COVID-19: Đi dạo giữa lệnh phong tỏa, du khách tại Ấn Độ phải chép phạt 500 lần
10 du khách nước ngoài vi phạm lệnh phong tỏa tại một thị trấn ở Ấn Độ phải viết “Tôi xin lỗi” 500 lần, các quan chức cho biết.
Các du khách từ Israel, Mexico, Australia và Áo bị bắt gặp khi đi dạo ở phía Bắc Ấn Độ. Cảnh sát địa phương Vinod Sharma cho biết mỗi du khách phải viết “Tôi không tuân theo quy tắc phong tỏa nên tôi rất xin lỗi” 500 lần.
Du khách tại Ấn Độ chép phạt vì vi phạm lệnh phong tỏa. (Ảnh: Twitter)
Theo thống kê, hơn 700 khách du lịch nước ngoài trong khu vực đã bỏ qua các quy tắc phong tỏa.
Lệnh phong tỏa toàn quốc được Ấn Độ thi hành cuối tháng 3. Với quy định này, cư dân chỉ được rời khỏi nhà để làm những việc thiết yếu như mua thực phẩm và thuốc.
Cảnh sát cũng cho biết họ sẽ yêu cầu các khách sạn trong khu vực chỉ cho phép khách nước ngoài ra ngoài nếu có người địa phương đi cùng.
Video: Cảnh sát Ấn Độ vụt roi người vi phạm lệnh phong tỏa COVID-19
Cảnh sát Ấn Độ đã có những cách khác thường để khuyến khích người dân ở nhà phòng tránh COVID-19. Một số sử dụng mũ bảo hiểm hình virus corona, xe hình virus corona để nâng cao nhận thức của người dân. Một số vụt roi hoặc yêu cầu người vi phạm chống đẩy, đứng lên ngồi xuống như một hình thức phạt.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc thêm 2 tuần. Tính đến 12/4, nước này ghi nhận hơn 8.300 ca mắc COVID-19, 273 người chết.
PHƯƠNG ANH
Bắt nhóm chat đồi trụy ở 11 nước
Cảnh sát Tây Ban Nha nói 33 người đến từ 11 nước bị bắt vì tham gia nhóm chat chia sẻ hình ảnh lạm dụng trẻ em và bạo lực.
Vụ bắt giữ được tiến hành trên 11 quốc gia và phần lớn nghi phạm, gồm 17 người, đến từ Tây Ban Nha. Nhóm chat đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh "cực đoan" và được hầu hết các thành viên trong nhóm "bình thường hóa", cảnh sát Tây Ban Nha cho biết hôm 10/12.
Tại Uruguay, cảnh sát đã bắt hai người, trong đó có một người mẹ lạm dụng chính con gái mình và gửi hình ảnh vào nhóm chat. Người còn lại là một gã đàn ông 29 tuổi, bị bắt vì không chỉ tải các hình ảnh đồi trụy mà còn khuyến khích thành viên trong nhóm liên lạc với những cô gái trẻ, đặc biệt là những người di cư không thể báo cảnh sát.
Một người đang truy cập ứng dụng trên điện thoại di động. Ảnh: BBC.
Cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha bắt đầu điều tra nhóm chat đồi trụy từ hơn hai năm trước, sau khi nhận được một email báo tin bí mật. Lực lượng sau đó tranh thủ giúp đỡ của Cảnh sát Liên minh Châu Âu (Europol), Cảnh sát Quốc tế (Interpol) cùng cảnh sát ở Ecuador và Costa Rica.
Ngoài Tây Ban Nha và Uruguay, các vụ bắt giữ cũng được tiến hành ở Anh, Ecuador, Costa Rica, Peru, Ấn Độ, Italy, Pháp, Pakistan và Syria.
Cảnh sát Tây Ban Nha cho biết nhóm này đã chia sẻ "nội dung ấu dâm, đôi khi cực kỳ nghiêm trọng, cùng với các nội dung khác hợp pháp nhưng không phù hợp với trẻ vị thành niên vì bản chất cực đoan của chúng". Một số thành viên trong nhóm thậm chí tạo ra "nhãn dán", những hình ảnh nhỏ dễ dàng chia sẻ tương tự biểu tượng cảm xúc, của những em bé bị lạm dụng.
Cảnh sát sẽ tiếp tục tập trung xác định những trẻ em xuất hiện trong các hình ảnh lạm dụng được gửi vào nhóm chat.
Theo Ngọc Ánh (VNE)
Gia đình từ chối hỏa táng cô gái bị thiêu sống ở Ấn Độ Gia đình cô gái 23 tuổi bị thiêu sống ở Ấn Độ từ chối hỏa táng thi thể nạn nhân, đòi thống đốc Yogi Adityanath đến thăm và có hành động trước hành vi chống lại phụ nữ ở nước này. Người thân nạn nhân yêu cầu thống đốc bang Uttar Pradesh cần đến thăm gia đình cô gái bị cưỡng hiếp và...