Covid-19 “hạ nhiệt”, Đức bắt đầu học cách sống chung với đại dịch
Viện Vệ sinh dịch tễ Robert Koch của Đức cho biết, biện pháp tiếp cận mới nhất của nước này là “học cách sống chung với Covid-19″.
Sẵn sàng bước vào “giai đoạn mới”
Theo Viện Robert Koch, các biện pháp hiện đang được sử dụng để phòng chống Covid-19 như giãn cách xã hội hay giữ gìn vệ sinh nghiêm ngặt vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng ngay cả khi cuộc sống trở lại bình thường.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP
Viện Robert Koch cũng cho biết, họ sẽ giảm tần suất các cuộc họp báo liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 ở vào thời điểm số ca mắc bệnh liên tục giảm mạnh tại Đức trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch Viện Robert Koch Lars Schaade khẳng định, việc giảm tần suất họp báo về Covid-19 từ hàng ngày như hiện nay xuống còn 2 buổi một tuần trong thời gian tới “đánh dấu một giai đoạn mới” trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Dù vậy, ông Lars Schaade cảnh báo: “Đại dịch vẫn chưa chấm dứt nhưng việc có thể cơ bản khống chế số ca mắc Covid-19 mới xuống khoảng 600-1.300 ca/ngày giúp chúng ta có thể triển khai các biện pháp tiếp cận mới đó là học cách sống chung với dịch bệnh này và tìm cách kiểm soát nó”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà báo chuyên đưa tin về dịch bệnh Covid-19 bày tỏ lo ngại, việc giảm tần suất các cuộc họp báo sẽ khiến người dân không được tiếp cận những thông tin cập nhật nhất về tình hình dịch bệnh, các cách thức phòng chống mới và những lý giải khoa học đằng sau các quyết sách quan trọng về y tế.
Để trấn an các nhà báo, ông Lars Schaade cho biết, trong thời gian giữa các cuộc họp báo, các hãng truyền thông vẫn có thể gửi câu hỏi tới bộ phận báo chí của Viện Robert Koch về những vấn đề mà người dân quan tâm. Viện Robert Koch sẽ chỉ tiến hành họp báo trong trường hợp có những “diễn biến hết sức quan trọng” liên quan đến dịch bệnh.
Trước những lo ngại về khả năng số ca mắc Covid-19 mới “có xu hướng gia tăng” khi số ca mắc Covid-19 tại Đức ghi nhận trong ngày 8/5 (Thứ 5) là 166.091, cao hơn 1.284 ca so với ngày 7/5 (Thứ 4), ông Lars Schaade cho rằng, điều này là hoàn toàn bình thường khi số ca mắc Covid-19 trong ngày thứ 5 thường cao hơn ngày thứ 4 trong suốt nhiều tháng qua.
Cuộc sống của người dân Đức sẽ sớm trở lại bình thường nhưng là theo một cách thức mới. Ảnh: AFP
Đảm bảo “giới hạn an toàn thực tế”
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Viện Robert Koch cho rằng, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Đức đã có nhiều diễn biến tích cực, nhiều khả năng dịch bệnh này vẫn sẽ kéo dài tại quốc gia này trong nhiều tháng tới và thậm chí có thể sang cả năm 2021.
“Rõ ràng là dịch bệnh này chưa thể bị đẩy lùi hoàn toàn ở Đức. Giới khoa học đã đi đến thống nhất rằng, trừ khi có vaccine hoặc một biện pháp điều trị hiệu quả, chúng ta sẽ phải chấp nhận sống chung với Covid-19, thay đổi hành vi để làm giảm khả năng lây nhiễm. Chúng ta sẽ phải tự thích nghi với những chuẩn mực mới”, ông Lars Schaade nhấn mạnh.
Ông Lars Schaade cũng nói thêm rằng, việc đẩy lùi được Covid-19 đòi hỏi mỗi cá nhân sẽ phải có trách nhiệm hơn đối với hành vi của mình: “Chỉ có vậy, chúng ta mới có thể kiểm soát được Covid-19 và có thể sớm quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây”.
Những tuyên bố nói trên được ông Lars Schaade đưa ra trong bối cảnh, ngày 6/5, toàn bộ 16 bang của Đức đã nhất trí yêu cầu giới chức y tế các địa phương theo sát tình hình diễn biến dịch bệnh và trao cho họ quyền triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp nếu dịch bệnh lây lan nhanh trở lại.
Cụ thể, nếu tỷ lệ lây nhiễm mới trong cộng đồng vượt quá 50/100.000 dân trong vòng 7 ngày, giới chức y tế các địa phương có thể yêu cầu áp đặt lệnh phong toả trở lại, trong đó có việc đóng cửa các trường học và cửa hàng. Ông Lars Schaade coi đó là biện pháp nhằm đảm bảo “giới hạn an toàn thực tế”.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, người dân Đức vẫn đang hồi hộp chờ đợi Chính phủ ra quyết định mở cửa trở lại toàn bộ các cửa hàng và trường học trên khắp đất nước. Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi quyết định này là “dũng cảm” trong khi nhấn mạnh cần đánh giá chi tiết những nguy cơ của quyết định này nếu dịch bệnh lây lan trở lại. “Chúng ta cần thận trọng bởi dịch bệnh có thể vượt khỏi tầm kiểm soát”, bà Merkel nhấn mạnh.
Trước đó, bà Merkel từng bị nhiều đảng, phái ở Đức cáo buộc là đã hành động quá muộn để bảo vệ nền kinh tế, trong khi nhiều chuyên gia y tế tại Đức cho rằng, việc mở cửa trở lại nền kinh tế vào thời điểm này vẫn là còn quá sớm trong khi tác động của việc dỡ bỏ phong toả chỉ có thể ghi nhận rõ ràng từ 2-3 tuần sau đó.
Trước những bất đồng nói trên, Phó Chủ tịch Viện Robert Koch Lars Schaade cho rằng, việc tiếp tục xét nghiệm và theo dấu những ca mắc Covid-19 và những người có tiếp xúc gần với họ vẫn là những biện pháp quan trọng nhất để khống chế dịch bệnh ngay cả khi lệnh phong toả được dỡ bỏ.
Cũng theo ông Lars Schaade, số lượt xét nghiệm trong tuần qua đã giảm chỉ còn 317.000 so với con số gần 1 triệu của những tuần trước đó. Ông Schaade cho rằng, điều này cho thấy dịch bệnh đã suy yếu tại Đức, tuy nhiên, Đức vẫn duy trì số lượng xét nghiệm hàng loạt trên quy mô lớn là bởi nước này vẫn phải phòng ngừa cho đợt dịch thứ 2.
Đức "thành công tương đối" trong chiến dịch chống đại dịch Covid-19
Đức kêu gọi người dân tuân thủ chặt chẽ quy tắc hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét, đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng.
Ngày 28/4, Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lothar Wieler cho biết, Đức đến nay đã "thành công tương đối" trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ chặt chẽ các quy tắc hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m, cũng như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khu mua sắm...
Đức "thành công tương đối" trong chiến dịch chống đại dịch Covid-19. Ảnh: The Independent
Cùng ngày, Berlin trở thành bang cuối cùng của Đức yêu cầu người đi mua sắm bắt buộc phải đeo khẩu trang. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 29/4. Trước đó, kể từ ngày 28/4, quy định đeo khẩu trang bắt buộc đã được áp dụng đối với hành khách đi các phương tiện giao thông công cộng như tàu, xe buýt tại 16 bang ở Đức.
Tính đến 21h ngày 28/4 (theo giờ Việt Nam), trong vòng 24 giờ qua, tại Đức chỉ có thêm 10 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 158.768 ca người. Trước đó, vào thời kỳ đỉnh dịch, Đức ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục trong ngày lên tới hơn 6.000 người. Trong 24 giờ qua, Đức có thêm 10 ca tử vong mới do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 6.136 ca. 117.400 bệnh nhân đã hồi phục, trong khi vẫn còn 2.409 ca trong tình trạng nguy kịch./.
Ngọc Huân
Số người mắc Covid-19 ở Nga vượt Trung Quốc Với hơn 87.000 ca mắc Covid-19, Nga vượt Trung Quốc trở thành nước có số ca nhiều thứ 9 thế giới. (Ảnh minh họa: AFP) Reuters dẫn số liệu từ Trung tâm ứng phó khủng hoảng của Nga ngày 27/4 cho biết, trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận thêm 6.198 ca mắc Covid-19, nâng tổng số người mắc bệnh tại đây...