COVID-19 khiến giới siêu giàu Việt ‘bay’ hàng ngàn tỉ đồng
Sự ám ảnh của phiên giao dịch ngày thứ Hai đen tối (24-2) đã khiến phiên giao dịch kế tiếp (25-2) cuốn bay mất mốc 900 điểm của thị trường chứng khoán.
Tình hình dịch bệnh lây lan trên khắp thế giới đã đặt áp lực lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty lớn trên sàn, những người giàu nhất Việt Nam đã chứng kiến dòng tiền bốc hơi hàng ngàn tỉ đồng vào ngày thứ Hai đen tối.
Ngày thứ Hai đen tối
Phiên giao dịch đầu tuần (ngày 24-2), thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo, rung lắc dữ dội. Bảng điểm đỏ rực, lệnh bán tháo ồ ạt, vốn hóa bốc hơi. Thị trường rớt một mạch 30 điểm khiến chỉ số VnIndex còn 903 điểm, thổi bay luôn 300.000 tỉ đồng vốn hóa trên thị trường là những điểm nhấn khó quên trong ngày giao dịch này.
Sự thiệt hại được phơi bày ngay sau khi thị trường đóng cửa. Cổ phiếu các ngân hàng giảm giá nhiều nhất. Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV bay mất 6,46% giá trị, tương đương 3.200 đồng. Với hơn 4 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, giá trị vốn hóa của ngân hàng này bay mất gần 13.000 tỉ đồng.
Tương tự, cổ phiếu Ngân hàng Techcombank cũng rớt điểm mạnh với gần 1.600 đồng. Với hơn 35 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, Techcombank có số phận không khác gì BIDV khi bốc hơi mất 5.700 tỉ đồng.
Chưa hết, người đứng đầu Techcombank là ông Hồ Hùng Anh, với vai trò chủ tịch HĐQT ngân hàng này, được xem là tỉ phú USD thế giới, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam, sở hữu 39,3 triệu cổ phiếu Teckcombank cũng nhìn thấy tài sản mình vơi đi hơn 60 tỉ đồng.
Người phụ nữ Việt Nam duy nhất có tên trong bảng xếp hạng người giàu thế giới, cũng là người giàu thứ hai tại Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet, cũng phải nhìn tài sản ra đi trong phiên giao dịch đầu tuần. Với việc sở hữu hơn 200 triệu cổ phiếu VietJet, mỗi cổ phiếu mất 2.000 đồng khiến bà Thảo bị “bốc hơi” hơn 400 tỉ đồng tài sản.
Nỗi sợ toàn cầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là nơi duy nhất giảm điểm mạnh. Từ Âu sang Á cùng chịu chung số phận đỏ sàn. Phiên lao dốc đầu tuần đã thổi bay gần 474 tỉ USD vốn hóa trên thị trường chứng khoán châu Âu. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu sụt hơn 3%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,9%. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,8%,…
Video đang HOT
Theo một chuyên gia, việc dịch COVID-19 lan rộng khỏi Trung Quốc đã gây hoảng sợ cho nền kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy bóng ma suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng lên nhiều ngành kinh doanh, mà chưa xác định được khi nào phục hồi.
Công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá diễn biến bệnh dịch tại Hàn Quốc mới đây sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể khiến lượng khách du lịch từ nước này vào Việt Nam giảm mạnh.
Thêm vào đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, vốn đã chịu tác động tiêu cực khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng không mấy tích cực do xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm tới 23,2% tổng giá trị xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ hai quốc gia này cũng chiếm tới 48,3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta.
Đáng chú ý, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể sẽ gián đoạn chuỗi cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. Trong đó, các sản phẩm điện tử của Samsung – chiếm gần tới 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ bị thiếu sản phẩm đầu vào.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Thu nhập của lãnh đạo Vietnam Airlines, Vietjet cao mức nào?
Theo quy định mới, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines sẽ có mức lương kế hoạch tối đa 140 triệu đồng/tháng. Lương thực nhận sẽ tăng thêm 2% với mỗi 1% lợi nhuận vượt kế hoạch.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 20 thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Vietnam Airlines nằm trong số 3 tập đoàn thực hiện thí điểm này.
Theo đó, với quy mô của Vietnam Airlines, mức lương cơ bản đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (HĐQT) sẽ là 70 triệu đồng/tháng, đối với Thành viên HĐQT, Trưởng ban kiểm soát là 60 triệu đồng/tháng và đối với kiểm soát viên là 50 triệu đồng/tháng.
Nới trần phần lương tăng thêm từ 20% lên 200%
Phương án thí điểm sẽ xác định mức lương cho lãnh đạo hãng bay theo mức lương cơ bản gắn với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (gọi tắt là tỷ suất lợi nhuận) kế hoạch so với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.
Điều này đồng nghĩa, nếu kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines thuận lợi hơn kế hoạch, mức tiền lương kế hoạch của lãnh đạo hãng sẽ tối đa bằng 2 lần mức lương cơ bản.
Với chức danh như Chủ tịch HĐQT của ông Phạm Ngọc Minh, lương kế hoạch tối đa được hưởng là 140 triệu đồng/tháng.
Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh. Ảnh: Vũ Tuấn/VNA.
Trong khi đó, các thành viên HĐQT của Vietnam Airlines sẽ có mức lương kế hoạch tối đa là 120 triệu đồng/tháng.
Trước khi thực hiện đề án thí điểm trên, lương kế hoạch bình quân của các thành viên HĐQT chuyên trách Vietnam Airlines trước thí điểm, là 126 triệu đồng/tháng trong 2 năm gần nhất 2018-2019.
Trong trường hợp hãng kinh doanh không đạt kế hoạch nhưng vẫn có lợi nhuận, lương kế hoạch của thành viên HĐQT hãng bay sẽ được tính bằng 2 lần lương cơ bản nhân với tương quan lợi nhuận so với năm liền kề gần nhất. Lấy ví dụ, lợi nhuận của Vietnam Airlines năm 2020 nếu đạt 90% so với 2019, lương dành cho Chủ tịch HĐQT sẽ vào khoảng 126 triệu đồng/tháng.
Với trường hợp hãng kinh doanh hòa vốn, mức lương dành cho các lãnh đạo tối đa sẽ bằng 50% mức lương cơ bản, giảm còn 35 triệu đồng/tháng với chức danh Chủ tịch HĐQT. Nếu hãng lỗ, mức tiền lương kế hoạch tối đa bằng 30% mức lương cơ bản, giảm còn 21 triệu đồng/tháng với chức danh chủ tịch HĐQT.
Dựa trên mức tiền lương kế hoạch, mức tiền lương thực hiện sẽ căn cứ vào lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận kế hoạch.
Trường hợp lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch, tiền lương của Chủ tịch và Thành viên HĐQT Vietnam Airlines tăng thêm theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận so với kế hoạch, tiền lương tăng thêm 2% nhưng tối đa bằng 2 tháng tiền lương kế hoạch.
Như vậy, tiền lương tối đa của Chủ tịch Vietnam Airlines có thể thực nhận là 420 triệu đồng/tháng nếu hãng hàng không vượt kế hoạch lợi nhuận 100% trở lên.
Trong khi đó, với quy định cũ trước đây, mức lương trần mỗi tháng của lãnh đạo Vietnam Airlines là 151 triệu đồng do phần tiền lương tăng thêm không quá 20% mức tiền lương bình quân kế hoạch là 126 triệu đồng/tháng.
Mức tiền thưởng với các thành viên HĐQT hãng hàng không quốc gia được trích theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ với các cổ đông và không quá 2 tháng lương, thù lao.
Với tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, mức tiền lương, thưởng sẽ do HĐQT đánh giá, quyết định. Trong đó, tiền lương, thưởng của tổng giám đốc không quá 7 lần so với lương, thưởng bình quân của người lao động.
Thu nhập sếp Vietnam Airlines trước đây so với Vietjet
Năm 2018, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành có tổng lương, thưởng là 2 tỷ đồng theo số liệu hạch toán trong báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán. Trung bình mỗi tháng, thu nhập của CEO Vietnam Airlines khoảng gần 170 triệu đồng. Con số này tương tự với mức cùng kỳ 2017.
Với các thành viên khác trong ban giám đốc, tổng tiền lương và thưởng năm 2018 là 8,1 tỷ đồng cho 8 người. Bình quân mỗi phó tổng giám đốc cùng kế toán trưởng của Vietnam Airlines nhận thu nhập khoảng 85 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, tổng mức chi tiền lương năm 2018 cho các thành viên HĐQT chuyên trách của Vietnam Airlines là 5,4 tỷ đồng. Trong tài liệu họp đại hội cổ đông, Vietnam Airlines cho biết số thành viên HĐQT chuyên trách thực tế nhận lương năm 2018 là 3 người, bình quân mỗi người nhận 151 triệu đồng/tháng.
Cùng năm 2018, Hãng hàng không Vietjet Air chi tổng lương, thưởng và thù lao cho 6 thành viên HĐQT bao gồm cả Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo là 16,6 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi thành viên HĐQT của Vietjet nhận thu nhập 230 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, tổng lương, thưởng cho 9 thành viên ban giám đốc của Vietjet trong năm 2018 là 13,6 tỷ đồng. Trung bình mỗi phó tổng giám đốc của Vietjet hưởng thu nhập 126 triệu đồng/tháng.
Do cả Vietnam Airlines và Vietjet chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán cũng như báo cáo thường niên năm 2019 nên con số tổng chi thu nhập cho ban lãnh đạo, ban điều hành hai hãng không năm vừa qua chưa được tiết lộ.
Theo Zing.vn
Cuối năm biến động, điểm lại khối tiền của tỷ phú USD Việt Nam Ông Nguyễn Đăng Quang lấy lại danh hiệu tỷ phú đô-la, trong khi ông Phạm Nhật Vượng giữ được khối tài sản nằm top 250 thế giới sau những thương vụ tỷ USD bất ngờ trong những tuần cuối cùng của năm 2019. Theo Forbes, tính đến 16/12/2019 ông Nguyễn Đăng Quang có khối tài sản quy ra từ cổ phiếu đạt tròn...