Covid-19, ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ ra sao?
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trên thế giới. Vậy, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã và sẽ chịu tác động như thế nào từ dịch bệnh?
Cải tiến cơ bản cần phải có là một hệ thống đại lý bảo hiểm tốt hơn, bán đúng sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt hơn.
Covid-19 làm tăng nhu cầu về bảo hiểm
Theo ông Chung Bá Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TC Advisors, đối với mảng bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe ở các nước trên thế giới, dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu về bảo hiểm bởi người dân nhận thức rõ hơn về sức khỏe và chăm sóc y tế.
Ông Chung Bá Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TC Advisors
Video đang HOT
Theo thống kê, có gần 30 triệu người đã nhiễm Covid-19 và gần 1 triệu người đã chết. Hậu quả lâu dài của những người đã hồi phục vẫn chưa chắc chắn, từ tổn thương phổi và não rất nặng cho đến tác động nhỏ nhất. Những người nhiễm bệnh có thể phải chăm sóc đặc biệt dài hạn, tốn kém về chi phí. Tuy nhiên, các hợp đồng bảo hiểm đang chi trả rất nhiều quyền lợi để trang trải các chi phí này cho khách hàng.
Ông Chung Bá Phương cho biết, tổng phí bảo hiểm từ các thị trường như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Mỹ không giảm nhiều và các thị trường Châu Á vẫn đang tăng trưởng tính đến 6 tháng đầu năm 2020 so với năm 2019. Ngành bảo hiểm toàn cầu đã trở nên chuyên nghiệp với sự tư vấn, duy trì sản phẩm phù hợp cho khách hàng, quyền lợi bảo hiểm được chi trả nhanh chóng. Đây là lý do chính khiến ngành bảo hiểm toàn cầu không tăng trưởng chậm lại mà đi vào nề nếp cùng với số hóa và tăng cường sử dụng công nghệ đã giúp đáp ứng và giải quyết các vấn đề của khách hàng để giảm bớt tác động của việc lây lan Covid-19.
Thay đổi để thích ứng
Về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TC Advisors thẳng thắn nhận định, thực tế ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển chưa khỏe mạnh, cái nhìn của người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự cởi mở với ngành bảo hiểm nhân thọ. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp khách hàng mua hợp đồng mới nhưng không giữ những hợp đồng hiện có dẫn đến thiệt hại hoặc từ bỏ hợp đồng vì bán sai. Do đó, doanh số từ hợp đồng mới vẫn tăng nhưng tỷ lệ hủy bỏ tiếp tục tăng nhanh hơn. Covid-19 đã và đang làm lộ diện các vấn đề về chất lượng đại lý bảo hiểm nhưng lại giúp các công ty tốt khác biệt hóa trên thị trường.
Covid-19 sẽ giúp người dân quan tâm nhiều hơn về sức khỏe, gia đình… Điều này sẽ dẫn đến một ngành bảo hiểm mạnh hơn nhưng không phải tất cả công ty bảo hiểm sẽ tồn tại và thay đổi hoạt động so với như trước đây. Theo ông Chung Bá Phương, những công ty cung cấp các sản phẩm, tư vấn và dịch vụ có giá trị cho khách hàng cũng như thích ứng với công nghệ thông tin sẽ là “người chiến thắng”.
“Covid thì cần vacxin. Còn thị trường bảo hiểm thời Covid, hậu Covid sẽ không có cách sửa chữa nhanh chóng như vacxin nếu các công ty bảo hiểm tiếp tục chạy theo doanh số và chấp nhận sự hài lòng của khách hàng kém.” – ông Chung Bá Phương nhấn mạnh. Do đó, cải tiến cơ bản cần phải có là một hệ thống đại lý tốt hơn, bán đúng sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt hơn; các sản phẩm bảo hiểm phải là quan trọng đối với khách hàng, loại bỏ những sản phẩm không cung cấp giá trị cho khách hàng.
Nín thở chờ kết quả quý III
Giao thương quốc tế đang dần được kết nối trở lại khi Việt Nam không có thêm các ca mắc Covid-19 mới trong nhiều ngày qua.
Câu chuyện kinh doanh, đầu tư, đón cơ hội từ nay đến cuối năm đã lấn át nỗi lo về dịch bệnh, trở thành tâm điểm quan tâm của nhiều người.
Trên TTCK Việt Nam, bức tranh lợi nhuận quý III của các công ty niêm yết là thông tin các nhà đầu tư đều chờ đón. Có thể bức tranh ấy chưa có nhiều điểm sáng, nhưng cơ hội đầu tư vẫn không thiếu nếu nhìn sâu vào từng ngành.
Những chuyển động mà Đầu tư Chứng khoán ghi nhận được trên thị trường là nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn với mong muốn giải ngân dòng tiền lớn.
Đó là các cổ phiếu mà doanh nghiệp lớn được hưởng lợi và có khả năng phục hồi nhanh chóng sau dịch bệnh.
Nền kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường khiến nhiều người tin vào khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh đó, cơ hội còn ở những doanh nghiệp đã trải qua quãng dài gian khó, giá cổ phiếu bị rơi xuống rất thấp, nay có tín hiệu hồi phục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành nào cũng ẩn chứa những doanh nghiệp có khả năng hồi phục, nếu nhà đầu tư chịu khó kiếm tìm.
VN-Index chuyển động quanh 900 điểm mang đến những đánh giá khác biệt khi một bên cho rằng, đó là ngưỡng chạm đến rủi ro, phân phối đỉnh, đồng thời cũng là ngưỡng tâm lý gây e ngại không ít người, còn bên khác thì cho rằng, đó là lúc chọn ra cơ hội khi thị trường đang đón nhận dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ với những phiên thanh khoản tăng cao.
Từ nay cho đến thời điểm các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III, thị trường có thể trải qua nhiều phiên rung lắc, nhưng với nhà đầu tư dài hạn, tâm điểm không nằm ở chỉ số, mà đáng quan tâm hơn là sức sống của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh quý III và tương lai sau đó sẽ như thế nào.
Chọn chủ đề "Triển vọng quý III, lọc tìm cơ hội" làm Tiêu điểm cho số báo này, Đầu tư Chứng khoán mang đến cho bạn đọc bức tranh hiệu quả kinh doanh quý III theo chia sẻ của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp và góc nhìn của các chuyên gia trong ngành.
Cùng với đó là câu chuyện về cách tư duy, chọn lựa đầu tư của một số nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Bên cạnh chủ đề Tiêu điểm, số báo tiếp tục mang thông tin, phân tích, bình luận về những diễn biến đáng chú ý trên thị trường chứng khoán, như đòn cân não của bên mua và bên bán trong các cuộc thoái vốn lớn, hoạt động M&A có khả năng tạo sóng trên thị trường hay các quỹ ETF đang đặt những loại cổ phiếu nào vào tầm ngắm...
Đại dịch Covid-19 vơi đi, mở ra cơ hội kinh doanh và đầu tư cho những người hiểu được sự vận hành của thị trường và chuyển động của chu kỳ kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Giao dịch chứng khoán: Chiến lược tham gia mua/bán đuổi theo giá khá "nguy hiểm" Bên mua chuyển sang tâm lý thận trọng khiến dòng tiền trên thị trường chứng khoán tuần qua "hụt hơi", nhưng chỉ số chỉ điều chỉnh nhẹ. Kỳ vọng dòng vốn ngoại Trong thời gian gần đây, khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua khớp lệnh trên sàn, một phần không nhỏ đến từ các quỹ...