Covid-19 làm khổ phụ nữ mang thai
Mặc dù biện pháp tránh thai và phá thai được xếp vào loại thiết yếu, nhưng cách ly xã hội đã khiến phụ nữ rất khó tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản.
Một phụ nữ Ấn Độ đang tìm hiểu thông tin tại trung tâm sức khỏe sinh sản. Ảnh: Getty Images.
Tuần cuối tháng 5, cô sinh viên Kiran (tên đã được đổi) phát hiện mình có thai. Được một người quen làm ngành y khuyên dùng thuốc phá thai nhưng không hiệu quả, cách duy nhất với Kiran là đến bệnh viện xử lý. Giữa dịch, việc đó vô cùng khó.
Ấn Độ vẫn đang trong thời gian cách ly xã hội bằng nhiều biện pháp thuộc loại chặt chẽ nhất thế giới. Đi lại bằng máy bay, tàu hỏa và xe buýt đều tạm dừng khi chính quyền muốn “giữ” người dân trong nhà càng lâu càng tốt. Các bệnh viện vẫn mở cửa nhưng chỉ tiếp nhận trường hợp cấp cứu hoặc điều trị một số loại bệnh cấp thiết.
Mặc dù biện pháp tránh thai và phá thai được xếp vào loại thiết yếu, nhưng cách ly xã hội đã khiến phụ nữ rất khó tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản.
Video đang HOT
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy trong thời gian dịch Covid-19, chỉ có 1,85 triệu ca phá thai được thực hiện, con số rất nhỏ so với khoảng 15,6 triệu ca hàng năm. Điều đó có nghĩa là hạn chế do Covid-19 gây ra có thể đã buộc rất nhiều phụ nữ phải tìm đến các cơ sở thực hiện phá thai chui, mất an toàn.
Chủ nhật 12/7 được Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận là ngày có số người nhiễm Covid-19 tăng cao nhất từ trước đến nay, với con số 230.370 người nhiễm mới. Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi lần lượt là 4 nước có ca nhiễm mới nhiều nhất. Cùng kết thúc ngày 12/7, thế giới có hơn 13 triệu người nhiễm, hơn 565.000 trường hợp tử vong.
“Đến mua bộ thử thai cũng khó chứ chưa nói việc gì phức tạp hơn”, Jasmine Lovely George từ tổ chức tư vấn sức khỏe sinh sản và tình dục Hidden Pockets chia sẻ.
Theo Jasmine, “đàn ông Ấn nhờ mua đến cái tã trẻ em cũng là chuyện hiếm khi xảy ra”. Trong cách ly xã hội, đường phố Ấn Độ thường chỉ có đàn ông ra ngoài.
Cũng theo Jasmine, trong mấy tháng cách ly, trung tâm của cô nhận rất nhiều cuộc điện thoại đề nghị giúp đỡ vì các bệnh viện từ chối làm thủ thuật phá thai. Câu trả lời của bệnh viện thường là “hẹn quay lại sau”.
Bác sĩ Suchitra Wadhwa làm việc tại Hội Kế hoạch hóa gia đình Delhi chia sẻ, có rất nhiều trường hợp yêu cầu giúp đỡ nhưng Hội hay cá nhân bà không thể làm gì được, một là không có chức năng, hai là không phải chuyên môn chính ngoài việc tư vấn an toàn tình dục và biện pháp tránh thai, ba là bản thân bác sĩ cũng không muốn làm việc tước bỏ sinh linh.
Thực tế thì nhu cầu phá thai ở Ấn Độ vẫn rất cao, dù có cách ly xã hội. “Chúng tôi vẫn phải tìm bác sĩ cho họ, họ cần giúp đỡ”, bác sĩ Shilpa Shroff làm cho Phong trào Phá thai an toàn châu Á cho biết. Nhưng với người nghèo, phá thai là cả một gánh nặng kinh tế.
Gia đình Kiran ở Delhi không giàu có nhưng cũng chưa đến nỗi khó khăn. Tuy vậy, mức giá một số bác sĩ phụ khoa làm tư đưa ra quá “chát”, tới 70.000 rupee, tức khoảng 930 USD.
Cái thai đã 15 tuần, Kiran và bố mẹ nóng ruột không nghĩ ra giải pháp. Kiran ở nhà lung sục trên mạng và tìm ra Nhóm Hỗ trợ Y khoa là một tổ chức phi lợi nhuận. Thật may họ đã giúp cô sinh viên tìm được một bác sĩ phụ khoa.
Nhưng không phải phụ nữ nào ở Ấn Độ cũng may mắn như Kiran, nhất là với đa số đang ở nông thôn. Mặc dù có vị trí quan trọng trong nền công nghệ thông tin thế giới, Ấn Độ vẫn có tỷ lệ tiếp cận Internet khiếm tốn. Đó cũng là trở ngại khi so với nhiều quốc gia khác, như Anh trong giai đoạn cách ly do Covid-19, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn có thể được tư vấn qua nhiều hình thức trực tuyến để có biện pháp xử lý an toàn.
Mẹ làm "chuyện ấy" khi thai 4 tháng, con có... khó chịu?
Tôi nghe nói bào thai 4 tháng tuổi bộ não đã phát triển mạnh mẽ, trẻ biết cảm nhận xung quanh, tôi sợ rằng "chuyện ấy", vốn là một hoạt động mạnh mẽ, có thể bé cũng biết và khó chịu...
Ảnh minh họa
Bạn đọc giấu tên (29 tuổi, quận 8, TP HCM), hỏi: Vợ chồng tôi bằng tuổi. Tôi mang thai đến tháng thứ 4, thai khỏe mạnh. Tôi nghe nói đến tháng này thì bào thai khá ổn định, mẹ có thể vận động thoải mái hơn một chút so với mấy tháng đầu, bao gồm "chuyện ấy". Chúng tôi cũng đã cố "nhịn" mấy tháng đầu vì sợ con còn yếu, nhưng nhịn mãi thì cũng không ổn. Nhưng tôi cũng lo vì con tôi đã biết đạp và tôi nghe nói đến tuổi thai này em bé đã cảm nhận xung quanh rất tốt. Có khi nào cha mẹ làm "chuyện ấy", con biết và cảm thấy khó chịu hay không? Tôi nên làm sao để an toàn, mong được tư vấn?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, chuyên khoa sức khỏe sinh sản, Phòng khám Đa khoa - chuyên khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời:
Thai nhi sau 12 tuần lễ đầu đã hình thành tương đối đầy đủ các bộ phận và tiếp tục phát triển hoàn thiện dần. Ở tuần lễ thứ 16 (thai 4 tháng) thai nhi dài khoảng 12 cm, nặng khoảng 100 g, hệ thống thần kinh vận động và cảm giác đã hình thành (dù chưa hoàn thiện) nên thai có thể có cảm nhận với những kích thích vật lý như ánh sáng, âm thanh và rung động , thai bắt đầu có những cử động các chi và mẹ có thể cảm nhận được.
Tuy nhiên, không có chuyện việc quan hệ chăn gối của cha mẹ khiến em bé cảm nhận được và khó chịu, hay bị tác động lên cơ thể bởi những cử động của cha mẹ.
Trong tử cung, thai nhi được bảo vệ trong một bọc khá an toàn, bao quanh là lớp màng ối vững chắc, bên trong có một lượng nước ối đủ giúp cho thai tránh những xung động cơ học trực tiếp. Lớp màng ối còn giúp cho môi trường bên trong không bị nhiễm trùng.
Như vậy thì thai nhi vẫn an toàn nếu có những hoạt động chăn gối nhẹ nhàng của người mẹ. Khi quan hệ cần lưu ý các động tác phải nhẹ nhàng, lựa chọn tư thế sao cho vùng bụng và tử cung người mẹ không bị đè ép hoặc bị tác động cơ học nhiều quá.
Tình dục trong lúc mang thai nếu thực hiện phù hợp và an toàn có thể đem lại nhiều lợi ích cho tâm lý người mẹ, tình cảm vợ chồng. Vì vậy, nếu bạn không có những bất thường mà khi khám thai bác sĩ yêu cầu kiêng quan hệ, bạn có thể yên tâm.
CDC cảnh báo 4 nhóm có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm, cần chú ý vì có thể kèm biến chứng nặng Cần lưu ý việc ăn uống của 4 nhóm đối tượng sau vì có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm cùng với biến chứng nặng hơn. Ai trong chúng ta cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, nhưng các nhóm đối tượng sau đây cần chú ý kỹ việc ăn uống vì sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao...