COVID-19 cướp hơn nửa triệu sinh mạng, mỗi 18 giây lại có 1 người chết
Số người chết vì đại dịch COVID-19 đã lên tới hơn nửa triệu người. Dựa trên tính toán trung bình từ 1 đến 27-6, cứ mỗi 18 giây lại có một người qua đời vì COVID-19.
Một người tham dự lễ chôn cất các nạn nhân của COVID-19 tại thị trấn phía nam Cisternino, Ý, ngày 30-3 – Ảnh: REUTERS
COVID-19 được cho là đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi, mặc dù người trưởng thành và trẻ em cũng nằm trong số hơn 500.000 ca tử vong và 10 triệu ca nhiễm được ghi nhận.
Trong khi tỉ lệ tử vong nói chung đã chậm lại trong những tuần gần đây, các chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại về số lượng ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục ở một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Brazil hay một số nơi ở châu Á.
Theo thống kê của Hãng tin Reuters, dựa trên tính toán trung bình từ ngày 1 đến 27-6, cứ mỗi 24 giờ có 4.700 người chết vì bệnh liên quan đến COVID-19.
Con số này tương đương với cứ mỗi giờ có 196 người chết và cứ mỗi 18 giây sẽ có một người chết.
Khoảng 25% tổng số ca tử vong cho đến nay là ở Mỹ, theo Reuters. Một số bang miền Nam và miền Tây mở cửa sớm đã chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt.
Số ca nhiễm ở Mỹ Latin ngày 28-6 đã vượt qua châu Âu, biến khu vực này thành nơi bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới bởi đại dịch chỉ sau Bắc Mỹ.
Ca tử vong đầu tiên do virus corona chủng mới được ghi nhận bởi vào ngày 9-1, một người đàn ông 61 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chỉ trong 5 tháng, số người chết vì COVID-19 đã vượt qua số người chết hằng năm do sốt rét – một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất.
Tỉ lệ tử vong do COVID-19 trung bình lên tới 78.000 người mỗi tháng, so với 64.000 ca tử vong vì AIDS và 36.000 ca tử vong do sốt rét, dựa trên số liệu năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Số người chết ở Mỹ có thể lên tới 180.000 vào tháng 10
Video đang HOT
Xét nghiệm COVID-19 tại Texas, ngày 28-6 – Ảnh: REUTERS
Một số chuyên gia dự đoán số người chết ở Mỹ sẽ lên gần 180.000 vào ngày 1-10.
Trong 2 ngày 26 và 27-6, Mỹ ghi nhận lần lượt 45.255 và 42.597 ca nhiễm mới trong 24 giờ. Trong đó số ca nhiễm mới của ngày 26-6 là con số cao nhất trong một ngày.
Số ca nhiễm tăng cao, đặc biệt ở Texas và Florida, đã khiến các thống đốc bang phải tạm dừng kế hoạch mở cửa trở lại. Bang Texas phải đóng cửa quán bar và hạn chế sức chứa của nhà hàng trong khi Florida cấm ngồi uống tại bar.
“Chúng tôi vẫn đang trong làn sóng virus đầu tiên”, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Robert Redfield cho biết.
Cũng theo Redfield, đại dịch hiện tại đã khác biệt rõ rệt so với đợt bùng phát hai hoặc ba tháng trước, khi số ca tử vong chủ yếu là ở người già và người có bệnh lý nền. Hiện nay đã có nhiều người trẻ mắc COVID-19 hơn.
Nguy cơ tái bùng phát ở châu Âu, châu Á
Tình nguyện viên làm giường bằng bìa carton cho bệnh nhân COVID-19 ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 26-6 – Ảnh: REUTERS
Tiến sĩ Hans Henri Kluge – giám đốc khu vực châu Âu của WHO, cảnh báo rằng 11 quốc gia EU đã ghi nhận “sự gia tăng đáng kể” số ca nhiễm trong thời gian gần đây. Ông Kluge cảnh báo hệ thống y tế sẽ bị “đẩy đến bờ vực” nếu ca nhiễm tiếp tục gia tăng không kiểm soát.
Tại châu Á, Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm vượt nửa triệu vào ngày 27-6 sau khi số ca nhiễm tăng kỷ lục trong một ngày là 18.552 ca.
Trung Quốc cũng đang cố gắng kiểm soát ổ dịch mới ở Bắc Kinh. Trong ngày 27-6, Bắc Kinh ghi nhận 17 ca nhiễm mới ở thủ đô trong số 21 ca trên toàn quốc.
Nguy cơ tử vong cao ở người già
Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 ở khu chăm sóc đặc biệt tại Ý, ngày 9-4 – Ảnh: REUTERS
Các chuyên gia y tế công cộng đang xem xét mối liên hệ giữa nhân khẩu học và tỉ lệ tử vong ở nhiều khu vực khác nhau. Chẳng hạn một số nước châu Âu có dân số già đã ghi nhận tỉ lệ tử vong cao hơn nơi khác.
Báo cáo hồi tháng 4 của Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu đã xem xét hơn 300.000 trường hợp ở 20 quốc gia và phát hiện ra rằng khoảng 46% ca tử vong đều trên 80 tuổi.
Thay đổi cách tiễn đưa người đã khuất
Nghi lễ đám tang cho bệnh nhân COVID-19 tại nghĩa trang đặc biệt cách thành phố Najaf, Iraq gần 20km – Ảnh: AFP
Số người chết tăng cao đã dẫn đến những thay đổi trong nghi thức chôn cất truyền thống và tôn giáo trên khắp thế giới. Các nhà xác và doanh nghiệp tang lễ bị quá tải và gia đình thì không được phép từ biệt người thân yêu.
Israel không cho phép rửa thi thể người đạo Hồi đã chết vì COVID-19, và thay vì bọc thi thể trong vải, họ phải bọc trong túi nhựa. Truyền thống mọi người đến nhà của người thân đã qua đời để tang trong 7 ngày của người Do Thái cũng bị phá vỡ.
Ở Ý, người Công giáo đã chôn cất mà không có đám tang hay lời chúc phúc từ linh mục. Ở New York, nhà hỏa táng phải làm việc quá giờ, tới đêm vẫn phải đốt xác.
Ở Iraq, các cựu quân nhân phải bỏ súng xuống, cầm cuốc lên đào mộ cho các nạn nhân của COVID-19 tại các nghĩa trang đặc biệt. Họ phải học cách chôn cất người theo Cơ Đốc giáo cũng như người Hồi giáo.
Nắng nóng khủng khiếp, người trẻ bị đột quỵ tăng đột biến
Nắng nóng kéo dài khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch nói chung và đột quỵ nói riêng tăng cao, đặc biệt là ở người cao tuổi. Số trẻ em nhập viện vì bệnh viêm đường hô hấp cũng có dấu hiệu tăng lên so với bình thường.
Người còn trẻ bị đột quỵ có xu hướng tăng nhanh
Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 40 tuổi, trong tình trạng hôn mê, phù não, phải thở máy. Người nhà cho biết, anh đang làm việc trên cánh đồng thì cảm thấy mệt, thiếp đi. Theo các bác sĩ, nếu qua khỏi, người bệnh chắc chắn phải chịu di chứng nặng nề, như đi lại khó khăn, phản xạ chậm chạp, do não bị tổn thương.
Trời nắng nóng mấy ngày qua khiến nhiều trẻ phải nhập viện điều trị Ảnh: Thái Hà
Trong những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ C khiến những người mắc các bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, suy tim, hẹp động mạch vành... bị ảnh hưởng sức khỏe nặng nề. Bác sĩ lưu ý, những người mắc các bệnh này không có chế độ sinh hoạt phù hợp và tuân thủ điều trị có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo bệnh nền tim mạch, khi thay đổi của cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu, đau ngực; hoặc khi mất nước nhiều làm tụt huyết áp. Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể nhồi máu cơ tim.
Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người dễ có nguy cơ bị đột quỵ trong mùa nắng nóng là không gian ở thường dùng máy lạnh. Khi ở trong phòng máy lạnh, đột ngột bước ra bên ngoài nóng với nhiệt độ cao hơn, sẽ hay bị choáng, xây sẩm, ngất. Tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân, nhiều trường hợp sốc nhiệt có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.
Ngày nay, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi, nhất là những người trẻ lạm dụng rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, thuốc lá, bị áp lực công việc, cuộc sống lớn,... Tỷ lệ người trẻ phải nhập viện vì đột quỵ trong mùa nắng nóng có xu hướng tăng nhanh và đột biến.
Theo các bác sĩ, người làm việc dưới trời nắng gắt sẽ phải chịu tác động kép từ nhiệt độ cao và tia tử ngoại. Nắng nóng khiến não bộ không thể điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm tổn thương nội tạng, gây rối loạn đông máu. Tia tử ngoại gây tổn thương cho da, cộng với tác động của nhiệt độ cao làm phù não, xuất huyết não. Nếu không có người trợ giúp sẽ rơi vào tình trạng sốc nhiệt, nguy kịch.
Khuyến cáo
Bác sĩ Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư khuyến cáo, nếu không có việc gì cần thiết thì người cao tuổi nên thường xuyên ở trong môi trường có nhiệt độ ổn định, hạn chế tối đa việc ra đường, nhất là trong thời gian từ 12h-16h hằng ngày.
Để tránh mất nước và rối loạn điện giải trong những ngày nắng nóng, người bệnh cần uống nhiều nước, trừ bệnh nhân suy tim. Người bệnh cũng không nên ăn quá no, ăn các thức ăn dễ tiêu, tăng cường ăn hoa quả và rau xanh, hạn chế muối, không sử dụng bia rượu. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm mồ hôi.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi.
Bác sĩ khuyến cáo, những người lao động trong điều kiện nắng nóng nên chọn thời điểm phù hợp, khi ánh nắng đỡ chói chang. Phải có phương tiện chống nóng tốt, uống đủ nước, tính toán thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mọi người cần lưu ý khi tắm, không nên xả nước lạnh để hạ nhiệt độ cơ thể khi quá nóng. Nên làm mát từ từ bằng cách nghỉ ngơi, dùng quạt làm mát sau đó mới đi tắm, tránh gây sốc nhiệt.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang... chống nóng. Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Sai lầm khi dùng điều hòa vừa nguy hiểm vừa tốn điện Nhiều người đang từ ngoài nắng đi vào nhà thường có tâm lý hạ nhiệt độ điều hòa thật thấp để phòng mát nhanh. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Vào những ngày nắng nóng, điều hòa là thiết bị không thể thiếu để làm mát ngôi nhà của bạn. Để mức nhiệt độ như thế nào...