Covid-19 đảo lộn mọi dự báo: Thị trường chứng khoán quý 1 rơi vào trầm lắng
Dịch virus Corona chủng mới (Covid-19) đang làm đảo lộn mọi dự báo về thị trường chứng khoán trong năm nay mà các chuyên gia, nhà đầu tư đã đưa ra hồi đầu năm. Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia và kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng.
Trầm lắng vì Covid-19
Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng đầu năm trải qua 2 giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn 1 là khoảng thời gian trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số tích lũy đi lên và giai đoạn 2 giảm điểm nhanh, lấy đi toàn bộ giá trị tích lũy cả năm trước đó do ảnh hưởng của Corona.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu nhiều áp lực từ dịch Covid-19
Giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ, có 3 nhân tố chính hỗ trợ VNIndex tăng điểm bao gồm: (i) thông tin tích cực của nhóm ngân hàng; (ii) dòng vốn khối ngoại và (iii) kết quả kinh doanh quý 4/2019.
Trong nhóm ngân hàng, BID, CTG, VPB tăng điểm mạnh và nằm trong top các cổ phiếu hỗ trợ lớn nhất cho VNIndex. Tổng giá trị vốn hóa của lĩnh vực ngân hàng đạt hơn 1,04 triệu tỷ đồng vào ngày 22/01, tăng 8,6% so với thời điểm cuối năm 2019.
Giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ, chỉ số giảm mạnh do một nguyên nhân duy nhất là dịch Covid-19. 3 phiên đầu năm chứng kiến chỉ số VNIndex giảm rất mạnh. Dù các thị trường quốc tế đã hồi phục lại tương đối nhanh, VNIndex vẫn đang bị tụt lại phía sau. Tổng mức giảm của VNIndex tính từ ngày 22/01/2020 đến 12/02/2020 là 5,4% trong khi chỉ số MSCI EM Index giảm 3% và S&P 500 tăng 1%.
Theo đánh giá của Công ty CP Chứng khoán SSI, nếu không có dịch Covid-19, TTCK quý 1 năm nay rất có thể đã khởi sắc nhờ thỏa thuận Mỹ – Trung và dòng vốn nước ngoài. Cho đến giữa tháng 01/2020, các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu vẫn tỏ ra lạc quan với tỷ trọng đầu tư cổ phiếu trong danh mục đạt mức cao nhất 17 tháng. Dòng vốn vào các thị trường mới nổi liên tục tăng và cũng với đó là đà mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 1, xu hướng dòng vốn trên toàn cầu bắt đầu đảo chiều. Triển vọng thu hút vốn nước ngoài cho TTCK trong tháng 2 và kể cả các tháng tiếp theo của Việt Nam vì vậy đã giảm xuống mức thấp.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể khiến thời gian phong tỏa ở Trung Quốc kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là đợt tác động tiêu cực thứ 2 sau đợt 1 là sụt giảm du lịch và tiêu dùng. Và thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, da giày, gỗ… đã lên tiếng về sự thiếu hụt nguồn cung trong những tháng tới.
Dệt may đang chịu tác động lớn từ sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu trong các tháng tới
Video đang HOT
Chẳng hạn trong lĩnh vực da giày, ông Nguyễn Chí Trung – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Gia Định khẳng định, dịch Covid-19 hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp ngành da giày. Dù hiện tại doanh nghiệp này đã nhập đủ nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất cho quý 1 nhưng các tháng sau đó chưa biết tình hình sẽ ra sao. “Dịch bệnh có giải quyết được hay không vẫn chưa rõ. Nếu không sớm kết thúc, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì Trung Quốc là nước cung cấp rất nhiều nguồn nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp da giày của Việt Nam”, ông Trung băn khoăn.
Tương tự, với lĩnh vực dệt may, ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3 tỏ ra lo lắng khi nguồn nguyên liệu sản xuất chỉ đáp ứng đủ đến hết tháng 2. Ông Hồng cho rằng, các tháng tới chưa biết thế nào bởi hiện diễn biến dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Lo ngại hơn là sẽ có những ảnh hưởng khác tác động đến nhu cầu trên toàn thế giới, điều này gây ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo các chỉ tiêu xuất khẩu của ngành may trong năm nay.
“Như vậy có thể thấy, tiếng “kêu cứu” của các doanh nghiệp sẽ ngày một lớn và cho dù tiếng nói đó có cơ sở hay không thì tâm lý của thị trường chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng”, chuyên gia phân tích của SSI nhìn nhận.
2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi
Nhân tố cơ bản, dòng vốn và tâm lý thị trường đều yếu sẽ triệt tiêu sức bật của TTCK Việt Nam trong quý 1. Ở kịch bản tích cực, việc khống chế dịch bệnh đạt thành công ngay trong tháng 2, cùng với đó sức cầu tiêu dùng và chuỗi sản xuất ít bị ảnh hưởng sẽ mang lại diễn biến khả quan hơn cho thị trường. Điểm thuận lợi trong đợt dịch năm nay đó là mức độ công bố thông tin và sự quyết tâm kiểm soát dịch bệnh của các Chính phủ. Minh bạch thông tin có thể khiến tâm lý chịu sức ép ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi dịch bệnh được kiểm soát, tâm lý cũng sẽ được phục hồi nhanh.
Trong các năm trước, sóng đầu năm luôn là sự khởi đầu thuận lợi cho TTCK Việt nam, để lại dư âm tích cực cho các tháng tiếp theo. Năm 2020 nếu không có sóng đầu năm, sức nóng của thị trường sẽ cần thêm rất nhiều thời gian để tích lũy. Với dự báo tăng trưởng kinh tế giảm và tác động tiêu cực từ dịch bệnh chưa thể tính toán đầy đủ, sự trầm lắng của quý 1 có thể kéo dài sang quý 2, thậm chí cả nửa cuối năm nếu như không có những diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế và TTCK.
Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi. Thứ nhất là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Dịch bệnh sẽ là một động lực rất lớn để gia tăng quyết tâm tái cơ cấu, từ đó mang lại sức bật mạnh cho kinh tế Việt Nam cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Thứ hai là kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng. Dù khả năng thứ 2 không lớn nhưng những nỗ lực vừa qua của Việt Nam chắc chắn sẽ được ghi nhận, từ đó mang lại tâm lý tích cực cho thị trường.
Mai Ca
Theo congthuong.vn
[Điểm nóng TTCK tuần 23/12 29/12] Chứng khoán Việt Nam và thế giới diễn biến tích cực
Vê ky thuât, thi trương co thê phuc hôi vơi mô hinh 2 đay nho, bên canh đo tin hiêu phân ky cua chi sô VNIndex vơi đương chi bao co thê cung cô cho nhip phuc hôi tư vung hô trơ hiên tai đên ngương khang cư gân ơ khu vưc 981 điêm.
1.TTCK Việt Nam phục hồi
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường giao dịch tích cực. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa dừng ở mức 963.51 điểm và HNX-Index chốt phiên ở 102.6 điểm.
Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây
Tuần qua thị trường giao dịch khá ảm đạm vào đầu tuần nhưng đến gần cuối tuần thì VN-Index đã có xu hướng hồi phục tích cực hơn. Theo các chuyên gia MBS, thanh khoan đang trong xu hương giam kê tư đâu tuân va sư không đông thuân cua cac nhom cô phiêu lơn la nguyên nhân khiên thi trương trươt dôc vê cuôi phiên, nhip rung lăc co thê tiêp diên ơ xung quanh môc 960 điêm trong cac phiên tơi.
Vê ky thuât, thi trương co thê phuc hôi vơi mô hinh 2 đay nho, bên canh đo tin hiêu phân ky cua chi sô VNIndex vơi đương chi bao co thê cung cô cho nhip phuc hôi tư vung hô trơ hiên tai đên ngương khang cư gân ơ khu vưc 981 điêm.
Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự tăng nhẹ về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức trung bình, tương ứng đạt 79.773 hợp đồng.
2. TTCK Thế giới có 1 tuần phục hồi
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thể hiện sự lạc quan của các nhà đầu tư khi tiếp tục tăng lên mức cao mới. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 28.645 điểm (tăng 0,67%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 9.006 điểm (tăng 0,92%), và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 3.240 điểm (tăng 0,59%).
Cổ phiếu Amazon dẫn đầu nhóm ngành bán lẻ đã tăng vượt trội so với các nhóm cổ phiếu khác. Hôm thứ ba, Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên rằng ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm gặp nhau để ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, các chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đã ghi nhận mức tăng nhỏ trong tuần. Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đóng cửa ở 7.644 điểm (tăng 0,82%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 13.337điểm (tăng 0,14%), và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 6.037 điểm (tăng 0,27%).
Tuần qua không có tin tức đáng chú ý nào ở châu Âu, nhưng các nhà phân tích cho rằng thị trường châu Âu được hưởng lợi từ tâm lý tích cực kỳ vọng về thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chứng khoán Nhật Bản gần như không thay đổi trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 23.837 điểm (tăng 0,09%). Đồng yên cũng hầu như không thay đổi và đóng cửa ở mức 109,51 yên/đô la Mỹ. Theo khảo sát của Bloomberg, lợi suất thấp liên tục trên thị trường trái phiếu Nhật Bản đã khiến rủi ro tăng lên đối ở một số ngân hàng khu vực.
Có tới 20 trong số 29 ngân hàng được khảo sát đã cắt giảm phân bổ trái phiếu chính phủ Nhật Bản bổ sung trái phiếu xếp hạng BBB (hạng thấp nhất trong mức độ an toàn đầu tư). Báo cáo của Bloomberg cũng chỉ ra rằng các ngân hàng đang phải vật lộn để tạo ra doanh thu. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có các cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in để thảo luận các biện pháp hợp tác kinh tế lớn hơn, cũng như phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm tuần thứ tư liên tiếp khi các nhà đầu tư lạc quan về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 3.005 điểm (tăng 0,03%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 28.225 điểm (tăng 1,27%).
Trong khi đó dữ liệu kinh tế cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc. Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp đã tăng 5,4% trong tháng 11 so với một năm trước, tốc độ nhanh nhất trong 8 tháng.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh, VnIndex giảm nhẹ VIB hôm nay tăng mạnh 2,9% trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh. Kể từ sau tết nguyên đán đến nay, VIB có vẻ là cổ phiếu ngân hàng tăng đều đặn, bền bỉ nhất dù không có những phiên đột biến. Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán chưa nhiều biến động đáng kể. Nhiều cổ...