COVID-19 giúp ‘quét sạch’ bệnh cúm ở thành phố đông dân nhất Trung Quốc?
Theo một nghiên cứu mới, dịch cúm dường như đã biến mất ở Thượng Hải, thành phố đông dân nhất Trung Quốc, sau đợt bùng phát virus SARS-CoV-2 vào năm ngoái. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.
Khách du lịch tham quan Bến Thượng Hải ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), phân tích dữ liệu từ 30 bệnh viện trên khắp Thượng Hải cho thấy tỷ lệ mắc cúm mùa tại thành phố này đã đạt đỉnh hồi tháng 2/2020, đúng vào thời điểm bùng phát dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ. Tuy nhiên, dịch cúm đã giảm mạnh sau đó, gần như không có trường hợp mắc cúm nào trong suốt thời gian còn lại của năm.
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Y tế Dự phòng Thượng Hải hôm 23/3, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Thượng Hải do ông Zheng Yaxu dẫn đầu, cho biết 4 trong số các chủng cúm phổ biến nhất, bao gồm cả cúm B và H1N1, đã biến mất hoàn toàn.
Nhóm nghiên cứu nhận định việc sử dụng khẩu trang thường xuyên và hạn chế các cuộc tụ tập xã hội có thể là nguyên nhân giúp cúm mùa biến mất. Song đây vẫn là một giả thuyết “không có bằng chứng trực tiếp”.
Xu hướng giảm các ca mắc cúm mùa cũng được ghi nhận tại Bắc Kinh, nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Video đang HOT
Tỷ lệ mắc cúm mùa cũng đã giảm mạnh ở các quốc gia khác. Chile, Australia và Nam Phi, chỉ ghi nhận khoảng 0,06% bệnh nhân có các triệu chứng giống cúm xét nghiệm dương tính với căn bệnh này trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7/2020. Con số này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tỉ lệ 13,7% thông thường.
Năm 2020, Mỹ cũng ghi nhận tỉ lệ mắc cúm trung bình, chỉ 0,2%, thấp hơn đáng kể so với những năm trước, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Trong khi đó, nước này đã chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ các trường hợp mắc COVID-19 vào cùng thời điểm, với gần 300.000 ca mắc mới mỗi ngày trong đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất.
Ông Zheng và các đồng nghiệp cho rằng nhiều khả năng phong tỏa là lý do gây ra sự sụt giảm các ca mắc cúm mùa.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể nói lý do tại sao bệnh cúm hầu như biến mất ở Thượng Hải sau đợt bùng phát COVID-19. Ảnh: Bloomberg
Trong khoảng 2 tháng mùa xuân, thời điểm dịch cúm thường bùng phát mạnh mẽ nhất, hầu hết tất cả mọi người đều ở trong nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Vào mùa thu và mùa đông, khi cuộc sống trở lại gần như bình thường, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi bệnh cúm không quay trở lại.
Ông Zheng cho biết nhiều người đã được xét nghiệm cúm mùa vào năm ngoái hơn trước, vì vậy kết quả này rất đáng tin cậy.
Cúm là một căn bệnh lây qua đường hô hấp, lây lan giống như COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã rất lo ngại về nguy cơ lây nhiễm đồng thời của hai hoặc nhiều chủng cúm và virus SARS-CoV-2 khác nhau.
Có rất ít quốc gia thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như Trung Quốc. Nhưng bệnh cúm cũng đã biến mất ở nhiều nơi trên thế giới, một hiện tượng phần lớn vẫn chưa giải thích được. Ông Zheng và các đồng nghiệp cho rằng có thể có một số lời giải thích khác, ngoài viêch đeo khẩu trang và phong tỏa.
Chẳng hạn, cúm mùa và COVID-19 có thể cạnh tranh nhau. Sự lây lan toàn cầu của SARS-CoV-2, loại virus gây bệnh COVID-19, có thể đã quét sạch các loại virus cúm thông thường. Nhưng hiện tại, giả thuyết này chưa được chứng minh bởi các bằng chứng chắc chắn.
Giáo sư Kan Haidong, Phó Giám đốc trường Y tế công cộng tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, cho biết sự biến mất của bệnh cúm không có nghĩa COVID-19 “chỉ là bệnh cúm”, như một số người phủ nhận đại dịch đã lập luận.
Ông Kan, người không tham gia nghiên cứu ở Thượng Hải, cho biết tỷ lệ tử vong do COVID-19 vẫn cao hơn 10 lần so với tỷ lệ tử vong do cúm.
“Cúm đã tồn tại trong xã hội loài người từ rất lâu và nhiều người đã có kháng thể chống cúm mùa. Do đó, cúm mùa có thể không lây lan dễ dàng hoặc nhanh chóng như COVID-19. Một số biện pháp phòng dịch đơn giản, chẳng hạn như đeo khẩu trang, có thể vừa đủ ngăn chặn bệnh cúm”, ông nói.
Trung Quốc cấm sĩ quan quân đội sử dụng xe điện Tesla vì sợ bị theo dõi
Lệnh cấm xuất phát từ lo ngại máy quay gắn trong xe của Tesla thu thập thông tin nhạy cảm và có thể chuyển ngược về Mỹ.
Một gian trưng bày mẫu xe của Tesla tại Thượng Hải. Ảnh: Getty Images
Hãng tin Bloomberg ngày 19/3 dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết tất cả những người sử dụng xe Tesla đều được yêu cầu đỗ đậu xe bên ngoài doanh trại, các khu phức hợp của quân đội. Rà soát an ninh mới đây do Trung Quốc thực hiện cho thấy, máy quay đa hướng và cảm biến siêu âm trên xe điện của Tesla có thể làm lộ địa điểm, và việc cấm xe của hãng này nhằm đảm bảo an toàn thông tin quân sự.
Tờ Wall Street Journal còn cho biết, sĩ quan quân đội cùng với nhân sự làm việc tại các tập đoàn, công ty nhà nước thuộc những ngành nghề quan trọng tại Trung Quốc sẽ bị cấm sử dụng xe điện của Tesla. Bắc Kinh lo ngại, những hình ảnh mà camera trên xe thu lại được cho thể sẽ được gửi trở lại Mỹ.
Đại diện Tesla hiện chưa đưa ra phản ứng nào trước thông tin mà báo chí, truyền thông Mỹ đăng tải. Nhưng đây có thể là đòn đánh mạnh nhằm vào Tesla. Công ty của tỉ phú Elon Musk có thể sẽ là nạn nhân mới nhất bị cuốn vào xung đột, tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sau việc Nhà Trắng mới đây siết chặt trừng phạt với một số công ty công nghệ đến từ Trung Quốc, nổi bật là Huawei. Cổ phiếu của Tesla đã giảm giá tới 4,4% trong đầu phiên giao dịch ngày 19/3.
Tesla đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất gần Thượng Hải ngay giữa thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lên đỉnh điểm dưới thời ông Trump. Công ty này cũng coi Trung Quốc, thị trường xe điện lớn nhất thế giới hiện nay, là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn của Tesla.
Năm 2020, doanh số bán hàng của Tesla tại Trung Quốc đạt 6,66 tỉ USD, chiếm 21% tổng doanh thu toàn cầu của hãng (31,54 tỉ USD).
Mỹ mở điều tra nhằm tước giấy phép hoạt động của 3 công ty viễn thông Trung Quốc Cơ quan quản lý viễn thông Mỹ đã bắt đầu tiến trình pháp lý nhằm tước quyền hoạt động tại Mỹ của 3 công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc gồm China Unicom America, Pacific Networks và ComNet liên quan các vấn đề an ninh quốc gia. Công nghệ 5G của China Unicom được giới thiệu tại triển lãm thế giới di...