COVID-19: Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề
Hoạt động sản xuất ximăng, gốm sứ xây dựng, gạch ốp lát, kính xây dựng… đều bị sụt giảm mạnh do nhiều hợp đồng tháng Ba bị ngưng trệ bởi lệnh phong tỏa của các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Một dây chuyền sản xuất ximăng. (Ảnh. Hoàng Nguyên/TTXVN)
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và có thể vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê và báo cáo nhanh từ các Hiệp hội Ximăng, Gốm sứ xây dựng, Thủy tinh và kính xây dựng… và một số doanh nghiệp, cùng với việc suy giảm của thị trưởng bất động sản, lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số chủng loại vật liệu xây dựng chính như ximăng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng trong các tháng đầu năm 2020 bắt đầu có xu hướng giảm mạnh.
Các chuyên gia chỉ rõ do vật liệu xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực bất động sản và nhu cầu đầu tư xây dựng của người dân. Bởi vậy, khi thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung mới cũng như sức cầu của hầu hết các phân khúc nhà ở thì điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về vật liệu xây dựng như sắt thép, ximăng, gạch xây, gạch men, thiết bị nội thất… đều giảm mạnh.
Sản xuất ximăng trong quý 1/2020 đạt sản lượng 19,55 triệu tấn, giảm 11,4 % so với mức 22,06 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019. Cùng đó, sản lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 17,85 triệu tấn, giảm 20,9%.
Do tiêu thụ chậm, lượng tồn kho bình quân toàn ngành sản xuất ximăng đã tăng lên 4,8 triệu tấn, tăng 135,3% và gấp 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2019 là 2,04 triệu tấn. Lượng xi măng xuất khẩu cũng ở chỉ mức 6,6 triệu tấn, giảm 21,4%.
Cùng chung khó khăn là lĩnh vực gốm sứ xây dựng với sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt 120,5 triệu m2 – giảm 7,3% so với cùng kỳ và lượng tiêu thụ đạt 55 triệu m2 – giảm tới 52,2%. Đáng chú ý, lượng tồn kho gạch ốp lát tăng tới 98,1%, tương đương 158,5 triệu m2.
Các sản phẩm sứ vệ sinh có sản lượng sản xuất đạt 4,5 triệu sản phẩm, giảm 6,2% với lượng tiêu thụ 2 triệu sản phẩm – giảm 37,5%, đưa con số tồn kho lên 6,5 triệu sản phẩm – tăng 150% so với cùng kỳ.
Mặc dù các đơn hàng xuất khẩu gạch ốp lát, sứ vệ sinh trong tháng Một, Hai năm 2020 chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng sang tháng Ba thì hầu hết bị ngưng trệ do lệnh phong tỏa của các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN.
Đối với lĩnh vực kính xây dựng, sản lượng sản xuất trong quý 1 đạt 55,8 triệu m2 quy tiêu chuẩn (QTC) – giảm 4,2% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 14,8 triệu m2 QTC, giảm 61,5% và tồn kho 91,4 triệu m2 QTC – tăng tới 292%.
Hiện nay, ngoài Công ty Nipon Sheet Glass xuất khẩu 100% sản phẩm ra nước ngoài thì trong quý 1 chưa bị ảnh hưởng nhiều, còn lại các doanh nghiệp kính trong nước khác thì lượng xuất khẩu hầu như không đáng kể.
Là thương hiệu hàng đầu về sản xuất vật liệu xây dựng nhưng Tổng công ty Viglacera cũng khó tránh khỏi những khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Theo doanh nghiệp này, trong tháng Hai nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các Nhà máy sản xuất bị thiếu hụt.
Video đang HOT
Không những thế, việc xuất khẩu vốn đang theo quy trình rất “trôi chảy” cũng gặp khó khăn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn khâu tiêu thụ, phát triển thị trường đều bị ảnh hưởng nhiều.
Các chuyên gia đánh giá nhìn chung, sản lượng tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong các tháng đầu năm 2020 đều có xu hướng giảm; trong đó, lĩnh vực kính xây dựng và gạch ốp lát có sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh nhất, tương ứng 61,5% và 52,2% so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Một số các chủng loại vật liệu xây dựng khác như vật liệu xây, lợp, đá, cát, sỏi cũng có xu hướng giảm sản lượng tiêu thụ từ 10-20% so với cùng kỳ. Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã chủ động giảm sản lượng sản xuất để hạn chế lượng tồn kho sản phẩm.
Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện xuất khẩu theo các hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, do dịch bùng phát hầu hết ở các nước, việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia có dịch cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp.
Do đó, các doanh nghiệp không thể ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, hợp đồng cũ thực hiện chậm, chi phí giá thành tăng, thời gian lưu kho bãi kéo dài, nhân công bốc xếp, vận tải hàng hóa bị đình trệ…
Sản lượng xuất khẩu trong quý 1 của một số doanh nghiệp giảm từ 13-20% (tùy từng lĩnh vực); trong đó, xuất khẩu xi măng giảm 13%.
Do lượng tiêu thụ chậm, những tháng đầu năm 2020, một số doanh nghiệp đã buộc phải giảm giá bán sản phẩm từ 10-12% so với quý 4/2019.
Một số nguyên vật liệu và thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ trong tháng Hai và đầu tháng Ba. Tuy nhiên, việc cung cấp đã trở lại bình thường thời điểm cuối tháng 3.
Theo ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Secoin, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng này đã bị sụt giảm tới 50% đơn hàng.
Dự kiến những thị trường trọng yếu về xuất khẩu của Secoin như Mỹ, châu Âu, Australia… còn tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới khi mọi hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ở các nước này bị ngừng trệ vì dịch bệnh.
Ảnh hưởng ủa dịch bệnh đến với ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng có thể chậm hơn các ngành khác như khách sạn, nhà hàng, vận tải… nhưng chắc chắn việc phục hồi cũng sẽ chậm hơn.
Bộ Xây dựng cũng nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong quý 1 chỉ là bước đầu, diễn biến có thể phức tạp hơn trong quý 2 và có thể kéo dài.
Nếu tình hình dịch bệnh không sớm được khống chế, nguy cơ một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra, kéo theo hàng vạn lao động sẽ phải nghỉ việc, Bộ Xây dựng cảnh báo.
Để tháo gỡ khó khăn cho nhóm ngành sản xuất này, Bộ Xây dựng đã tập hợp ý kiến của nhiều doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội nghề nghiệp và đề nghị một số hình thức hỗ trợ. Theo đó, đề xuất đầu tiên là được giảm thuế VAT xuống còn 5%, giảm lãi suất vay ngân hàng; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoãn, lùi thời hạn nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội…
Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hải quan cũng rất cần thiết nhằm đảm bảo thông quan hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các địa phương cũng cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục có chương trình phù hợp nhằm kích cầu, tăng tiêu dùng nội địa. Bản thân các doanh nghiệp giai đoạn này cần chủ động tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới để mở rộng hoặc thay thế thị trường cũ./.
Thu Hằng
Dịch COVID-19: Xây dựng môi trường làm việc an toàn tại các doanh nghiệp
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp đảm bảo an toàn sản xuất tại các doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh đang diễn ra.
TP Hồ Chí Minh hiện có 415.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với 3,2 triệu công nhân, người lao động. Nhiều doanh nghiệp có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn nhân công. Đây là một trong những môi trường tiềm ẩn nguy hiểm khi dịch COVID-19 bùng phát.
Chỉ số rủi ro lây nhiễm SARS-CoV-2, thước đo căn bản trong phòng chống dịch
Đánh giá mức độ tiềm ẩn, nguy hiểm bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có đông người lao động, không đảm bảo thực hiện giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Theo đó, bộ chỉ số là thang điểm để xác định doanh nghiệp được hoạt động; không được hoạt động hay được hoạt động nhưng phải kiểm tra định kỳ để hạn chế hay có giải pháp giảm rủi ro mới được hoạt động.
Công ty TNHH NV Apparel (Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thực hiện kẻ vạch để người lao động giữ khoảng cách khi xếp hàng quẹt thẻ công nhân trước khi vào chuyền sản xuất. Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Ngay khi có hiệu lực, Thành phố đã lập các đội kiểm tra giám sát việc thực hiện bộ đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm tại các doanh nghiệp và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo phân cấp, những đơn vị hoạt động dưới 1.000 công nhân do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức theo dõi, nắm tình hình và báo cáo. Doanh nghiệp từ 1.000 đến 3.000 công nhân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức kiểm tra; doanh nghiệp trên 3.000 công nhân do Sở Y tế phối hợp Sở Công Thương, Liên đoàn Lao động Thành phố và các sở, ngành liên quan kiểm tra.
Theo Sở Y tế Thành phố, hiện gần 6.300 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có bản tự đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19, trong đó hơn 3.700 doanh nghiệp (chiếm 59,2%) tự đánh giá mức rất ít rủi ro lây nhiễm (dưới 10%); 2.483 doanh nghiệp (chiếm 39,5%) có chỉ số rủi ro thấp (từ 10% - 30%); 77 doanh nghiệp rủi ro trung bình (từ 30% - 50%); 5 doanh nghiệp rủi ro lây nhiễm cao (từ 50% - 80%).
Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát và thẩm định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và các đia phương cho thấy, một số doanh nghiệp có đông công nhân lao động không đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí để đảm bảo hoạt động. Cụ thể có, 758 doanh nghiệp có mức rất ít rủi ro lây nhiễm (chiếm tỉ lệ 44,9%); 895 doanh nghiệp có mức rủi ro lây nhiễm thấp (chiếm 53,1%); 33 doanh nghiệp có mức rủi ro lây nhiễm trung bình (chiếm 2%). Đối với 22 doanh nghiệp trên 3.000 lao động, có 10 doanh nghiệp có mức rủi ro lây nhiễm thấp (chiếm 45,5%); 11 doanh nghiệp có mức rủi ro lây nhiễm trung bình (chiếm 50%); 1 doanh nghiệp có mức rủi ro lây nhiễm rất cao là Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (chiếm 4,5%).
Từ thực tiễn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã có hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong quá trình lao động sản xuất. Đồng thời, tiếp tục rà soát và khuyến cáo các doanh nghiệp đảm bảo giữ khoảng cách tiếp xúc, làm việc giữa người lao động; hạn chế tập trung đông tại nơi sản xuất, khu vực nhà ăn; thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên.
Riêng tại Khu Công nghệ cao có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất với hơn 45.600 công nhân lao động đang hoạt động. Trong đó, phần nhiều doanh nghiệp sản xuất đáp ứng các tiêu chí theo quy định và tiếp tục hoạt động; các loại hình sản xuất khác còn lại đều tuân thủ yêu giãn cách xã hội chung của cả nước.
Ông Lê Thành Nhân, Trưởng phòng Doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động chỉ bố trí 1/3 quân số theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân Thành phố. Số doanh nghiệp còn lại, cũng cam kết đầy đủ và thực hiện tự đánh giá theo bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm COVID-19 của Thành phố.
Đặc biệt, tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố, kiểm tra 100 doanh nghiệp có trên 1.000 công nhân lao động cho thấy có số ít doanh nghiệp chưa đảm bảo yêu cầu của bộ tiêu chí. "Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp này thay đổi cách làm, điều chỉnh phương thức làm việc sẽ đáp ứng yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Thành phố và doanh nghiệp được phép hoạt động", đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Phát triển kinh tế phải đảm bảo không gây gây rủi ro cho người dân
Trong quá trình khảo sát kiểm tra tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong yêu cầu phải hạn chế tối đa tiếp xúc gần tại khu vực đông công nhân. Ông Phong cũng đề nghị doanh nghiệp ký cam kết phòng chống dịch, thực hiện các bảng chỉ số rủi ro lây nhiễm, tăng cường kiểm soát tình hình, ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác chống dịch. Ông Phong cho rằng: Bảo vệ sức khỏe của công nhân là bảo vệ sản xuất. Nếu để một công nhân nhiễm bệnh là cả khu vực sản xuất lập tức bị ảnh hưởng, ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất.
Theo Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố, hiện thành phố có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động với gần 280.000 công nhân lao động (trong đó phần lớn ở ngoài thành phố). Trong đó, nhiều doanh nghiệp có đông công nhân đã bố trí cách làm lệch giờ, chia nhiều ca, giãn ca để đảm bảo giãn cách xã hội. Điển hình như Công ty TNHH Samsung Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Unilerver Việt Nam, Công ty TNHH Longrich Việt Nam, Công ty TNHH Hansea Việt Nam... đã thực hiện giãn ca, bố trí lệch giờ ăn giữa ca, ăn theo từng phân xưởng, tạo vách ngăn riêng biệt giữa hai người ngồi ăn cùng lúc nhằm hạn chế tiếp xúc, đảm bảo an toàn, an tâm, tránh sự lây nhiễm chéo.
Tại quận Tân Phú, bà Phạm Ngọc Lan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận cho biết, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều thực hiện tốt bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm; một số doanh nghiệp cũng đã có phương án nếu xảy ra dịch bệnh lây lan làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, cộng đồng sẽ ngừng sản xuất. Khảo sát tại quận Bình Tân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp tích cực thực hiện nhiều giải pháp theo yêu cầu của bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp sản xuất còn tiềm ẩn những yếu tố không đảm bảo an toàn phòng chống dịch, cần có biện pháp khắc phục nhằm ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh.
Về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố đại diện người lao động bày tỏ ủng hộ bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm COVID-19 của thành phố nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chấp hành nghiêm, thực hiện có trách nhiệm đối với người lao động và cộng đồng. Các chỉ tiêu, mục đích của bộ tiêu chí còn hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, lành mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, nhất là người lao động trong thời điểm cách ly toàn xã hội.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng, cần phân loại doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là doanh nghiệp thâm dụng lao động để bộ chỉ số này phát huy hiệu quả tác dụng. Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn, doanh nghiệp điểu chỉnh hoạt động, phương pháp làm việc phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia phòng dịch, giãn cách xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu theo bộ tiêu chí thành phố. Ông Tuấn cũng khuyến nghị người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan, chính sách, pháp luật của nhà nước trong thời điểm này.
Cùng quan điểm, ông Tsao Chung Hung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận, chủ đầu tư Khu chế xuất Tân Thuận cho rằng, việc giãn khoảng cách đối với các doanh nghiệp có đông công nhân đôi lúc cũng có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Khu chế xuất Tân Thuận cũng đang áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp chống dịch, chủ động xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó khi có người nhiễm, các phương án dự phòng cho cả khu vực có 168 doanh nghiệp với 56.000 lao động Việt Nam và 585 lao động nước ngoài.
Chị Lê Thị Hoa, công nhân Công ty Cổ phần Việt Hưng cho biết, gần 2 tuần nay, công ty đã sắp xếp lại bàn máy may để giãn giữa hai công nhân với nhau. Vì thế, công ty phải cho công nhân làm một ngày, nghỉ một ngày để bảo đảm mật độ người lao động làm việc trong phân xưởng. Theo chị Hoa, một tháng làm 15 ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, nhưng đây có lẽ là điều tốt nhất cho người lao động, cho doanh nghiệp chung sức, đồng lòng thực hiện tốt giãn cách xã hội, đẩy lùi dịch bệnh.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng đặt yêu cầu đối với các doanh nghiệp là đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, "Nhà nước không ngăn cản doanh nghiệp sản xuất, nhưng phát triển kinh tế phải đảm bảo yêu cầu, không gây gây rủi ro cho an toàn người dân. Khi nào doanh nghiệp khắc phục được các tiêu chí về phòng chống dịch bệnh thì mới được sản xuất".
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, từ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đến nay đã có 75% doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất làm ảnh hưởng trực tiếp đến 1/3 số lao động đang làm việc - tương đương với 600.000 công nhân bị mất việc, ngừng việc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là trong thời điểm vàng - những ngày giãn cách xã hội, đôi khi phải chấp nhận một phần thiệt hại để sớm đẩy lùi dịch, bệnh.
Thanh Vũ - Tiến Lực
Nguyên phụ liệu nhập khẩu bị chậm do Covid 19, TNG báo lợi nhuận quý giảm 10% cùng kỳ Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến tháng 2 nguyên phụ liệu nhập khẩu bị chậm nên thời gian giao hàng dãn dẫn đến các chỉ tiêu TNG xây dựng trước đó cho quý 1 không đạt như kỳ vọng. Trong khi đó các khoản chi phí đầu vào, chi phí lương công ty vẫn duy trì thanh toán đúng theo quy định và...