Covid-19 khác gì với những đại dịch từng xảy ra trên thế giới?

Theo dõi VGT trên

Mặc dù Covid-19 là dịch bệnh mà hầu hết chúng ta chưa từng trải qua trước đây, nhưng đại dịch vốn không phải là điều gì mới mẻ.

Đại dịch đã đóng một vai trò trong việc định hình lịch sử loài người qua các thời đại. Lịch sử cho thấy rằng mặc dù đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng những gì chúng ta đang trải qua hiện nay không phải là bất thường.

Đầu tiên, cần giải thích rõ ý nghĩa của từ “đại dịch”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đại dịch là “sự lây lan của một căn bệnh mới trên toàn thế giới”.

Covid-19 khác gì với những đại dịch từng xảy ra trên thế giới? - Hình 1

1981 đến nay: HIV

Với những cải thiện to lớn về điều trị, thông tin, năng lực chẩn đoán và giám sát ở các nước phương Tây, thật dễ quên đi rằng các chuyên gia vẫn xếp HIV là đại dịch.

Kể từ đầu những năm 1980, HIV đã cướp đi sinh mạng của hơn 32 triệu người. Tính đến hết năm 2018, khoảng 37,9 triệu người đang sống chung với HIV.

Mặc dù HIV cũng là do virus gây ra, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa hai đại dịch này; rõ ràng nhất là cơ chế lây truyền của chúng. Không giống như SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, HIV không thể lây qua ho và hắt hơi.

Tương tự, COVID-19 lây lan trong cộng đồng dễ dàng hơn nhiều. Trong vòng vài tuần, SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở mọi châu lục trên Trái đất trừ Nam Cực.

Một sự khác biệt quan trọng khác là hiện chưa có thuốc nào có thể điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19. Mặc dù chưa có vắc-xin HIV, song nhờ có thuốc kháng virus, những người được tiếp cận điều trị giờ đây có thể sống lâu và khỏe mạnh.

2009 – 2010: Cúm heo H1N1

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2010, đại dịch cúm heo đã ảnh hưởng đến khoảng 60,8 triệu người. Ngoài ra còn có khoảng 274.304 người phải nhập viện và 12.469 người chết.

Cả cúm heo và virus corona mới đều gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho và đau đầu.

Giống như SARS-CoV-2, virus (H1N1) cũng khác biệt đáng kể so với các chủng khác. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người không có miễn dịch tự nhiên.

Tuy nhiên, đáng chú ý là một số người lớn tuổi đã có miễn dịch, gợi ý rằng (H1N1) hoặc thứ gì đó tương tự có thể đã lây nhiễm cho một số lớn người từ vài thập kỷ trước. Vì khả năng miễn dịch này, 80% trường hợp tử vong xảy ra ở những người dưới 65 tuổi.

Điều này không đúng với SARS-CoV-2; tất cả các nhóm tuổi dường như đều có khả năng mắc bệnh như nhau, và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất. Có thể một số nhóm người nhất định có mức độ miễn dịch nào đó chống lại SARS-CoV-2, nhưng các nhà nghiên cứu chưa xác định được một nhóm như vậy.

Tỷ lệ tử vong chung của cúm heo là khoảng 0,02%. Theo ước tính gần đây, có thể thay đổi khi đại dịch tiến triển, con số này thấp hơn một chút so với Covid-19. Ngoài ra, cúm heo ít lây hơn Covid-19.

Chỉ số lây cơ bản (R0) của cúm lợn là 1,4 đến 1,6. Điều này có nghĩa là mỗi người bị cúm heo có thể lây virus cho trung bình từ 1,4 đến 1,6 người. Ngược lại, các nhà khoa học tin rằng R0 của Covid-19 nằm trong khoảng từ 2 đến 2,5, hoặc có thể cao hơn.

Những lần quay lại của dịch tả

Trong 2 thế kỷ qua, dịch tả đã 7 lần đạt tỷ lệ đại dịch. Các chuyên gia phân loại dịch tả năm 1961-1975 là đại dịch thứ bảy.

Dịch tả là một bệnh nhiễm khuẩn ở ruột non do một số chủng Vibrio cholerae. Bệnh có thể gây tử vong trong vài giờ. Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy, mặc dù chuột rút và nôn cũng có thể xảy ra.

Mặc dù điều trị bù nước ngay lập tức đạt thành công trong 80% trường hợp, tỷ lệ tử vong của bệnh tả có thể lên tới 50% nếu không điều trị. Con số này cao hơn nhiều lần so với ước tính cao nhất đối với Covid-19. Dịch tả xảy ra khi ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.

Đại dịch thứ bảy do một chủng V. cholerae có tên El Tor, được các nhà khoa học xác định lần đầu tiên vào năm 1905. Dịch dường như bắt đầu trên đảo Sulawesi ở Indonesia. Từ đó, nó lan sang Bangladesh, Ấn Độ và Liên Xô, bao gồm cả Ukraine và Azerbaijan.

Đến năm 1973, dịch cũng đã lan đến Nhật, Ý và Nam Thái Bình Dương. Vào những năm 1990, mặc dù đại dịch đã chính thức chấm dứt, chủng này đã đến Châu Mỹ Latinh, một khu vực chưa từng có dịch tả trong suốt 100 năm. Tại đây, đã có ít nhất 400.000 trường hợp bệnh và 4.000 trường hợp tử vong.

Video đang HOT

Cũng như Covid-19, rửa tay là thiết yếu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa dịch tả, tiếp cận với nước an toàn và vệ sinh thực phẩm tốt cũng quan trọng không kém.

1918: Cúm Tây Ban Nha

Mùa xuân năm 1918, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra một loại virus H1N1 trong binh lính Mỹ.

Từ tháng 1 năm 1918 đến tháng 12 năm 1920, loại virus này – có vẻ đã lây từ chim sang người – đã khiến khoảng 500 triệu người nhiễm bệnh, tương đương với 1/3 dân số Trái đất. Chỉ riêng ở Mỹ, virus đã giết chết khoảng 675.000 người, và khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới.

Chủng cúm này, giống như Covid-19, lây truyền qua các giọt bắn từ đường hô hấp.

Như với Covid-19, người cao tuổi có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với Covid-19, cúm Tây Ban Nha cũng ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn ở độ tuổi 20-40.

Trên thực tế, một thanh niên 25 tuổi dễ bị chết vì cúm Tây Ban Nha hơn một người già 74 tuổi. Điều này là bất thường đối với bệnh cúm.

Tuy nhiên, Covid-19 nói chung ảnh hưởng đến trẻ em tương đối nhẹ và người lớn ở độ tuổi 20-40 ít bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với người cao tuổi.

Giống như cúm heo, có thể người cao tuổi tại thời điểm đó đã có miễn dịch từ trước nhờ một mầm bệnh tương tự. Có lẽ đại dịch cúm 1889-1890, còn gọi là cúm Nga, đã mang lại sự bảo vệ nhất định cho những người sống sót sau đó.

Ngoài ra, một số nhà khoa học tin rằng phản ứng miễn dịch mạnh của những người trẻ hơn có thể đã dẫn đến các triệu chứng phổi nghiêm trọng hơn do “xuất tiết quá mức ở phổi”. Nói cách khác, phản ứng miễn dịch mạnh ở người trẻ có thể tạo ra quá nhiều chất dịch trong phổi, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.

Vào thời điểm đó, không có vắc-xin để ngăn ngừa bệnh và không có thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm khuẩn bội nhiễm. Độc lực của chủng cúm đặc biệt này và việc thiếu thuốc đã khiến nó trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây.

Đại dịch diễn ra theo hai làn sóng, với làn sóng thứ hai nguy hiểm hơn làn sóng thứ nhất. Tuy nhiên, virus đã biến mất khá đột ngột.

Cúm Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong khoảng 2,5%. Ở giai đoạn này, thật khó để so sánh với COVID-19 vì ước tính khác nhau.

Một thời đại khác

Tỷ lệ tử vong cao của bệnh cúm Tây Ban Nha một phần là do độc lực của virus.

Sự khác biệt về xã hội cũng đóng một vai trò. Vào năm 1918, người dân có xu hướng sống ở những khu vực gần nhau và có lẽ không coi trọng vấn đề vệ sinh. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tốc độ lây lan nhanh chóng của virus và mức độ nguy hiểm của nó.

Ngoài ra, thế giới lúc đó đang có chiến tranh, nghĩa là một số lượng lớn binh lính phải di chuyển đến các địa điểm xa xôi và tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh dịch. Trong thời bình, người bị bệnh nặng sẽ ở nhà, trong khi một người chỉ hơi ốm có thể tiếp tục như bình thường.

Trong Thế chiến I, suy dinh dưỡng là phổ biến đối với cả những người ở hậu phương và tiền tuyến. Đây là một yếu tố khác có thể khiến mọi người dễ mắc bệnh hơn.

Cúm Tây Ban Nha và giãn cách vật lý

Mặc dù đại dịch cúm Tây Ban Nha có nhiều điểm khác biệt so với đại dịch Covid-19 ngày nay, nhưng nó dạy cho chúng ta một bài học quý giá về hiệu quả của việc thực hiện nhanh chóng các biện pháp giãn cách vật lý, hoặc các biện pháp giãn cách xã hội.

Tại Philadelphia, chính quyền đã hạ thấp tầm quan trọng của những ca bệnh đầu tiên trong thành phố. Các cuộc tụ họp đông người tiếp tục và các trường học vẫn mở. Thành phố chỉ thực hiện giãn cách vật lý và các biện pháp khác khoảng 14 ngày sau khi các ca bệnh đầu tiên xuất hiện. Điều này đã để lại hậu quả đáng kể.

Ngược lại, trong vòng 2 ngày sa khi những ca bệnh đầu tiên được báo cáo, St. Louis, MI, đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp giãn cách vật lý.

Như một tác giả viết, cái giá mà Philadelphia phải trả cho sự chậm trễ có vẻ rất đáng kể; vào thời điểm Philadelphia phản ứng, thành phố này đã phải đối mặt với quy mô dịch bệnh lớn hơn nhiều so với St. Louis.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Năm 2002, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đã trở thành đại dịch đầu tiên của thế kỷ 21. Giống như COVID-19, SARS là do một loại virus corona, được gọi là SARS-CoV. Nó cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Các nhà khoa học tin rằng SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19, có nguồn gốc từ dơi, di chuyển sang tê tê, sau đó lây sang người. Tương tự, SARS-CoV bắt đầu ở loài dơi, nhưng nó đã di chuyển vào cầy hương trước khi lây sang người.

Cả SARS-CoV và virus gây Covid-19 đều có thể lây qua các giọt bắn khi ho và hắt hơi.

Trên toàn cầu, SARS đã lây nhiễm khoảng 8.000 người tại 29 quốc gia và có tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Theo hầu hết các ước tính, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tử vong của Covid-19.

Cả SARS và Covid-19 đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi hơn so với những người trẻ. Khoảng một nửa trong số những người trên 65 tuổi mắc SARS đã tử vong, so với chỉ 1% số người dưới 24 tuổi.

Tuy nhiên, Covid-19 dường như dễ lây hơn SARS và đã lan rộng ra nhiều quốc gia và giết chết nhiều người hơn SARS.

Chúng ta đã thanh toán dịch SARS như thế nào?

Nói một cách vắn tắt, giám sát, cách ly người nhiễm và các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đã ngăn chặn tiến trình của SARS. Như một bài báo đã viết, “Bằng cách cắt đứt sự lây truyền từ người sang người, SARS đã được xóa sổ một cách hiệu quả”.

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta có thể xóa sổ COVID-19 theo cách này không? Trả lời câu hỏi này, các tác giả viết:

“Covid-19 khác với SARS về thời gian nhiễm, khả năng truyền bệnh, mức độ nặng trên lâm sàng và phạm vi lan rộng trong cộng đồng. Ngay cả khi các biện pháp y tế công cộng truyền thống không thể ngăn chặn hoàn toàn sự bùng phát của Covid-19, chúng vẫn có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc cao nhất và tử vong toàn cầu”.

Dịch hạch

Sẽ không đầy đủ khi điểm danh các đại dịch nếu không nhắc đến Cái chết đen.

Đạt đỉnh điểm ở châu Âu trong khoảng thời gian từ 1347 đến 1351, Cái chết đen, hay dịch hạch, đã giết chết khoảng 75 – 200 triệu người. Trên thực tế, nó có thể đã giết chết một nửa dân số châu Âu.

Đại dịch này gây ra bởi một vi khuẩn, được gọi là Yersinia pestis, chứ không phải là virus. Các nhà dịch tễ học tin rằng Cái chết đen cũng bắt nguồn từ châu Á.

Giống như Covid-19, dịch hạch lây truyền qua các giọt hô hấp. Tuy nhiên, cuộc diễu hành của Cái chết đen trên khắp hành tinh diễn ra qua loài gặm nhấm hơn là sự di chuyển của con người.

Loài gặm nhấm mang bọ chét nhiễm vi khuẩn đã lan truyền bệnh. Y. pestis làm tắc một phần ruột của bọ chét. Khi bọ chét đốt người, chúng cố gắng làm thông phần ruột tắc bằng cách “ợ lên” bữa ăn. Nỗ lực này giải phóng Y. pestis vào vùng lân cận vết thương do bọ chét đốt.

Mặc dù đã hiếm gặp hơn nhiều, bệnh dịch hạch vẫn tồn tại, đặc biệt là ở các khu vực thu nhập thấp. Phần lớn các ca bệnh hiện đang xảy ra ở Châu Phi. Nhờ những cải thiện về y học và vệ sinh, căn bệnh này chưa từng đạt đến tỷ lệ đại dịch kể từ sau Cái chết đen.

Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong trường hợp có thể là 30 – 100%. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong của bệnh dịch hạch trước khi có kháng sinh là 66%. Đến năm 1990 – 2010, y học hiện đại đã giảm con số này xuống còn 11%.

Đại dịch Cái chết đen cuối cùng đã suy yếu, và điều này có vẻ là nhờ một vài lý do. Người bắt đầu tự cách ly, và họ dừng việc đi lại tự do vì sợ mắc bệnh.

Người dân cũng bắt đầu cầm những chiếc khăn tay thơm ngát trên miệng khi ở nơi công cộng, và điều này có thể đã làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây truyền.

Những bài học rút ra

Mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các đại dịch ở trên và Covid-19, nhưng có thể rút ra một số điểm quan trọng.

Giám sát là rất quan trọng – chúng ta cần biết người nào đang bị và người nào đã bị bệnh. Đúng vậy, xét nghiệm là chìa khóa để chúng ta hiểu về Covid-19 và cách làm chậm tiến độ của nó.

Chúng ta cũng đã học được rằng các biện pháp giãn cách vật lý và kiểm dịch là có hiệu quả.

Nơi đại dịch xảy ra, cả về mặt địa lý và lịch sử, cũng tạo nên sự khác biệt. Liệu Cái chết đen có tàn khốc đến thế nếu người dân thời đó có thể tiếp cận với các phương pháp điều trị y tế hiện đại, hiểu biết về cách thức lây lan của vi trùng và cải thiện dinh dưỡng? Chắc là không.

Điều này có thể mang lại một chút an ủi, nhưng nó có thể giúp một số người trong chúng ta, về mặt tâm lý, nhớ rằng chúng ta không phải là những người duy nhất trải qua những thử thách và đau khổ như vậy – và chúng ta sẽ không phải là những người cuối cùng.

Điều quan trọng cần nhớ là đại dịch sẽ chấm dứt, và khoa học và y học hiện đại có thể là lực lượng đáng kinh ngạc. Chúng ta không sống trong thời đại đen tối; ngày hôm nay chúng ta được vũ trang tốt hơn bao giờ hết.

Cẩm Tú

Các nhóm thuốc đang chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra loại vaccine phòng chống virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 nhưng song song với quá trình này, việc tái sử dụng các loại thuốc hiện có có thể rút ngắn giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chữa trị, cứu sống bệnh nhân.

Bất kỳ hoạt chất hay loại thuốc nào tới khi được kết luận là có tính đặc hiệu trong điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đều cần có thời gian để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và được cấp phép. Nhưng cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này đòi hỏi tính cấp bách trong thuốc điều trị, thế nên lợi ích của việc sử dụng các loại thuốc đã có trên thị trường là rất rõ ràng.

Hiện tại, trên thế giới có 3 nhóm thuốc đang được chứng minh về hiệu quả của chúng đối với virus Corona chủng mới SARS-CoV-2: Thuốc kháng virus, thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc bảo vệ phổi.

Các nhóm thuốc đang chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19 - Hình 1

Thị trường dược phẩm có xu hướng vừa cạnh tranh, vừa đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19

Thuốc kháng virus

Đây là dòng thuốc được thiết kế để ngăn chặn sự sinh sản của virus hoặc ngăn không cho chúng xâm nhập vào tế bào phổi. Thế giới hiện đã có nhiều loại thuốc kháng virus như thuốc trị cúm thông thường, thuốc điều trị viêm gan C, HIV, Ebola... Bên cạnh đó, các loại thuốc được đặc biệt chú ý trong vụ dịch này là thuốc chống virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), đều do chủng Corona gây ra, trong khi mầm bệnh mới SARS-CoV-2 được coi là một biến thể của virus SARS năm 2002.

Trong phòng thí nghiệm, hoạt chất remdesivir, ban đầu được phát triển để chống virus Ebola, được phát hiện có hiệu quả chống lại virus Corona SARS và MERS. Tuy nhiên, remdesivir, do Công ty dược phẩm Gilead Science của Mỹ sáng chế, vẫn chưa được chính thức phê duyệt ở bất kỳ quốc gia nào trên toàn thế giới. Các thử nghiệm lâm sàng với remdesivir hiện đang được thực hiện ở Mỹ và Trung Quốc.

Cùng với đó cần phải kể đến thuốc chống cúm Avigan của Nhật Bản, với thành phần hoạt chất favilavir, do hãng Fujifilm Holding điều chế. Nhật Bản đã phê chuẩn lưu hành Avigan từ năm 2014 và hiện đang đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu liều trước tháng 5-2020. Thuốc kháng virus này công dụng chính là ức chế axit ribonucleic (RNA) của virus và giống như remdesivir, nó cũng có thể chống lại các loại RNA của virus khác nhau.

Các nghiên cứu lâm sàng gần đây ở Trung Quốc cho thấy Avigan đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Từ châu Á, "cơn sốt" Avigan bắt đầu lan khắp thế giới. Nhà virus học người Đức Christian Drosten từ Bệnh viện Charite Berlin mô tả Avigan "đầy triển vọng" sau một số thử nghiệm ở Italia. Các quốc gia khác như Indonesia, với dân số khoảng 270 triệu người, và có lẽ cả Đức, đã đặt hàng triệu liều thuốc này, mặc dù các thử nghiệm thực tế vẫn chưa hoàn tất.

Gây xôn xao trong các tuần gần đây là điều trị Covid-19 bằng thuốc dự phòng sốt rét, thành phần hoạt chất là chloroquine. Trong các thử nghiệm được tiến hành ở Marseille, Pháp, hoạt chất chloroquine được cho là đã ức chế sự tăng sinh của virus Corona chủng mới, từ đó giảm lượng virus, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Nghiên cứu này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các loại thuốc sốt rét khác có thành phần hoạt chất tương tự hydroxychloroquine hiện cũng đang được thử nghiệm. Các hãng dược lớn như Novartis và Sanofi cũng có kế hoạch cung cấp hàng triệu liều để điều trị cho mọi người trên khắp thế giới nếu cơ quan dược phẩm đưa ra quyết định tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng chloroquine trong điều trị bệnh nhân Covid-19 vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn.

Thuốc hỗ trợ miễn dịch và bảo vệ phổi

Các chất điều hòa miễn dịch có công dụng hạn chế các phản ứng phòng vệ của cơ thể sao cho hệ thống miễn dịch không phản ứng thái quá và gây thêm thiệt hại đe dọa đến tính mạng cho cơ thể. Hiện nay, các kháng thể và liệu pháp miễn dịch khác nhau cũng đang được thử nghiệm về hiệu quả chống lại virus Corona mới.

Trong số các hoạt chất đã được phê duyệt hoặc thử nghiệm là kháng thể leronlimab từ CytoDyn, ban đầu được phát triển chống lại HIV và ung thư vú; 2 kháng thể từ Regeneron, ban đầu được phát triển chống lại MERS và hoạt chất brilacidin từ Dược phẩm Innovation điều trị các bệnh viêm ruột và viêm niêm mạc miệng.

Các loại thuốc bảo vệ phổi được thiết kế để đảm bảo phổi tiếp tục cung cấp đủ oxy cho máu. Mục tiêu là điều trị các tình trạng như xơ phổi vô căn, xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường các mô liên kết giữa phế nang và mạch máu xung quanh dẫn đến cứng phổi, hô hấp trở nên nông và nhanh, ho khan, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Ở Trung Quốc, loại thuốc MS của Novartis và thuốc bevacizumab trị ung thư được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 có vấn đề về phổi cấp tính. Kháng thể tocilizumab của Roche, thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và các dạng viêm khớp khác, cũng đang được thử nghiệm về hiệu quả của nó trong việc chống lại tổn thương phổi do tác nhân SARS CoV-2 gây ra.

Một tập đoàn của Đức cũng đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng với mesilate. Hoạt chất này, được phê duyệt tại Nhật Bản để điều trị viêm tụy, ức chế một loại enzyme trong tế bào phổi rất cần thiết cho sự xâm nhập của virus SARS CoV-2.

Thị trường dược phẩm có sự cạnh tranh, ganh đua mạnh mẽ, nhưng trong cuộc chiến chống Covid-19 này, một xu hướng tích cực nổi lên là sự hợp tác, phối hợp giữa các công ty dược phẩm hàng đầu để có được sản phẩm hiệu quả càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn gọi là "thử nghiệm Đoàn kết". Theo đó, 4 phương án điều trị sẽ được thử nghiệm cùng lúc ở nhiều quốc gia để đánh giá hiệu quả. Tính đến ngày 8-4, đã có 90 nước tham gia thử nghiệm này.

Thị trường dược phẩm có sự cạnh tranh, ganh đua mạnh mẽ, nhưng trong cuộc chiến chống Covid-19 này, một xu hướng tích cực nổi lên là sự hợp tác, phối hợp giữa các công ty dược phẩm hàng đầu để có được sản phẩm hiệu quả càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn gọi là "thử nghiệm Đoàn kết". Theo đó, 4 phương án điều trị sẽ được thử nghiệm cùng lúc ở nhiều quốc gia để đánh giá hiệu quả. Tính đến ngày 8-4, đã có 90 nước tham gia thử nghiệm này.

Yễn Chi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiệt quệ vì bệnh tan máu bẩm sinh
22:02:01 13/11/2024
Có nên phẫu thuật cắt u mỡ?
08:09:47 14/11/2024
Trà atisô tốt nhưng có tác dụng phụ và chống chỉ định với những người nào?
08:12:08 14/11/2024
Đi bộ nhanh đúng cách mang lại lợi ích sức khỏe bất ngờ
09:34:38 14/11/2024
Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não
22:03:17 13/11/2024
Mỗi ngày đi bộ bao nhiêu km là tốt nhất?
21:11:21 13/11/2024
Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
05:40:50 14/11/2024
Kiến ba khoang vào mùa, bác sĩ chỉ cách xử trí đúng
09:38:09 14/11/2024

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
10:02:09 15/11/2024
Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa
10:05:00 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý
10:39:08 15/11/2024

Tin mới nhất

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Bé trai nhập viện chỉ vì một vết loét tròn nhỏ

08:17:41 15/11/2024
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim... hoặc suy đa phủ tạng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích

08:01:35 15/11/2024
Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng... Đây chính là điều khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị đau bụng do IBS, người bệnh nên thực hiện các bài tập thư giãn để phá vỡ chu kỳ lo lắng và đau đớn.

Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết

07:59:14 15/11/2024
Là do tay nghề bác sĩ, phòng mổ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn hoặc bệnh nhân không chăm sóc đủ kỹ thì vết thương dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công.

Nhiều người dân Hà Nội 'dính độc' kiến ba khoang

07:56:54 15/11/2024
Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng. Khi môi trường mật độ kiến ba khoang nhiều, có thể phun thuốc diệt kiến tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà.

Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng

07:52:14 15/11/2024
Phòng CTXH Bệnh viện đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ tiền thuốc, kết nối chương trình Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa hỗ trợ suất cơm cho gia đình trong suốt thời gian em nằm điều trị tại Bệnh viện.

Loại quả Việt xuất khẩu sang Mỹ là "kẻ thù" của ung thư

06:41:43 15/11/2024
Từ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa đến làm đẹp da, loại quả này xứng đáng có mặt trong thực đơn của mỗi gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Tàu ngầm Mỹ vô tình mắc lưới của ngư dân Na Uy

Thế giới

15:42:43 15/11/2024
Theo kênh truyền hình, tàu ngầm USS Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân lúc bấy giờ đang trên đường rời cảng Troms thì gặp phải sự cố. Một tàu Cảnh sát biển Na Uy hộ tống nó đã phải hỗ trợ cắt lưới đánh cá.

Trồng những cây này, nếu ra hoa là tài lộc ùn ùn kéo đến

Sáng tạo

15:41:44 15/11/2024
Một số loại cây phong thủy đều có đặc điểm là hiếm khi ra hoa, nhưng một khi chúng ra hoa là dấu hiệu của sự may mắn, phúc khí, tài lộc đang đến với gia đình bạn.

Bức ảnh chụp bóng lưng của 3 nữ sinh khiến hàng triệu người dừng chân

Netizen

15:37:09 15/11/2024
Có một tình bạn đẹp quả thực là điều vô cùng đáng quý. Tuy không phức tạp, lãng mạn như tình yêu, nhưng tình bạn thực sự là một điều rất đáng được chúng ta chăm chút và trân trọng.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Hiếm có MV nào được Hồ Ngọc Hà giấu kỹ như Cây Đèn Thần

Nhạc việt

14:57:58 15/11/2024
Tối 13/11, Hồ Ngọc Hà tung poster MV Cây Đèn Thần, gây ấn tượng với visual sắc sảo, thần thái bén ngót chuẩn nữ hoàng Vpop.

Liên tiếp các đêm nhạc tại Mỹ Đình bị huỷ, trách nhiệm thuộc về ai?

Nhạc quốc tế

14:52:34 15/11/2024
Việc show huỷ ngay khi công tác bán vé đã được tiến hành để lại hậu quả khó lường, mà khán giả là người gánh chịu nặng nhất.

Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

Sao châu á

14:44:55 15/11/2024
Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt

Sao việt

14:21:25 15/11/2024
Việc ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây bị bắt để điều tra gây xôn xao dư luận và cư dân mạng quan tâm đến mối quan hệ ngoài đời của hai người.

Đề nghị y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn

Pháp luật

12:15:23 15/11/2024
Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được mở lại sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị ngưng phiên tòa để nghiên cứu hồ sơ vì có một số tình tiết mới.

3 con giáp phất lên như diều gặp gió, giàu sang phú quý, tiền vào như nước năm 2025

Trắc nghiệm

12:07:00 15/11/2024
Vận mệnh con giáp luôn là đề tài được bàn tán sôi nổi, giống như việc mỗi năm có người gặp nhiều may mắn, thuận lợi, cũng có người gặp nhiều xui xẻo, trắc trở.