Covid-19 đã giúp thúc đẩy các thị trường chứng khoán tăng trong năm 2020
Thị trường chứng khoán ở những quốc gia đi đầu trong việc kiểm soát Covid-19 đã có mức tăng trưởng tích cực hơn trong năm nay.
Cổ phiếu ở các thị trường New Zealand, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Phần Lan là 5 vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng về khả năng phục hồi hậu đại dịch của Bloomberg với mức tăng trung bình 15%, so với chỉ 2% của nhóm 5 quốc gia dưới cùng là các thị trường Mexico, Argentina, Peru, Bỉ và Cộng hòa Séc.
New Zealand là thị trường có mức tăng trưởng tốt nhất khi với việc kiểm soát thành công đại dịch đã có mức tăng 12% trong năm nay, trong khi chỉ số chứng khoán Mexico xếp hạng cuối khi chính phủ đánh giá thấp mối đe dọa của đại dịch.
Biểu đồ các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất và thấp nhất năm 2020
“Các quốc gia kiểm soát tốt hơn tác động của đại dịch có xu hướng mang lại lợi nhuận thị trường chứng khoán lành mạnh hơn và có mức giảm GDP thấp hơn. Ngày càng thấy rõ rằng không có sự đánh đổi nào giữa sức khỏe và nền kinh tế”, Giám đốc danh mục đầu tư của Federated Hermes Inc., Lewis Grant cho biết trong các bình luận qua email.
Cổ phiếu giá trị hưởng lợi
Khi đợt triển khai vắc xin toàn cầu bắt đầu, các nhà đầu tư đang đánh giá lại khi thị trường chứng khoán đã tăng lên mức cao kỷ lục và sự lạc quan về khả năng trở lại bình thường đã thúc đẩy sự luân chuyển từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ chu kỳ.
Video đang HOT
“Phân tích xem một công ty hoặc quốc gia ở vị thế mạnh hơn hay yếu hơn trong thế giới hậu Covid là một cách tốt hơn để đánh giá các cơ hội đầu tư thay vì chỉ xem xét các quốc gia đã xử lý tốt như thế nào trong cuộc khủng hoảng Covid-19″, Rob Almeida, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại MFS Investment Management cho biết.
“Quan điểm của tôi là các quốc gia đứng đầu trong Bảng xếp hạng khả năng phục hồi của Bloomberg có mức tăng trưởng và tỷ lệ chứng khoán thế giới cao hơn so với các quốc gia ở cuối bảng xếp hạng, có khả năng là cổ phiếu giá trị và cổ phiếu chu kỳ”.
Bất chấp sự đổ xô gần đây đối với cổ phiếu rẻ hơn, chỉ số MSCI toàn cầu vẫn đang tăng 74% so với mức thấp của tháng 3.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh
Thị trường chứng khoán Mỹ đã mang lại lợi nhuận vượt trội bất chấp sự lây nhiễm gia tăng ở Mỹ và phản ứng bị chỉ trích nặng nề của chính quyền Trump đối với đại dịch. Cổ phiếu thị trường Mỹ đã được củng cố bởi một Cục Dự trữ Liên bang và đà tăng điểm mạnh của những cổ phiếu công nghệ khi được hưởng lợi từ việc chuyển sang làm việc tại nhà.
Theo Gene Podkaminer, trưởng bộ phận Franklin Templeton Investment Solutions cho biết cổ phiếu ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cũng tăng trưởng tốt nhờ vào những tên tuổi công nghệ đã được chứng minh là “Người chiến thắng chung cuộc” hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu tăng lên.
“Trong lĩnh vực cổ phiếu, chúng tôi tập trung vào cổ phiếu tăng trưởng và nói chung là các tài sản đáp ứng nhu cầu hàng hóa. Các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid, chẳng hạn như châu Âu, Mỹ và Canada, có thể tiếp tục gặp khó khăn”, Podkaminer cho biết.
Giới đầu tư bán tháo ồ ạt, chuỗi ngày đen tối kéo dài
Phố Wall đã có phiên bán tháo ồ ạt vào ngày thứ Hai (21/9) khiến tháng 9 năm nay trở thành tháng 9 tồi tệ nhất trong 18 năm qua.
Mở đầu tuần mới, chứng khoán Mỹ đứng trước hàng loạt rủi ro đè nặng tâm lý thị trường. Các nhà lập pháp tại Washington tiếp tục chia rẽ và tranh cãi khiến gói kích thích kinh tế mới bị trì hoãn vẫn chưa tìm được lối thoát.
Trong khi đó, chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ ngày càng nóng lên khi đang đi đến giai đoạn nước rút, được khuếch đại bởi cuộc chiến thay thế Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg. Sự ra đi của người phụ nữ duy nhất phục vụ cho Tòa án Tối cao Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến dữ dội về việc đề cử người kế nhiệm của bà, làm phức tạp thêm cuộc đua bầu cử tổng thống vốn đã gay gắt.
Số lượng ca nhiễm Covid-19 gia tăng ở một số nền kinh tế châu Âu khiến các nước này đứng trước nguy cơ phải đóng cửa thêm lần nữa thúc đẩy đà lao dốc là chứng khoán Mỹ phiên đêm qua.
Gánh nặng nợ đối với nền kinh tế Mỹ tăng với tốc độ kỷ lục trong quý II. Nợ của chính phủ liên bang tăng 58,9% lên 22.580 tỷ USD trong bối cảnh Washington tăng chi tiêu để đối phó với đại dịch, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thông báo hôm thứ Hai.
Cùng ngày, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Washington không chấp nhận phương án ByteDance tiếp tục nắm quyền kiểm soát các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Nhà lãnh đạo Mỹ muốn Oracle và Walmart nắm toàn quyền kiểm soát, sở hữu cổ phần điều hành của TikTok.
Sau phát biểu của ông Trump, Hu Xijin, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu trực thuộc nhà nước Trung Quốc, cho biết trên trang twitter cá nhân, Bắc Kinh có thể sẽ từ chối thỏa thuận thương vụ TikTok do "thỏa thuận này sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, lợi ích và phẩm giá của Trung Quốc".
Trong khi đó, trong báo cáo có dài hơn 2.100 trang do Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố hôm qua, một số ngân hàng lớn nhất thế giới, trong đó có JPMorgan, HSBC, Standard Chartered, Deutsche Bank và Bank of New York Mellon, đã bị cáo buộc đã cho phép các tội phạm rửa tiền trót lọt hàng ngàn tỷ USD.
Đóng cửa phiên đầu tuần, cả ba chỉ số chính trên phố Wall đều giảm.
Kết thúc phiên 21/9, chỉ số Dow Jones giảm 509,72 điểm (-1,84%), xuống 27.147,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 38,41 điểm (-1,16%), xuống 3.281,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 14,48 điểm (-0,13%), xuống 10.778,80 điểm.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa phiên đầu tuần với mức sụt giảm tồi tệ nhất trong ba tháng qua do lo gại về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai. Nhóm cổ phiếu du lịch và giải trí tiếp tục dẫn đầu đà giảm cùng với cổ phiếu ngân hàng do bê bối rửa tiền.
Kết thúc phiên 21/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 202,76 điểm (-3,38%), xuống 5.804,29 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 573,81 điểm (-4,34%), xuống 12.542,44 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 186,14 điểm (-3,74%) xuống 4.792,04 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á có phiên giao dịch trái chiều. Thị trường Trung Quốc đi xuống khi PBoC thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm lần lượt là 3,85% và 4,65%.
Trong khi đó, chịu tác động từ báo cáo của ICIJ, chứng khoán Hồng Kông giảm sâu nhất khu vực khi cổ phiếu các ngân hàng niêm yết tại đây như Standard Chartered và HSBC lao dốc
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Kính lão.
Kết thúc phiên 21/9, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,15 điểm (-0,63%), xuống 3.316,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 504,72 điểm (-2,06%), xuống 23.950,69 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 23,01 điểm (-0,95%), xuống 2.389,39 điểm.
Giá vàng giảm mạnh do gặp áp lực bán mạnh trong bối cảnh chỉ số USD Mỹ tăng vững chắc và giá dầu thô kỳ hạn giảm mạnh. Như đã thấy vài lần trong vài tháng qua, kim loại trú ẩn an toàn không thể đi lên dù thị trường chứng khoán toàn cầu bán tháo.
Kết thúc phiên 21/9, giá vàng giao ngay giảm 36,50 USD (-1,87%), xuống 1.912,40 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm 47,70 USD (-2,24%), xuống 1.909,50 USD/ounce.
Giá dầu giảm mạnh trong bối cảnh sản lượng dầu từ Libya tăng và các ca lây nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh ở châu Âu làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu dầu toàn cầu suy giảm. Ngoài ra, tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu càng làm tăng thêm tác động tiêu cực tới giá dầu.
Kết thúc phiên 21/9, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,80 USD (-4.58%), xuống 39,31 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,71 USD (-4.13%), xuống 41,44 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên 14/9 Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại sau khi sụt giảm trong hai tuần vừa qua, nhờ thông báo sáp nhập về liên doanh của Oracle với nền tảng chia sẻ video trực tuyến TikTok Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên 14/9. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN Trong phiên giao dịch ngày 14/9, thị trường chứng khoán Phố...