Covid-19 khiến năm 2020 sẽ là năm đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
Theo trang mạng phân tích Valdaiclub, năm 2019 hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đối mặt nguy cơ rủi ro tăng cao và điều này khiến cho triển vọng năm 2020 càng thêm bất ổn, đặc biệt trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lan rộng trên toàn cầu.
Nhiều nền kinh tế lớn đang lao đao khi dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. (Nguồn: Reuters)
Kinh tế toàn cầu nhuốm màu u ám
Năm 2019, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt khoảng 2,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2008 khi mà các thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
Tăng trưởng đã giảm khoảng 6,3% trong quý IV/2019 so với cùng kỳ năm trước tại Nhật Bản. Tại Đức, sản lượng công nghiệp đã giảm mạnh 3,5% trong tháng 12/2019. Tình hình tại Pháp cũng không sáng sủa khi chứng kiến tăng trưởng âm trong quý IV/2019 và con số sản lượng công nghiệp rất tồi tệ khi giảm tới 2,6%.
Các nền kinh tế lớn khác cũng đang phải đối mặt với những khó khăn riêng. Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có vẻ như vẫn kiên cường chống đỡ. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực tế khoảng 2,1% trong quý IV/2019 chưa đủ để tạo nên một “cú hích”. Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã chứng kiến tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 6% vào quý IV/2019, mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.
Theo tờ Financial Times của Anh, với việc nợ đã ở mức cao kỷ lục, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 càng làm tăng nguy cơ khủng hoảng tín dụng trong bối cảnh lãi suất ở mức thấp.
Cú sốc mà dịch Covid-19 gây ra đối với các thị trường trên toàn thế giới diễn ra đúng lúc tình hình tài chính nguy hiểm do vòng xoáy nợ toàn cầu. Theo Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ toàn cầu trên GDP trong quý III/2019 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, trên 322%, tương đương gần 253.000 tỷ USD. Nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan, bất kỳ nguy cơ đổ vỡ nào trong hệ thống tài chính đều có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nợ mới.
Hậu quả khó lường từ Covid-19
Video đang HOT
Hậu quả của dịch bệnh này đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ rất lớn nhưng không thể đánh giá chính xác vào thời điểm này, đặc biệt khi xét tới “sức nặng” của nền kinh tế thứ 2 thế giới. Trong đại dịch SARS hồi năm 2003, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 8,5% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện nay đã tăng lên gần 20%.
Thứ nhất, đang có những hậu quả ngay lập tức khi nhiều nơi phải đóng cửa một loạt các ngành công nghiệp. Sản xuất bị lao dốc, sức tiêu thụ nguyên liệu thô cũng giảm sút. Nếu theo đúng dự đoán, GDP của Trung Quốc trong quý I/2020 sẽ bị giảm 2 điểm phần trăm và điều này đồng nghĩa GDP toàn cầu cũng bị giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm.
Tác động trực tiếp đối với các quốc gia như Pháp, Nga, hiện đang xuất khẩu và chiếm lượng lớn sản xuất hydrocacbon, là rất dễ nhận thấy. Đối với Pháp, tác động còn nghiêm trọng hơn với sự sụt giảm của ngành du lịch và tiêu dùng.
Thứ hai, hoạt động sản xuất bên ngoài “công xưởng Thế giới” cũng bị ảnh hưởng bởi giá trị gia tăng được sản xuất ở châu Âu đều có liên quan đến Trung Quốc. Khoảng 60-80% dược chất trong các sản phẩm của ngành dược được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Tương tự, trong ngành xe hơi, rất nhiều bộ phận như bình ắc quy cho các xe điện hay các linh kiện điện tử… cũng được sản xuất ở Trung Quốc. Vì vậy, ngoài những cú sốc trực tiếp thì còn cả những cú sốc gián tiếp. Các chuỗi giá trị cho thấy sự hiện diện của Trung Quốc trong sản xuất toàn cầu chứ không chỉ trong các sản phẩm được sản xuất tại nước này.
Cuối cùng, sẽ có cú sốc về “sự trì hoãn”. Đối với các nước đang bị ảnh hưởng (như Hàn Quốc, Italy và thậm chí cả Mỹ), tác động trực tiếp của dịch bệnh này cũng như các hiệu ứng hoảng loạn do nó gây ra sẽ tạo hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất. Các quốc gia bị ảnh hưởng bên ngoài Trung Quốc sẽ chứng kiến sản xuất bị sụt giảm trong quý II/2020.
Một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ rõ, dịch bệnh có thể khiến kinh tế thế giới bị sụt giảm 0,5 điểm phần trăm trong năm nay.
Ngoài ra, dịch bệnh này cũng có thể gây ra những hậu quả tài chính nghiêm trọng. Rất nhiều công ty sẽ đối mặt với vấn đề về dòng tiền do doanh thu sụt giảm. Điều này sẽ gây ra nguy cơ “nợ xấu” đối với các ngân hàng. Các công ty bảo hiểm cũng sẽ phải đền bù cho các khách hàng về rủi ro dịch bệnh.
Để hỗ trợ nền kinh tế, các ngân hàng trung ương buộc phải duy trì tỷ lệ lãi suất thấp. Mặc dù vậy, hiệu quả tăng cường sản xuất sẽ không cao. Otmar Issing, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho biết, lãi suất của ngân hàng trung ương thấp kéo dài cũng có những hậu quả rộng lớn vì chúng dẫn đến việc phân bổ vốn không chính xác.
Điều này giúp các ngân hàng và công ty “xác sống” ( Zombie) – những công ty mà lợi nhuận không đủ để trả lãi – tiếp tục sống. Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về sự ổn định tài chính toàn cầu chi tiết điểm này bằng một mô phỏng cho thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng bằng một nửa cuộc khủng hoảng 2009 đã có thể làm cho các công ty đang có nợ đọng khoảng 19.000 tỷ USD không có đủ lợi nhuận để trả nợ.
Thanh Dung
(theo Financial Times, Valdaiclub)
GIC thu lãi 3.305 tỷ đồng sau 1 năm đầu tư cổ phiếu VCB, Mizuho thắng đậm
Giá cổ phiếu Vietcombank (mã VCB) tăng tới 63% sau một năm khiến Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) thắng lớn, thu về 3.305 tỷ đồng tiền lãi. Trong khi đó, sau 9 năm đầu tư, Mizuho cũng đã kịp nhân ít nhất 4 lần giá trị khoản vốn đầu tư của mình.
Vietcombank mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư ngoại
Trong những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2020, thị giá cổ phiếu của Vietcombank đang ở mức 91.000 đồng/CP. Còn nhớ, vào đầu năm 2019, Vietcombank thông báo chào bán thành công 3% vốn cho GIC và cổ đông hiện hữu là hữu Mizuho Bank Ltd với giá 55.800 đồng/cp. Trong đó, GIC mua vào 94.442.442 cổ phần mới, chính thức trở thành cổ đông và sở hữu 2,55% vốn Vietcombank.
Trước đó, tháng 8/2016, GIC và Vietcombank đã ký bản thỏa thuận ghi nhớ trong đó GIC sẽ mua 7,73% cổ phần Vietcombank (khoảng 305,8 triệu cổ phần). Lý do chính khiến GIC quyết định chỉ xuống tay mua 2,55% cổ phần đầu năm 2019 là vì giá cổ phiếu Vietcombank khi đó được coi là quá cao. Thế nhưng, sau một năm nắm giữ, chắc chắn cổ đông GIC hẳn rất hối hận vì không mua vào lượng cổ phiếu lớn hơn.
So với thời điểm GIC mua vào, giá cổ phiếu Vietcombank hiện nay đã tăng 63%. Với số lượng cổ phiếu nắm giữ, GIC đã thu về khoản lãi hơn 3.305 tỷ đồng. Chưa biết GIC tiếp tục nắm giữ hay có dự định chốt lời cho thương vụ đầu tư này. Do việc lượng cổ phiếu nắm giữ không lớn nên GIC không bị ràng buộc thời hạn nắm giữ.
Ngoài GIC, cổ đông hiện hữu Mizuho cũng có thương vụ đầu tư siêu lợi nhuận khi nắm giữ cổ phiếu VCB.
Năm 2011, Mizuho chi 11.800 tỷ đồng (khoảng 567,3 triệu USD) nắm giữ 15% cổ phần Vietcombank (347,6 triệu cổ phiếu phổ thông), trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất tại Vietcombank. Tại thời điểm đó, mức giá mà Mizuho bỏ ra cao là 34.000 đồng/cổ phần.
Đầu năm nay, Mizuho chi thêm gần 930 tỷ đồng mua thêm gần 16,7 triệu cổ phần để duy trì tỷ lệ sở hữu 15% tại Vietcombank.
Với tỷ lệ sở hữu 15%, Mizuho đang nắm khoảng 556,3 triệu cổ phiếu Vietcombank, tương đương với hơn 50.600 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với số vốn đầu tư ban đầu, chưa kể khoản cổ tức tiền mặt thu được trong 9 năm qua.
Như vậy, Vietcombank là ngân hàng mang lại khoản lợi nhuận lớn và nhanh nhất cho các nhà đầu tư ngoại. Năm 2019, Vietcombank đặt mục tiêu lãi 20.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, khả năng vượt mốc 1 tỷ USD lợi nhuận năm nay. VCB cũng là ngân hàng có nợ xấu và lãi suất cho vay thấp nhất thị trường.
Hiện Vietcombank đang xúc tiến thương vụ bán tiếp 6.5% vốn điều lệ để tăng vốn. Song với mức giá cổ phiếu VCB hiện nay, thương vụ sẽ khó hoàn thành sớm.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 tổ chức ngày hôm qua (2/1), Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành đề nghị Chính phủ và NHNN cho phép ngân hàng được giữ lại lợi nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 70% trong giai đoạn từ 2018 - 2020.
Thùy Liên
Theo Baodautu.vn
Vốn ngoại hứa hẹn sẽ đổ vào cổ phiếu các thị trường Cận biên và Mới nổi trong năm 2020 Dòng vốn đầu tư thế giới đang có dấu hiệu xê dịch từ kênh trái phiếu trở lại cổ phiếu. Các thị trường Mới nổi và Cận biên trong đó có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch này. Ảnh minh họa. Dù bán ròng trong tháng 12/2019, khối ngoại trong cả năm 2019 vẫn mua ròng gần 6.000 tỷ...