COVID-19 làm người Việt… đẻ nhiều hơn
‘Tỉ lệ sinh năm 2020, 2021 tăng ở nhiều vùng và nhích hơn so với mức sinh thay thế. Lý do chính theo tìm hiểu của chúng tôi là do yêu cầu cách ly vì dịch COVID-19′ – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình Nguyễn Doãn Tú nói.
Theo ông Tú, tỉ lệ sinh có xu hướng tăng ở nhiều tỉnh thành trong hai năm qua, cả ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế và tỉnh thành có mức sinh trên mức sinh thay thế, đẩy mức sinh chung của cả nước lên trên mức sinh thay thế.
Tại TP.HCM, địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước, năm 2017 tổng tỉ suất sinh là 1,35, đến năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ, trong khi TP đang có kế hoạch khuyến sinh để đến năm 2030 đạt 1,6 con/phụ nữ.
Số liệu thống kê năm 2020 của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cũng cho thấy mức sinh tăng trở lại, vượt mức sinh thay thế ở nhiều vùng. Trong đó, khu vực nông thôn từ 2,11 con/bà mẹ (năm 2010) nay tăng lên 2,29 con (năm 2020); Đồng bằng sông Hồng từ 2,04 con/bà mẹ (2010) lên 2,34 con (2020)…
Theo ông Tú, tình trạng kể trên có một phần do tác động của dịch COVID-19, gia đình có thời gian gần nhau hơn. Việc tăng mức sinh lên trên mức sinh thay thế, theo ông Tú, cũng là “ngắn hạn”, trong khi nhiều nước do tỉ lệ sinh giảm thấp, khuyến sinh không đạt kết quả thì tăng sinh ngắn hạn là không đáng lo ngại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế để đảm bảo mỗi gia đình có hai con.
Dịp này, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết theo khảo sát từ các bệnh viện, mỗi năm ghi nhận 200.000 – 250.000 ca nạo phá thai.
Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nhiều so với thực tế. Tổng cục cho rằng khi tuổi kết hôn lần đầu ngày càng tăng và tuổi có quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm như vừa qua, nguy cơ nạo phá thai sẽ gia tăng. Qua điều tra cho thấy mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số nạo phá thai (53,6%).
Thủ tướng: Từng bước 'bình thường hóa' với dịch bệnh COVID-19
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, cũng không hoang mang, bám sát tình hình để có giải pháp phù hợp, từng bước bình thường hóa với dịch COVID-19.
Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thời gian tới, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng với dự báo diễn biến dịch bệnh sẽ tiếp tục phức tạp, khó lường, khó dự báo với biến chủng Omicron, khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn thời cơ và thuận lợi.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, bám sát tình hình để có giải pháp phù hợp trong phòng, chống dịch tốt, tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, từng bước "bình thường hóa" với dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng nêu rõ tập trung thực hiện "đa mục tiêu" là tiếp tục ngăn chặn lây lan, tập trung kiểm soát rủi ro, giảm số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững; chăm lo an sinh xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Kiên trì, kiên quyết thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, kiểm soát các trường hợp nguy cơ cao, chuyển nặng, tử vong; thực hiện nghiêm và linh hoạt, hiệu quả công thức "5K vaccine thuốc điều trị công nghệ đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác".
Thủ tướng nhấn mạnh do kiểm soát tốt dịch bệnh nên việc phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đạt kết quả tích cực trên tất cả các mặt và càng khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ này. (Ảnh: Nhật Bắc)
Thủ tướng nhấn mạnh cần thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine theo tinh thần "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", trong quý I phải hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm); hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi...
Bộ Y tế khẩn trương cấp phép các loại thuốc phòng chữa bệnh bảo đảm an toàn, phù hợp tình hình, quy định và thông lệ quốc tế; chủ trì, tăng cường hướng dẫn các biện pháp điều trị tại nhà, tại cơ sở bảo đảm hiệu quả, không để quá tải hệ thống y tế, nhất là tầng 3, tập trung quản lý người có nguy cơ cao và người lao động.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các công nghệ phục vụ phòng, chống dịch dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu về dân cư. Tăng cường hơn nữa ý thức của người dân để tự bảo vệ mình và gia đình, cộng đồng, đất nước, tiếp tục lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực trong phòng, chống dịch.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm quy định cụ thể về thời gian cách ly F0, F1; nghiên cứu công bố các chỉ số, số liệu liên quan phòng, chống dịch một cách cần thiết, hiệu quả, khoa học, phù hợp tình hình và thông lệ quốc tế; hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị thống nhất, hiệu quả...
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất quy định về xuất nhập cảnh phù hợp điều kiện mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn mở cửa trường học bảo đảm thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt trên toàn quốc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn về mở cửa du lịch từ ngày 15/3.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phòng, chống dịch là không có tiền lệ nên không cầu toàn, không nóng vội, bám sát tình hình để tiếp tục rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp.
Cận cảnh 2 bệnh viện ngàn tỉ chậm tiến độ 7 năm và chưa biết khi nào mới đón bệnh nhân Trong buổi làm việc mới nhất của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, Thủ tướng yêu cầu chậm nhất sau 2 tháng nữa, các bộ, ngành và tỉnh Hà Nam phải có phương án xử lý. Cỏ mọc um tùm, nhiều hạng mục dở dang, nhếch nhác tại Bệnh viện Bạch Mai...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

NÓNG: Người dân TP HCM xôn xao bởi rung lắc

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

1 Anh trai gặp động đất ở Thái, kể phút kinh hoàng, chỉ kịp cầm thứ này chạy đi
Sao việt
1 phút trước
"Gã trai hư si tình của Cbiz" kiếm hơn 5.200 tỷ nhờ bán xúc xích
Sao châu á
16 phút trước
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem
Phim châu á
19 phút trước
Tới cả Suzy cũng bị Kim Soo Hyun lừa đau đớn, tan nát hình tượng chỉ vì 1 giây quái dị nhất cuộc đời
Hậu trường phim
31 phút trước
Nhóm nữ "lì đòn" nhất Kpop: Bị cả Hàn Quốc ghét bỏ vì hát live thảm hoạ, tìm được cơ may hồi phục danh tiếng
Nhạc quốc tế
33 phút trước
Cú lừa của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
43 phút trước
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
1 giờ trước
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
2 giờ trước
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
2 giờ trước