COVID-19 đã đẩy 1,3 triệu người Việt Nam vào cảnh mất việc
Dịch COVID-19 đẩy 1,3 triệu người vào tình trạng không có việc làm trong năm 2020, đa phần người mất việc trong độ tuổi lao động. Riêng trong quý 4-2020 có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước.
Họp báo công bố số liệu lao động, việc làm năm 2020 – Ảnh: B.N
Bà Vũ Thị Thu Thủy – cục trưởng Cục Thu nhập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê – cho biết con số trên tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 4 và năm 2020 do Tổng cục thống kê tổ chức ngày 6-1 tại Hà Nội.
Hơn 32 triệu lao động bị ảnh hưởng
“Mức giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng xảy ra trong suốt thập kỷ qua” – bà Thủy nhấn mạnh.
Số liệu của Tổ chức lao động quốc tế cho thấy đại dịch COVID-19 gây tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trên thế giới trong năm 2020, thất nghiệp tăng từ 4,1% (năm 2019) lên mức 5,2 – 5,7% (năm 2020).
Theo bà Thủy, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế trong quý 4, tình hình lao động việc làm trong quý có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước. Tuy nhiên các chỉ số về lao động, việc làm và thu nhập của người lao động quý 4 và cả năm 2020 vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12-2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19. Con số này bao gồm người bị mất việc, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Video đang HOT
Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lao động trong ngành dệt may chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh – Ảnh: T.T
Khu vực dịch vụ ảnh hưởng nặng nề nhất
Xét theo khu vực kinh tế, bà Thủy cho biết khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng, tỉ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 26,4%.
Mặc dù số lao động có việc làm quý 4-2020 tăng mạnh so với 2 quý trước nhưng do sự giảm sâu trong quý 2 nên số lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 (53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với năm 2019, tương ứng 2,36%).
Biến động này hoàn toàn trái ngược xu hướng tăng việc làm hàng năm của giai đoạn 2010-2019, với số lao động có việc làm tăng trung bình khoảng 600.000 người.
“Mức giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng xảy ra trong suốt thập kỷ qua, theo đó 1,3 triệu người bị đẩy vào tình trạng không có việc làm, bao gồm 51,6% người là phụ nữ và đa phần đang trong độ tuổi lao động”, bà Thủy nhận định.
Trong đó, số người thất nghiệp trong quý 4-2020 gần 1,2 triệu người, tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ tước đi cơ hội có việc làm chính thức, đại dịch COVID-19 còn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Tính chung trong năm 2020, có 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, tăng 456.700 người so với năm 2019.
Cũng theo bà Thủy, nếu không có dịch COVID sẽ có thêm 1,6 triệu người được tạo việc làm, nói cách khác dịch bệnh tước đi cơ hội việc làm của 1,6 triệu người.
Thu nhập người lao động năm 2020 giảm 215 ngàn đồng/tháng
Tính chung trong năm 2020, thu nhập bình quân của người lao động 5,5 triệu đồng/tháng, giảm 2,3% so với năm 2019.
Trong đó, thu nhập lao động ngành dịch vụ giảm sâu nhất, khoảng 215.000 đồng/tháng, tiếp đến ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 156.000 đồng/tháng, thu nhập lao động ngành công nghiệp và xây dựng giảm thấp nhất, khoảng 100.000 đồng/tháng.
1,8 triệu người mất cơ hội việc làm vì Covid-19
Covid-19 đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người trong 9 tháng đầu năm, theo đại diện Tổng cục Thống kê.
Ngày 6/10, bà Vũ Thị Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ thống kê Dân số và Lao động thuộc Tổng cục Thống kê, cho hay chín tháng qua, lực lượng lao động (bao gồm những người có việc làm và thất nghiệp) đã giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Nếu không có dịch Covid-19 và lực lượng lao động duy trì tốc độ tăng 1% mỗi năm như giai đoạn 2016 đến 2019, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,8 triệu lao động.
"Nói cách khác, Covid-19 đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người", bà Vũ Thị Thu Thủy nói.
Lao động chợ Long Biên những ngày giãn cách xã hội, tháng 4/2020. Ảnh: Thanh Huế
Đại dịch đã khiến 31,8 triệu người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực, gồm lao động bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, 69% lao động bị giảm thu nhập nhẹ, gần 40% phải giảm giờ làm hoặc giãn việc và khoảng 14% mất việc. Tình trạng thiếu việc làm đã lan rộng ra các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thay vì tập trung ở nông, lâm, thuỷ sản như thời gian trước.
Dịch vụ vẫn là khu vực có tỷ lệ lao động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 69% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng với 66%; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%.
Quý này, 1,2 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tăng 148.000 người so với cùng kỳ năm trước. Với tỷ lệ thất nghiệp 4% ở khu vực thành thị, đây là năm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng mười năm qua.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý này đạt 5,5 triệu đồng, tăng 258.000 đồng so với quý trước. Nhưng nếu tính chung chín tháng, thu nhập của người lao động lại giảm khoảng 83.000 đồng. Thu nhập giảm cao nhất ở các ngành hoạt động tài chính, dịch vụ hỗ trợ, lưu trú, vận tải kho bãi. Ngược lại, thông tin truyền thông, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội lại là ba ngành có thu nhập tăng.
Thu nhập bình quân của người lao động trong các khu vực kinh tế. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Một phần ba doanh nghiệp tham gia khảo sát nhanh cho biết đã phải cắt giảm lao động, nhiều nhất là vận tải hàng không, du lịch và dịch vụ lưu trú. Lao động bị giảm lương trong các doanh nghiệp thuộc ba nhóm ngành này lần lượt là 99%, 43% và gần 28%. Dự kiến đến cuối năm 2020, số doanh nghiệp cắt giảm lao động sẽ tăng lên hơn 36%. Tỷ lệ cắt giảm lao động ở doanh nghiệp vừa và nhỏ cao gấp đôi doanh nghiệp lớn.
Chỉ gần 18% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận được hỗ trợ, chủ yếu là giãn, hoãn thuế giúp duy trì trả lương người lao động; 4% trong đó nhận được hỗ trợ liên quan đến chính sách lao động và bảo hiểm xã hội.
Đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng nếu kiểm soát dịch tốt, mọi nguồn lực của nền kinh tế sẽ được huy động cho ba tháng cuối năm, bởi Tết Âm lịch kích thích mua sắm nội địa, lực lượng lao động tham gia thị trường có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, trong dịp Tết nhiều công việc chỉ mang tính chất thời vụ, tạm thời. Vì vậy, Chính phủ cần đẩy nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là gói an sinh 62.000 tỷ đồng đã tung ra từ hồi tháng 4.
Bàn hỗ trợ DN sau dịch Covid -19: Nóng chuyện vay vốn, sử dụng lương dự phòng... Dịch Covid -19 khiến cho thị trường lao động chịu nhiều ảnh hưởng. Nhu cầu lao động sụt giảm do số doanh nghiệp (DN) rời thị trường nhiều, số lượng lao động thất nghiệp, mất việc làm cao hơn. Trước bối cảnh đó, cần thiết phải có những giải pháp tổng thể để hỗ trợ lao động và DN. Lực lượng lao động...