COVID-19 khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu trầm trọng hơn
COVID-19 nổ ra đúng thời điểm khủng hoảng lương thực và suy dinh dưỡng có chiều hướng gia tăng.
COVID-19 gây ra một số đứt gãy trong hệ thống sản xuất, phân phối lương thực. Ảnh: ModernDiplomacy
Theo dự báo mới nhất của Liên hợp quốc, suy giảm kinh tế do tác động của đại dịch khiến thế giới có thêm 132 triệu người rơi tình cảnh thiếu đói bên cạnh 690 triệu người đã thuộc diện này từ trước. Cùng lúc, sẽ có khoảng 135 triệu người phải chịu ảnh hưởng từ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Dịch bệnh có xu hướng thuyên giảm ở một số quốc gia, khi số ca mắc mới giảm. Nhưng COVID-19 lại lây lan mạnh tại nhiều khu vực khác. Đây vẫn là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, cần phải có giải pháp tầm thế giới.
Đại dịch tác động mạnh tới cuộc sống của con người, gây ảnh hưởng đứt gãy đối với ngành nông nghiệp. Nếu không hành động nhanh chóng, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, gây hậu quả dài hạn đối với hàng trăm triệu người lớn và trẻ em. Khủng hoảng xuất phát từ việc không có sẵn nguồn cung lương thực, thực phẩm, khi thu nhập bị giảm, tiền kiều hối giảm, còn giá cá các mặt hàng lương thực lại tăng.
Video đang HOT
Nông nghiệp vẫn là thành tố quan trọng, đáng tin cậy trong nền kinh tế và ổn định toàn cầu, là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thu nhập, việc làm cho các cộng đồng nông thôn ngay cả khi nhân loại phải đối diện với đại dịch. Tác động của COVID-19 đối với ngành nông nghiệp là rất rộng, gây ra tình cảnh thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, trong đó có điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần…
Khi người dân phải hứng chịu nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên, điều này đồng nghĩa với việc nhiều người không thể tiếp cận lương thực, thực phẩm đầy đủ theo nhu cầu – vốn là điều kiện cần thiết để có được lượng calo cho một cuộc sống bình thường. Thực tế này gây ra nhiều tác động trong dài hạn và sẽ là rào cản cho nỗ lực toàn cầu để tiến đến mục tiêu Chấm dứt đói nghèo (Zero Hunger) mà chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc đặt ra.
Trên thực tế, số lượng các nước đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực trầm trọng tăng nhanh. COVID-19 càng làm cho tình hình trầm trọng hơn, khiến nhiều gia đình phải đối mặt với tình cảnh khó khăn và tác động tiêu cực còn có thể kéo dài sang cả năm 2022.
Một khu chợ bày bán lương thực, thực phẩm điển hình ở châu Phi. Ảnh: Shutterstock
Chỉ số giá mặt hàng lương thực (ACPI) trong tháng 6 vừa qua đứng ở mức cao nhất kể từ năm 2013, với mức giá cao hơn 35% so với thời điểm tháng 1/2021, riêng mặt hàng ngũ cốc tăng 43%. Giá tăng một phần phản ánh nhu cầu tiêu dùng tăng, nhưng bên cạnh đó còn là những lo ngại về bất ổn thời tiết dẫn đến năng suất mùa vụ giảm, các điều kiện kinh tế vĩ mô kém lạc quan, cùng với đứt gãy chuỗi cung nông sản do đại dịch gây ra.
Nguy cơ mất an ninh lương thực hiển hiện rõ nhất tại các nước có giá bán lẻ cao hơn, nhưng thu nhập lại giảm vì dịch bệnh, khiến nhiều hộ gia đình phải cắt giảm số lượng và chất lượng sản phẩm, mặt hàng lương thực tiêu dùng.
Rất nhiều nước đang lâm vào tình cảnh lạm phát lương thực do mức giá tăng cao, dưới tác động của tình trạng gián đoạn chuỗi cung kéo dài, cùng với các nhân tố khác như biện pháp giãn cách xã hội để ngừa COVID-19, đồng nội tệ mất giá. Giá lương thực tăng ảnh hưởng lớn hơn đối với người dân tại các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, do chi cho lương thực chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu hộ gia đình.
Một cuộc khảo sát mới đây do Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành ở 48 quốc gia cho thấy số người không có lương thực hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng nhanh. Việc buộc phải giảm lượng calo đầu vào, thiếu dinh dưỡng đe dọa hủy hoại các thành tựu trong quá trình giảm nghèo, nâng cao chất lượng y tế, sức khỏe đạt được trong thời gian qua, tiềm ẩn tác động dài hạn đối với trẻ em.
Sản lượng nông nghiệp toàn cầu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho tất cả mọi người. Nhưng số người phải đối diện với nạn đói lại tăng lên. Đó là bởi hệ thống lương thực có vấn đề, từ sản xuất cho tới cung ứng. Đại dịch COVID-19 khiến tình hình càng thêm trầm trọng.
G20 kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó các cuộc khủng hoảng toàn cầu
Ngày 29/6, các bộ trưởng ngoại giao và phát triển của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) họp tại thành phố Matera, miền Nam Italy, đã kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với các cuộc khủng hoảng lớn toàn cầu như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực...
Quang cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại thành phố Matera, miền Nam Italy ngày 29/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên G20, Italy đã tổ chức hội nghị trực tiếp đầu tiên của nhóm nay sau gần 2 năm, tập trung vào thúc đẩy hợp tác và khôi phục kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19 cũng như thúc đẩy phát triển bền vững ở châu Phi. Phát biểu với những người đồng cấp G20, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio nhấn mạnh: "Đại dịch COVID-19 cho thấy rõ sự cần thiết phải có phản ứng quốc tế đối với các tình huống khẩn cấp, vượt qua ngoài các biên giới quốc gia".
Trong tuyên bố đưa ra sau hội nghị, các bộ trưởng G20 kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế xây dựng các chuỗi lương thực đồng đều và vững chắc để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tất cả mọi người, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 "không còn nạn đói" như đã đề ra trong các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Theo đó. G20 cam kết phối hợp với các nước đang phát triển thúc đẩy đầu tư cho an ninh lương thực, dinh dưỡng và các hệ thống lương thực bền vững, trong khuôn khổ các biện pháp ứng phó khẩn cấp với đại dịch COVID-19 cũng như các kế hoạch phục hồi quốc gia dài hạn hơn, đồng thời duy trì thương mại thực phẩm minh bạch và không phân biệt đối xử, theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Các bộ trưởng G20 nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các cách thức phối hợp ứng phó đối với các thách thức lớn toàn cầu, như phục hồi sau đại dịch, thương mại quốc tế, hành động khí hậu, cũng như chuyển đổi xanh và kỹ thuật số.
Tuyên bố cũng kêu gọi các hành động nhằm trao quyền cho phụ nữ và thanh niên thông qua giáo dục và tạo cơ hội khởi nghiệp, lưu ý những khó khăn do mất cơ hội làm việc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tuyên bố cảnh báo rằng thế giới đang đi "không đúng hướng" trong tiến trình hướng tới mục tiêu thanh toán nạn đói vào năm 2030. Tuyên bố cho rằng với xu hướng hiện nay, số người bị ảnh hưởng bởi nạn đói sẽ vượt quá 840 triệu người vào năm 2030, chưa tính đến khoảng 100 triệu người bị tác động từ đại dịch COVID-19 khiến nhiều người mất việc làm và thu nhập, dẫn đến hậu quả về an ninh lương thực.
Ông Luigi Di Maio nhấn mạnh: "Chúng ta phải đảo ngược càng sớm càng tốt xu hướng thiếu đói hiện nay, vốn gia tăng từ năm 2014... an ninh lương thực là yếu tố quan trọng đối với sự gắn kết xã hội và sự phát triển hòa bình của các vùng lãnh thổ và quốc gia".
Ít nhất 2,8 triệu người tại Somalia đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 17/6 cảnh báo ít nhất 2,8 triệu người được dự báo sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và đói ở mức độ cao tại Somalia. Hạn hán đang đẩy ít nhất 2,8 triệu người tại Somalia vào tình trạng khủng hoảng an...