COVID-19 khiến gần 20 triệu học sinh tạm dừng đến trường; hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn
Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập.
Theo số liệu vừa được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ GD&ĐT, năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến ngành toàn giáo dục.
Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 9/1/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến và 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Tính đến ngày 9/1/2022, cả nước chỉ có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn.
Video đang HOT
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch COVID-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các hoạt động của ngành; tích cực tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học, bảo đảm yêu cầu “đầu ra” của chương trình giáo dục phổ thông. Cơ sở giáo dục đại học chủ động tổ chức cho sinh viên học tập trực tuyến để hoàn thiện khối lượng chương trình và bảo đảm chất lượng đào tạo.
Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng với đó, tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên. “Trọng tâm vẫn là bù đắp, củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học” – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Trước hết, toàn ngành sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch COVID-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Trong đó, sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành giáo dục.
Đối với giáo dục phổ thông, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, năm 2022, 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai tự chủ đại học cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.
Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý thực hiện trong năm 2022.
Đồng Nai: Triển khai phương án đưa học sinh, sinh viên đi học trở lại
Từ ngày 22/11 đến 1/12/2021, mỗi huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ chọn từ 1-4 cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh đi học trở lại và đảm bảo quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Giáo viên một trường tại H.Trảng Bom vệ sinh lại lớp học. Ảnh minh họa: baodongnai.com.vn
Sau ngày 1/12, các địa phương rà soát, đánh giá quá trình tổ chức cho học sinh đi học tại cơ sở giáo dục và tình hình thực tiễn dịch bệnh tại địa phương để có quyết định tiếp theo về việc cho sinh viên, học sinh các cấp trở lại trường học.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc triển khai các phương án cho học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại phải căn cứ vào cấp độ dịch quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Nghị quyết này.
Về nhiệm vụ và giải pháp tổ chức cho học sinh, học viên và sinh viên trở lại trường học, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu, các cơ sở giáo dục chủ động nhận bàn giao cơ sở vật chất từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các địa phương. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục lập kế hoạch, khẩn trương dọn vệ sinh, khử khuẩn phòng học, phòng chức năng và toàn bộ khuôn viên nhà trường ít nhất 1 tuần trước khi cho học sinh đi học trở lại...
Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục, giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường phù hợp thực tiễn dịch bệnh tại địa phương.
Cùng với đó, các trường học tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện vệ sinh, khử trùng trường lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón học sinh theo hướng dẫn của ngành Y tế...
Địa phương được xác định ở cấp độ dịch cấp 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh) và địa phương ở mức nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng sẽ tổ chức cho trẻ mẫu giáo đi học trước. Thời gian đầu, không tổ chức ăn sáng, bố trí thời gian đưa, đón trẻ lệch giờ. Sau mỗi tuần, Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND huyện, thành phố điều chỉnh phương án theo hướng mở dần đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ (có thể tổ chức cho trẻ ăn sáng theo nhu cầu đăng ký của phụ huynh).
Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thời gian đầu, ưu tiên cho học sinh lớp 1, 2 (Tiểu học), lớp 9, 12 (Trung học), học viên Giáo dục thường xuyên khối 12 đi học trước. Các lớp 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 sẽ đi học sau. Sau mỗi tuần, các cơ sở giáo dục đánh giá độ an toàn và điều kiện để tăng dần số lượng học sinh.
Các cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn tổ chức cho sinh viên đi học trở lại khi đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cơ sở giáo dục ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống được mở cửa sau khi đảm bảo công tác phòng, chống dịch, địa bàn lân cận được xác định an toàn, số học viên không quá 50% học viên/trên lớp.
Địa phương được xác định ở cấp độ dịch cấp 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam): Trẻ mầm non không đến trường, học sinh hệ phổ thông, giáo dục thường xuyên sẽ học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến và trên truyền hình. Các cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy học trực tuyến và trực tiếp kết hợp với dạy học trực tiếp khi đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Riêng các cơ sở giáo dục ngoại ngữ - tin học, giáo dục kĩ năng sống sẽ tạm ngừng hoạt động.
Đối với địa phương xác định ở mức nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ: Trẻ mầm non không đến trường, học sinh hệ phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ học trực tuyến, học qua truyền hình. Các cơ sở giáo dục giáo dục trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn tổ chức dạy học trực tuyến. Tạm ngừng hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống.
Đồng Nai: Thí điểm học sinh trở lại trường vào ngày 22.11 UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch cho học sinh, sinh viên trở lại trường học trực tiếp sau thời gian giãn cách xã hội. Cụ thể, Đồng Nai cho học sinh trở lại trường từ 22.11 đến 1.12. Mỗi huyện, thành phố chọn từ 1-4 trường tổ chức cho học sinh đi học lại, trong đó ưu tiên cho trẻ...