COVID-19 lập kỷ lục “sốc” tại Mỹ, nhiều thành phố dựng nhà xác di động
Hơn 80.000 ca bệnh COVID-19 tại Trung Quốc trong 3 tháng từng khiến thế giới kinh hoàng, thì nay, mỗi ngày Mỹ ghi nhận lượng ca bệnh nhiều gấp đôi con số đó.
Thống kê trên Worldometer lúc 9h sáng nay (14/11), Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19, khi nước này ghi nhận hơn 11,06 triệu trường hợp, trong đó gần 250.000 ca tử vong. Số người khỏi bệnh tại Mỹ là hơn 6,79 triệu. Hiện, trên 4 triệu người Mỹ đang chung sống với COVID-19.
Nhà xác di động – những chiếc thùng container đông lạnh – được đặt cạnh nghĩa trang ở El Paso. Ảnh: NYTimes
Theo báo New York Times, tỉ lệ lây nhiễm là đáng báo động vì chỉ hơn một tuần trước, nước Mỹ còn xem mốc 100.000 ca nhiễm một ngày là quá cao, thì nay, con số này trong 24h gần nhất là 183.527 ca, tức gấp hơn hai lần tổng số ca bệnh được xác nhận trên toàn Trung Quốc, nơi dịch khởi phát.
Đại dịch đã tăng lên mức khủng hoảng ở hầu hết các bang, đặc biệt là vùng Trung Tây, khi các bệnh viện đều cảnh báo về tình trạng tăng số bệnh nhân nhập viện. Các bang Texas, Illinois, Michigan, Ohio… đều báo cáo số ca nhiễm khoảng trên dưới 10.000 ca.
Hàng chục bang trải dài từ bờ Đông tới bờ Tây ghi nhận số ca cao hơn giai đoạn trước. Số bang ghi nhận ít hơn 1.000 ca nhiễm mỗi ngày hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Sự bùng phát tại Pennsylvania, Indiana và Minnesota cũng được dự báo sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Video đang HOT
Tỉ lệ nhập viện vì COVID-19 cũng lập kỷ lục liên tiếp, từ khoảng 62.000 người hôm 10/11 lên con số 67.000 người một ngày hôm 12/11, gây ra áp lực khổng lồ cho hệ thống chăm sóc y tế. Tỉ lệ chết cũng tăng lên với trung bình hơn 1.000 người chết mỗi ngày do COVID-19 ở Mỹ.
El Paso, một thành phố biên giới của bang Texas, nơi có dân số khoảng 680.000 người, hiện có nhiều người nhập viện vì COVID-19 hơn hầu hết các nơi khác. Thành phố mới đây thậm chí phải tăng gâp đôi nguồn cung cấp nhà xác di động, vì số người thiệt mạng gia tăng đáng kể.
Tình hình tương tự đang xảy ra ở nhiều thành phố khác. Tại bang Illinois, nơi có hơn 75.000 trường hợp nhiễm mới trong tuần qua, thống đốc bang J.B. Pritzker cho biết ông có thể sẽ sớm yêu cầu người dân ở nhà để phòng dịch. “Chúng ta đang không có đủ thời gian và các sự lựa chọn”, ông Pritzker nói.
Dẫu vậy, các chuyên gia đều cho rằng, việc phong tỏa toàn nước Mỹ là không khả thi. Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ, thừa nhận “người Mỹ không có hứng thú với biện pháp phong tỏa”, song kêu gọi dân chúng tăng cường biện pháp phòng dịch.
Phát biểu từ Nhà Trắng hôm 13/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định dù chính quyền của ông hay chính quyền nào đó nắm quyền tại Mỹ, việc phong tỏa toàn quốc là điều không được tính tới vì thiệt hại kinh tế có thể lên đến 50 tỷ USD mỗi ngày.
Ông Trump tiết lộ, vaccine ngừa COVID-19 đang được gấp rút chuẩn bị tại Mỹ và có thể được phân bổ rộng khắp vào tháng 4/2021, ngoại trừ một số nơi như New York do yếu tố chính trị.
Tỷ lệ ly hôn ở Mỹ ở mức thấp nhất trong 50 năm
Dữ liệu được công bố mới đây từ Cơ quan Thống kê Dân số Mỹ tiết lộ tỷ lệ ly hôn của người Mỹ trong năm 2019 đã ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 50 năm qua.
Tỷ lệ kết hôn, ly hôn ở Mỹ ở mức thấp nhất trong 50 năm. Ảnh: Sputnik
Hãng tin Sputnik (Nga) đưa tin theo dữ liệu mới, tỷ lệ ly hôn tại Mỹ đã giảm nhanh chóng trong những năm gần đây, trước khi chạm mức thấp nhất trong nửa thế kỷ vào năm 2019.
"Cứ 1000 cuộc hôn nhân trong năm 2019, chỉ có 14,9 cặp đôi ly hôn, theo dữ liệu Khảo sát Cộng động Mỹ từ Cơ quan Thống kê Dân số", bà Wendy Wang thuộc Viện Nghiên cứu Gia đình (IFS), cho biết.
Khoảng thời gian chung sống trung bình của các cặp đôi ở Mỹ đã tăng gần một năm trong thế kỷ qua, từ 19 năm vào năm 2010 tăng 19,8 năm vào năm 2019. Tỷ lệ ly hôn thấp hơn cũng phản ánh xu hướng này.
Báo cáo của IFS cũng dự đoán tỷ lệ ly hôn có thể sẽ tiếp tục sụt giảm vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 hoành hành. Khi virus SARS-CoV-2 tấn công nước Mỹ vào tháng 3, những dấu hiệu ban đầu cho thấy căng thẳng do lệnh phong tỏa có thể khiến nhiều cặp đôi ly hôn. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này đã giúp mối quan hệ của một số cặp đôi trở nên khăng khít hơn.
"Theo dữ liệu Khảo sát Gia đình Mỹ, phần lớn những người Mỹ đã kết hôn (chiếm 58%) nói rằng đại dịch đã khiến họ trân trọng người bạn đời của mình hơn và một nửa đồng ý niềm tin của họ đối với hôn nhân đã sâu sắc hơn. Hơn nữa, dữ liệu ban đầu từ một số bang cho thấy hồ sơ ly hôn thực sự đã giảm. Có khả năng ly hôn có thể tăng lên một chút sau đại dịch COVID-19 vì những đòi hỏi dồn nén, nhưng tổng thể, xu hướng ly hôn đang suy giảm", bà Wang cho biết.
Tỷ lệ ly hôn của Mỳ giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm vào năm 2019. Ảnh: IFS
Đây hẳn là một tin vui đối với những người Mỹ đã kết hôn, vì nó trấn an họ rằng cuộc hôn nhân của họ "có thể sẽ ổn định hơn và con cái của họ sẽ có nhiều khả năng được lớn lên bên cạnh cả bố và mẹ. Điều này mang lại cho họ cơ hội thành công tốt nhất sau này khi trưởng thành", bà Wang nhấn mạnh.
Tuy nhiên, dữ liệu của Cục điều tra dân số cũng tiết lộ rằng tỷ lệ kết hôn của Mỹ đã ở mức thấp nhất mọi thời đại vào năm 2019. Theo đó, chỉ 33 trong số 1.000 người trưởng thành chưa lập gia đình. Trong khi đó, có 35/1.000 người trưởng thành không kết hôn vào năm 2010, và 86/1.000 trưởng thành không kết hôn vào năm 1970.
Tỷ lệ kết hôn ở Mỹ đạt mức thấp nhất mọi thời đại. Ảnh: IFS
Đây là một ví dụ về xu hướng "chia rẽ hôn nhân" đang tiếp tục gia tăng. Báo cáo của IFS lưu ý rằng những người Mỹ có trình độ đại học và giàu có hơn có nhiều khả năng kết hôn, trong khi những người nghèo và tầng lớp lao động sẽ lựa chọn cuộc sống độc thân hơn và đối mặt với nhiều bất ổn gia đình hơn.
"Đối với những người Mỹ trong nhóm thu nhập cao thứ 3, 64% đang trong một cuộc hôn nhân trọn vẹn, nghĩa là họ chỉ kết hôn một lần và vẫn đang hạnh phúc trong cuộc hôn nhân đầu tiên. Ngược lại, chỉ có 24% người Mỹ thuộc nhóm thu nhập thấp có một cuộc hôn nhân trọn vẹn", theo phân tích về dữ liệu Điều tra dân số năm 2018".
Xu hướng hiện tại cho thấy các cuộc hôn nhân mới đang ngày càng giảm đi. Ngoài tỷ lệ người trưởng thành chưa từng kết hôn cao kỷ lục, người Mỹ đang trì hoãn kế hoạch kết hôn do hậu quả của đại dịch COVID-1. Dữ liệu tiểu bang ban đầu cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc nộp giấy chứng nhận kết hôn trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
"Không đủ khả năng tổ chức đám cưới" và "không có công việc ổn định" được xếp hạng cao trong danh sách những lý do khiến những người độc thân không kết hôn. "Đây là điều phù hợp với dự đoán rằng ít người độc thân sẽ kết hôn trong bối cảnh đại dịch khi khủng hoảng tài chính gia tăng", bà Wang kết luận.
Hàng loạt quan chức cấp cao Campuchia xét nghiệm virus SARS-CoV-2 Ngày 4/11, Chính phủ Campuchia quyết định thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đối với tất cả những lãnh đạo và quan chức cấp cao nước này đã tiếp xúc với đoàn đại biểu cấp cao Hungary do Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Péter Szijjártó dẫn đầu vừa có chuyến thăm Campuchia một ngày trước đó. Theo thông...