COVID-19 gia tăng nhanh, biến thể phụ XBB.1.9.1 xuất hiện tại Hà Nội
Kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại Hà Nội phát hiện có sự lưu hành của biến thể phụ XBB.1.9.1 của Omicron
Theo thông tin tại hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch bệnh do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 17-4, từ ngày 1-4 đến nay, số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn Hà Nội tăng dần. Từ ngày 12 đến 16-4, trung bình mỗi ngày Hà Nội ghi nhận 96 ca, cao điểm ngày 16-4 có 99 ca mắc. Trong khi 3 tháng đầu năm, số ca nhiễm mới mỗi ngày chỉ từ 2-5 ca.
Liên quan đến việc giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm virus SARS-CoV-2, đến nay kết quả của 2 mẫu bệnh phẩm mắc COVID-19 lấy tại quận Nam Từ Liêm được xác định thuộc chủng XBB.1.9.1, với đặc điểm lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ. Đây là chủng ghi nhận ở nhiều nước như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Singapore, Philippines.
Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở y tế
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng cho biết tuần qua đã gửi 10 mẫu tại 6 quận, huyện, thị xã tới Bệnh viện Bạch Mai thực hiện giải trình tự gene tìm biến thể mới virus SARS-CoV-2.
Số ca mắc COVID-19 tăng kéo theo nhu cầu chăm sóc y tế cũng tăng cao. Trung bình mỗi ngày có 30-50 ca vào viện, chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh lý nền. Tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 có nhu cầu chăm sóc chiếm 2-6%.
Theo Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 16-4, TP còn 566 ca COVID-19 đang điều trị. Hơn một nửa trong số này là người không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, điều trị tại nhà (53%). Với các trường hợp còn lại đa số có triệu chứng thường gặp (42% tổng số mắc); 27 trường hợp (tương đương 5%) mức độ nặng phải thở ôxy hỗ trợ qua kính, mặt nạ. Ngoài ra, có 2 bệnh nhân nặng phải thở máy đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.
Hà Nội hiện còn hơn 4.600 liều vắc-xin COVID-19, trong đó có 870 liều AstraZeneca. Dự kiến, ngày 18-4, TP sẽ cấp 10.000 liều vắc-xin AstraZeneca cho các quận, huyện, thị xã, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho người dân.
Video đang HOT
Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng mỗi ngày, Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bộ Y tế cũng quy định các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang gồm: Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19; tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.
Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang được quy định tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
Ai còn nguy cơ cao trước COVID-19 khi số ca nhiễm tăng?
Trước sự gia tăng của các biến thể phụ mới như Omicron BA.4, BA.5 tại Việt Nam, nhiều người dân lo lắng muốn biết những ai có nguy cơ cao trước các biến thể mới này? Những người có nguy cơ cao cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Việc sớm hoàn thành mũi 3 và 4 là rất quan trọng và cấp bách - Ảnh: DUYÊN PHAN
PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, chủ tịch Liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, khẳng định vi rút SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi.
Từ các dòng Vũ Hán, Alpha, Beta và Delta đã từng gây nhiễm bệnh hàng loạt trên toàn cầu, biến thể mới đang lưu hành trội hiện nay là Omicron BA.4 và BA.5. Biến thể BA.2.74 và BA.2.12.1 cũng đã xuất hiện.
Dịch vẫn phức tạp và đang tăng trở lại
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 8-9 của Bộ Y tế cho biết có 3.191 ca mắc mới COVID-19. Đáng lo ngại là số ca nặng cần phải thở máy, điều trị tích cực cũng gia tăng.
Những người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh ung thư, các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát, HIV tiến triển hoặc không điều trị, những người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, có các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, béo phì có thể có nguy cơ cao nhiễm bệnh, diễn tiến nặng, nhập viện và thậm chí tử vong trước SARS-CoV-2.
Lý giải điều này, PGS Tuyết Lan cho rằng với hệ miễn dịch suy giảm, khả năng tiêu diệt vi rút của cơ thể sẽ không hữu hiệu. Bệnh nhân dễ mắc COVID-19 hơn, bệnh dễ tiến triển nặng hơn, phải nhập viện, phải dùng các biện pháp can thiệp trong khoa chăm sóc đặc biệt như thở oxy lưu lượng cao, thở máy, thở máy xâm lấn, lọc máu, thậm chí ECMO, nên có nguy cơ tử vong cao hơn.
Theo PGS Lê Thị Tuyết Lan, sau 3 tháng tiêm đủ 2 mũi, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần chỉ còn 51%. Sau 4-5 tháng có thể chỉ còn 10-20%.
Do vậy việc sớm hoàn thành mũi 3 và 4 là rất quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên, do hệ thống miễn dịch bị suy giảm ở các nhóm nêu trên, nên ngoài việc tiêm đầy đủ 4 mũi vắc xin, các đối tượng này nếu thuộc chỉ định có thể được bảo vệ thêm bằng cách tiêm các kháng thể đơn dòng có sẵn để chống lại SARS-CoV-2. Kháng thể đơn dòng không thay thế vắc xin mà hỗ trợ thêm vắc xin trong việc phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2.
Sai lầm "đằng nào mình cũng mắc COVID-19"
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến - trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, biến thế mới BA.5 đã xuất hiện ở Việt Nam, do đó cần phải cảnh giác vì biến thể mới này có thể gây bùng phát một đợt dịch mới, như đã xảy ra gần đây ở nhiều quốc gia khác.
Theo cơ chế tự nhiên, các kháng thể không tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, cơ thể cần được bổ sung những mũi tiêm nhắc lại để có sức đề kháng tốt hơn, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Hiện nay Bộ Y tế cũng đang tích cực đẩy mạnh tiêm chủng những mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) để củng cố khả năng miễn dịch trong cộng đồng.
"Nhiều người chủ quan cho rằng đã mắc COVID-19 sau khi điều trị khỏi thì sẽ không mắc lại nữa. Do vậy với tâm lý 'đằng nào cũng mắc', họ không những không phòng tránh mà thậm chí còn chủ động để bị lây nhiễm. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm", PGS Bạch Yến nhận định.
Hậu COVID-19 với những ảnh hưởng lên nhiều cơ quan cũng là một vấn đề quan trọng cần phòng tránh. Trong ảnh: bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 thăm khám cho bệnh nhân hậu COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo PGS Yến, thực tế có những người mắc COVID-19 nhiều lần. Ngoài việc bản thân bị mắc bệnh, còn có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như trẻ em dưới 5 tuổi không được tiêm phòng hoặc người lớn tuổi có bệnh lý nền có nguy cơ biến chứng nặng khi mắc COVID-19. Do vậy, việc tiêm mũi nhắc lại là vô cùng cần thiết.
Hậu COVID-19 với những ảnh hưởng lên nhiều cơ quan cũng là một vấn đề quan trọng cần phòng tránh. Những đối tượng có nguy cơ cao, bị suy giảm miễn dịch nên bổ sung kháng thể đơn dòng, theo cơ chế miễn dịch thụ động, để có thêm một hàng rào bảo vệ sức khỏe.
Việc tiêm kháng thể đơn dòng phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có một loại kháng thể đơn dòng đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam và chỉ định cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên, có cân nặng từ 40kg trở lên, bị suy giảm miễn dịch vừa đến nặng, hoặc không thể tiêm các loại vắc xin phòng COVID-19 khác.
Kháng thể đơn dòng không thay thế vắc xin mà hỗ trợ thêm vắc xin trong việc phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2 cho những nhóm dân số cần thêm sự bảo vệ.
Những người có hệ thống miễn dịch suy giảm thường là các bệnh nhân ung thư điều trị hóa/xạ, bệnh nhân đang sử dụng những thuốc ức chế hệ miễn dịch như corticoid liều cao dài ngày, bệnh nhân ghép tạng....
Do tình trạng bệnh hoặc phương pháp điều trị đang sử dụng mà hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, nên dù được tiêm vắc xin cũng khó đáp ứng đầy đủ.
Theo PGS Tuyết Lan, trong bối cảnh hiện nay, WHO cũng như Việt Nam vẫn chưa công bố chấm dứt đại dịch, thậm chí còn có nguy cơ bùng dịch trở lại nên để phòng chống dịch bệnh người dân vẫn nên tuân thủ V-2K (vắc xin, khử khuẩn, khẩu trang) và không nên ngần ngại tiêm mũi 3-4.
Ngoài ra, người dân cũng nên lưu ý việc ăn uống đầy đủ các chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bổ sung nhiều vitamin C từ cam, chanh, quýt, bưởi, nhiều vitamin A từ các rau củ xanh đậm, vàng đậm, đỏ, nhiều omega 3 từ cá thu, cá hồi; nhiều đạm từ sữa, trứng, thịt, tập luyện 30 phút mỗi ngày với cường độ phù hợp, phơi nắng trước 8h sáng.
Giấc ngủ cũng rất quan trọng cho hệ miễn dịch, nên ngủ từ 22 giờ, ngủ từ 7-8 tiếng một đêm. Bên cạnh đó, giữ cho trạng thái tinh thần yên tĩnh cũng rất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Biến thể phụ BA.2.75 của Omicron có đáng lo ngại? BA.2.75 thêm các đột biến so với biến thể phụ BA.5 nên nó có nhiều thay đổi trong protein gai hơn và có thể "né" miễn dịch tốt hơn. Các quan chức y tế cho rằng biến thể phụ BA.2.75 của Omicron có thể là biến thể dễ lây lan nhất với khả năng "né" miễn dịch đã hình thành trước đó. Cho...