Covid-19 đè nặng kinh tế thế giới
Kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III
Kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3,2% trong năm 2020 giữa lúc đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh tế tại nhiều nước. Đó là dự báo trong báo cáo mới được Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố hôm 13-5, cùng với đó là cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn nếu làn sóng lây nhiễm thứ 2 bùng phát.
Theo báo cáo, kinh tế thế giới sẽ bị tổn thất gần 8.500 tỉ USD trong 2 năm 2020 và 2021. Ngoài ra, thương mại thế giới được dự báo giảm 15% trong năm 2020 do sự sụt giảm mạnh của nhu cầu toàn cầu và sự gián đoạn của các chuỗi nguồn cung thế giới.
Kể từ khi khởi phát vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 đã khiến gần 4,5 triệu người nhiễm bệnh và 300.000 người tử vong. Không dừng lại ở đó, theo Reuters, nhiều doanh nghiệp phải tạm thời dừng hoạt động và hàng trăm triệu người khắp thế giới được yêu cầu ở nhà trong lúc giới khoa học chạy đua phát triển vắc-xin phòng ngừa và thuốc đặc trị.
Người dân xếp hàng mua sắm tại thủ đô Seoul – Hàn Quốc hôm 13-5.Ảnh: REUTERS
“Nếu tiếp tục kéo dài và cái giá về kinh tế trở nên quá cao, cuộc chiến chống đại dịch sẽ tái định hình mạnh mẽ thương mại và toàn cầu hóa” – báo cáo nhận định. Đáng chú ý, theo cảnh báo của LHQ, nạn thất nghiệp và việc mất thu nhập do đại dịch sẽ khiến tình trạng nghèo trên toàn cầu thêm nghiêm trọng.
Ước tính sẽ có thêm 34,3 triệu người rơi vào tình trạng cực nghèo trong năm 2020, trong đó 56% người là tại châu Phi. Không dừng lại ở đó, báo cáo dự báo sẽ có thêm 130 triệu người rơi vào cảnh cực nghèo vào năm 2030, giáng đòn mạnh vào các nỗ lực trên toàn cầu nhằm giảm tình trạng cực nghèo và đói vào cuối thập niên này.
Hồi tháng 1-2020, trước khi Covid-19 thành đại dịch, LHQ dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,5% năm 2020. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng của LHQ Elliott Harris nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu đã thay đổi đáng kể từ khi dịch Covid-19 lan rộng, khiến hoạt động kinh tế bị hạn chế trên diện rộng và bất ổn gia tăng.
Báo cáo trên cho biết gần 90% nền kinh tế thế giới ít nhiều bị phong tỏa, khiến các chuỗi cung ứng bị “đứt”, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và hàng triệu người mất việc làm. Theo ông Harris, thế giới đang đối mặt một cuộc suy thoái nghiêm trọng chưa từng có kể từ cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.
Mức giảm 3,2% được dự báo nói trên cao hơn đôi chút so với mức giảm 3% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo hồi giữa tháng 4. Ngoài ra, LHQ dự báo các nền kinh tế phát triển và đang phát triển sẽ tăng trưởng lần lượt 3,4% và 5,3% trong năm 2021, còn IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới là 5,8%. Tuy nhiên, trong kịch bản xấu nhất, theo LHQ, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III.
Video đang HOT
Theo ông Harris, các chính phủ cần khống chế đại dịch, giảm thiểu tác động kinh tế của nó và khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cái khó ở đây là làm sao cân bằng giữa việc cứu tính mạng và cứu việc làm. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng sự hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 và hỗ trợ các nước chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Tín hiệu lạc quan
Theo thống kê mới của trang worldometers.info, hơn 1,6 triệu người được ghi nhận khỏi bệnh trong tổng số gần 4,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Tuy nhiên, theo trang Newsweek, các quan chức cho rằng số người phục hồi sau khi mắc Covid-19 còn cao hơn thế bởi có những trường hợp bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng và chưa từng được xét nghiệm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những ca phục hồi được đánh giá dựa trên 1 trong 2 yếu tố: triệu chứng và xét nghiệm. Xét theo triệu chứng, những ca nhiễm được cho là phục hồi nếu người bệnh tự hết sốt mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt và cải thiện các triệu chứng về vấn đề hô hấp. Dựa trên phương pháp xét nghiệm, người bệnh chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi họ cho kết quả âm tính trong ít nhất 2 lần xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được thực hiện liên tiếp trong vòng 24 giờ.
Với số ca nhiễm cao nhất trên toàn thế giới hơn 1,43 triệu ca, Mỹ cũng có số trường hợp hồi phục cao nhất với hơn 310.000. Tây Ban Nha là nước có số ca hồi phục cao thứ hai, theo sau là Đức. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nơi bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo người dân chưa thể trở lại cuộc sống bình thường cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị đối với Covid-19.
Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá "đắt đỏ" nhất sàn chứng khoán
Những cổ phiếu đắt đỏ này hiện có mức giá trên 80.000 đ/CP tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1 không hẳn tương xứng với thị giá này.
VCF đắt nhất sàn, GAB " làm mưa làm gió" trên thị trường
Tính đến hết phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 thì có 22 cổ phiếu đang có thị giá trên 80.000 đ/CP lọt top những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán. Sau khi tăng thêm 19% so với phiên đầu năm hiện VinaCafé Biên Hòa (VCF) là cổ phiếu có mức giá đắt nhất trên thị trường với 211.900 đ/CP.
Với mức tăng trưởng lên tới 743.8% trong vòng 4 tháng đã đưa cổ phiếu GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC trở thành cổ phiếu có mức tăng giá nhanh nhất trong nhóm này, từ thị giá chỉ 17.350 đ/CP nay GAB đạt mức giá 146.400 đ/CP.
Tiếp theo là trường hợp của cổ phiếu Sivico (SIV) có mức tăng trưởng cao gấp gần 2 lần lên mức 83.000 đ/CP, tiếp đó là DGT của Công trình Giao thông Đồng Nai tăng gần 80% từ 53.100 đ/CP lên 95.500 đ/CP.
Ở chiều ngược lại mức sụt giảm mạnh nhất thuộc về MWG của Đầu tư Thế giới Di động, cổ phiếu này đã rớt từ 117.000 đ/CP hồi đầu năm xuống còn 81.700 đ/CP và trường hợp SAB của Sabeco chính là cổ phiếu hồi đầu năm có mức giá cao nhất đã giảm gần 26% xuống còn 163.000 đ/CP. Thị trường còn chứng kiến mức rớt giá mạnh của một số cổ phiếu đắt đỏ khác như VJC (-22%), HHC (-22%), VIC (-20,3%)...
Điểm chung của nhóm cổ phiếu này là có khối lượng giao dịch ở mức rất thấp trong đó có tới 6 cổ phiếu gần như không có thanh khoản, 10 cổ phiếu mức giao dịch vài trăm đến vài nghìn, duy chỉ có VIC, MWG và VNM vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng khi vẫn có hơn triệu cổ phiếu được khớp lệnh thành công.
Kết quả kinh doanh quý 1: Từ lãi nghìn tỷ đến vài trăm triệu thậm chí có cả thua lỗ
Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm này đã công bố KQKD quý 1/2020. Trong đó 5 ông lớn VNM, MWG, SAB, VIC và VJC cùng kỳ báo lãi nghìn tỷ thì kết thúc quý đầu năm 2020 chỉ có VNM và MWG lần lượt báo lãi 2.765 tỷ đồng và 1.132 tỷ đồng.
SAB và VIC báo lãi sụt giảm tới một nửa so với cùng kỳ trong đó chịu ảnh hưởng kép từ nghị định 100 và Covid-19, lợi nhuận quý 1 của Sabeco thấp nhất trong nhiều năm còn Vingroup có lợi nhuận sau thuế đạt 505 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước mặc dù doanh thu từ VinFast, Vinsmart tăng gần gấp 3 cùng kỳ.
Vietjet (VJC) báo lỗ quý 1 889 tỷ đồng - Đây là lần đầu tiên từ khi niêm yết, công ty có một quý hoạt động lỗ, tuy nhiên mức lỗ này thấp hơn dự kiến của Ban lãnh đạo công ty và ở mức tích cực so với toàn ngành hàng không. Các kết quả này dựa trên nền tảng tài chính vững của công ty đã được tích luỹ trong giai đoạn trước đó.
Các doanh nghiệp còn lại có DHG, SCS, VTP và NTC báo lãi tăng trưởng so với quý 1/2019, trong đó Dược Hậu Giang có mức lãi tăng trưởng tốt nhất nhờ nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng.
Hay trường hợp của Saigon Cargo Service (SCS), bất chấp ngành hàng không gặp khó, lợi nhuận quý 1 của SCS vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ. Ngoài ra VCF có kết quả kinh doanh đi ngang trong quý 1 và WCS báo lãi sụt giảm nhẹ.
Ở chiều ngược lại mặc dù Thực phẩm Cholimex (CMF) có lợi nhuận giảm 15% so với cùng kỳ do chi phí thuế tăng cao nhưng hiệu suất kinh doanh của Cholimex Food vô cùng hấp dẫn. Xuyên suốt giai đoạn 2010-2019, doanh thu và lợi nhuận Cholimex Food đi lên đều đặn với tốc độ tăng trưởng trung bình lần lượt đạt 23% và 25%. Biên lợi nhuận gộp hàng năm luôn trên 20%, biên lãi ròng cũng tương ứng tăng từ 3,6% lên hơn 5%.
Mặc dù giá cổ phiếu tăng trưởng kỳ tích tuy nhiên KQKD quý 1 của Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB) lại rất thất vọng khi lãi ròng vỏn vẹn 477 triệu đồng trong quý 1/2020, giảm 81% so với quý 1/2019. Kết thúc quý 1/2020, dòng tiền kinh doanh của Công ty âm 15,6 tỷ đồng và cũng là yếu tố chính khiến lượng tiền nắm giữ giảm còn 9.1 tỷ đồng tính đến cuối quý 1 từ con số 26.3 tỷ đồng đầu năm.
Tương tự là trường hợp của CAG, SQC và khoản lỗ 10 tỷ đồng của HHC. Trong đó SQC có kết quả kinh doanh đáng thất vọng nhất khi báo lỗ liên tiếp trong 7 năm qua kể từ 2013 - 2019, dự kiến 2020 sẽ có lãi 660 triệu đồng tuy nhiên quý 1 báo lãi vỏn vẹn 7 triệu đồng, Cảng An Giang trong 3 năm gần đây chỉ lãi có vài tỷ. Hiện còn DGT, ADG, SIV và TTJ chưa công bố BCTC quý 1/2020.
Năm 2020, các ông lớn thận trọng trong khi doanh nghiệp nhỏ mạnh dạn dự kiến lãi tăng cao
Hiện các doanh nghiệp này đa số đều cũng đã hé lộ các mục tiêu kinh doanh năm 2020 trong đó Vinamilk (VNM) đặt mục tiêu kinh doanh năm 2020 với doanh thu hợp nhất không thấp hơn 62.000 tỷ đồng, tăng 10%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu không thấp hơn 20%, tương đương 12.400 tỷ đồng, giảm nhẹ so năm trước.
Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 gồm doanh thu thuần 122.554 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.835 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2019, mục tiêu năm 2020 ghi nhận mức tăng lần lượt 13% và 34,4%.
Dược Hậu Giang (DHG) đặt mục tiêu đi ngang trong năm 2020 với doanh thu thuần 3.866 tỷ đồng và lãi trước thuế 720 tỷ đồng. Saigon Cargo Service (SCS) đặt mục tiêu lãi giảm chi 7% dù ngành hàng không đang rất khó khăn..
Ngoài ra có mục tiêu kinh doanh của Công trình Giao thông Đồng Nai (DGT) rất đáng chú ý, suốt giai đoạn từ 2010 - 2019 mỗi năm doanh nghiệp này chỉ báo lãi vài chục triệu đến vài trăm triệu, sang năm 2020 DGT lên kế hoạch lãi 34,7 tỷ đồng trong năm 2020 với doanh thu dự kiến cao gấp 45 lần so với cùng kỳ.
Tiếp đó là Clever Group (ADG) kinh doanh trong lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo số, công nghệ quảng cáo số đã có giai đoạn 2017 - 2019 tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, sang năm 2020 đặt mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ lần lượt đạt 380,5 tỷ đồng và 42,7 tỷ đồng. Sau thời gian ngắn niêm yết trên sàn giao dịch UPCoM, theo kế hoạch, ADG sẽ IPO và chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE, dự kiến vào cuối quý II đến đầu quý III/2020.
Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế TP HCM quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để phát triển. Nhiều giải pháp nhằm khôi phục kinh tế, nhất là hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp (DN) đã được TP HCM nghiên cứu, sẽ triển khai trong thời gian tới, mục đích vừa hạn chế tác động khó khăn...