống hố lửa nóng tới 1.000 độ C và đi lại trên bề mặt đáy hố.
George Kourounis, 44 tuổi - một nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới - đã trở thành người đầu tiên đi vào hố lửa có biệt danh "Cánh cổng địa ngục".
Nhà thám hiểm đã trèo xuống hố lửa sâu hơn 30m, nóng tới 1.000 độ C và đi lại trên bề mặt đáy hố.
Kourounis trong bộ đồ bảo hộ.
Hố lửa kỳ lạ có tên chính thức là hố Darvaza, bùng cháy hơn 40 năm sau nay khi các kỹ sư địa chất Liên Xô vô tình tạo ra hố lửa khi thăm dò địa hình tại sa mạc Karakum của Turkmenistan.Đây là một phần của cuộc khảo sát đầu tiên tại hố lửa được gọi là "Cổng địa ngục" nằm ở một vùng hoang vắng ở Turkmenistan.
Nhà thám hiểm George Kourounis
Nhà thám hiểm George Kourounis sau khi nghe tin đồn chính quyền Turkmenistan lên kế hoạch dập tắt ngọn lửa đã quyết định đến sa mạc để thám hiểm địa điểm.
Trước đó, George đã thực hiện hàng loạt cuộc thám hiểm trên miệng núi lửa. Ông tiết lộ mục đích việc đi bộ trên hố núi lửa là để thu thập các mẫu đất để các nhà khoa học phân tích.
George Kourounis đu dây xuống đáy "Cổng địa ngục"
Mùa đông năm 2013, George Kourounis hoàn thành các cuộc thám hiểm núi lửa và tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn ở môi trường giàu metan với nhiệt độ cao.
Hình ảnh mới được công bố cho thấy George Kourounis chênh vênh trên miệng hố với một bộ đồ bảo hộ chống nóng, máy thở và treo mình bằng bộ dây từ sợi Kevlar. Ông đã xem xét hố lửa này trong vòng 15 phút, sau đó được đội thám hiểm kéo lên.
Miệng hố này đã bốc cháy suốt 40 năm qua.
"Vì chưa từng có ai làm điều này, nên có rất nhiều câu hỏi đặt ra. Đáy hố nóng như thế nào? Khí ở dưới đó có hít thở được không? Dây treo sẽ chịu được nhiệt chứ? Nếu có chuyện gì không ổn xảy ra thì sao? Chẳng ai trả lời được, kể cả tôi.
Khi đặt chân xuống đáy hố, tôi thấy thật choáng ngợp, như thể tôi mới đặt chân lên một hành tinh xa lạ. Thật hào hứng và cũng thật nguy hiểm, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên có người dám làm thế này để cống hiến cho khoa học," George Kourounis chia sẻ
Thu Hòa
Theo Báo Đất Việt
Đại học ở Trung Quốc trợ cấp sinh viên vùng dịch Hồ Bắc Sinh viên từ tỉnh Hồ Bắc được các trường đại học cấp tiền. Chương trình này góp phần xoa dịu tinh thần và giúp họ vượt qua khó khăn tài chính do Covid-19 gây ra. Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các trường đại học ở Trung Quốc phải hoãn học kỳ mới. Nhiều trường lập quỹ đặc biệt để hỗ trợ sinh...