COVID-19 có thể tạo tiền đề cho các thành phố bền vững trong tương lai
Cư dân thành phố và các nhà quy hoạch đô thị cần tận dụng những đảo lộn lớn do đại dịch COVID-19 để tạo ra một tương lai bền vững và ít carbon hơn.
Cảnh vắng vẻ tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra tại cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra ngày 25/1.
Tại hội thảo về các thành phố không khí thải do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức trong khuôn khổ tuần lễ Chương trình nghị sự Davos, các chuyên gia đã chỉ ra rằng các khung giờ học và giờ làm cố định đang dần nhường chỗ cho hệ thống làm việc linh hoạt hơn trong đại dịch, giúp giảm bớt áp lực lên các hệ thống giao thông vận tải và mạng lưới cung ứng điện. Ông Carlo Ratti – Giám đốc Phòng thí nghiệm SENSEable City thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho rằng nếu con người có thể tái xây dựng kế hoạch cho các thành phố nhờ khả năng linh hoạt trong bối cảnh đại dịch, điều này có thể tạo ra ảnh hưởng lớn.
Các thành phố và khu đô thị là nơi cư trú của hơn 50% dân số thế giới và tạo ra 75% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, trở thành nơi tập trung các nỗ lực hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Trong khi đó, các mô hình làm việc truyền thống khiến nhu cầu về cơ sở hạ tầng vật lý và sử dụng năng lượng tăng cao.
Video đang HOT
Thị trưởng thành phố Stockholm (Thụy Điển) Anna Konig Jerlmyr cho rằng con người có thể sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn một cách bền vững hơn. Bà Jerlmyr nhận định việc cho phép người dân làm việc và học tập trong nhiều khung giờ khác nhau có thể làm giảm áp lực, đồng thời hỗ trợ những học sinh có khả năng tiếp thu tốt hơn khi học bài muộn. Giới chức Stockholm đã khuyến khích các hộ dân và doanh nghiệp sử dụng điện linh hoạt hơn và cho biết sẽ tặng thưởng nếu họ không sử dụng thiết bị điện trong khung giờ cao điểm.
Ông Lei Zhang, Giám đốc điều hành (CEO) của công ty công nghệ năng lượng Envision, cho biết cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng được cho là có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các thành phố không khí thải. Ông cho rằng các hệ thống thông minh sẽ giúp con người thích nghi và ứng phó với sự thay đổi nhu cầu, nhằm đảm bảo các nhà máy điện không bị quá tải. Bên cạnh đó, dòng ô tô điện, vốn đang ngày càng phổ biến, cũng có thể giúp đối phó với các thách thức về môi trường, bằng cách vận hành như các thiết bị lưu trữ điện di động khi đang đứng yên. Trong khi đó, ông Francesco Starace, CEO của công ty năng lượng Enel tại Italy khẳng định đại dịch COVID-19 đã cho thấy cách thức mà các thành phố có thể tiếp tục thay đổi và thích nghi nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, cho rằng con người đều đang dần học được cách sống hoàn toàn khác tại các thành phố kiểu mới này.
Các nhà sản xuất vaccine gấp rút đổi kế hoạch ứng phó biến thể virus SARS-CoV-2
Virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Hình ảnh hiển vi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh. Ảnh: Sputnik
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 ngày càng đột biến với tốc độ nhanh chóng và lan rộng ra toàn cầu, hai nhà sản xuất vaccine lớn trên thế giới tuyên bố vaccine ngừa COVID-19 của họ tuy vẫn hiệu quả song khả năng bảo vệ vẫn có phần suy giảm trước một biến thể mới và họ cần xem xét lại kế hoạch nhằm ứng phó với các chủng mới này.
Thông tin trên phản ánh rõ việc các chuyên gia khoa học nhận ra virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Theo tờ New York Times, các loại vaccine của hai hãng dược phẩm Moderna và Pfizer-BioNTech được cho là hiệu quả trong việc phòng ngừa biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh và Nam Phi. Tuy nhiên, khi so sánh cụ thể hơn, khả năng bảo vệ của hai loại vaccine trước biến thể tìm thấy ở Nam Phi có phần kém hơn do biến thể này có thể lẩn tránh kháng thể tồn tại trong máu.
Để đảm bảo an toàn, hãng dược phẩm Moderna ngày 25/1 tuyên bố bắt đầu phát triển một phiên bản vaccine mới có thể được sử dụng như một mũi tiêm tăng cường chống lại biến thể virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi.
"Tôi nghĩ đây là một chính sách đảm bảo. Tôi không biết chúng ta có cần dùng đến nó hay không, nhưng tôi hy vọng không", Tiến sĩ Tal Zaks - người phụ trách y tế tại Moderna - trả lời phỏng vấn ngày 25/1.
Moderna thông báo công ty này cũng lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm tiêm thêm liều thứ ba vaccine nguyên bản cho những người đã tiêm trước đó, giúp bảo vệ họ trước các biến thể mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rome, Italy, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Cùng ngày, Tiến sĩ Ugur Sahin - Giám đốc Điều hành của BioNTech - trong một cuộc phỏng vấn cho hay công ty đang thảo luận với các cơ quan quản lý dược phẩm về những loại thử nghiệm lâm sàng và đánh giá an toàn cần được đáp ứng để cấp phép một phiên bản mới của vaccine Pfizer-BioNTech có mức độ hiệu quả hơn đối phó với biến thể Nam Phi.
Tuy nhiên, ông Sahin khẳng định các nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể giảm trước một biến thể mới không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả hơn. Vị chuyên gia lưu ý với vaccine phòng cúm, nồng độ kháng thể giảm 4 lần mới dẫn đến hiệu quả tổng thể kém hơn 10%.
Theo BioNTech, công ty này có thể phát triển một phiên bản vaccine điều chỉnh trong 6 tuần. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về chính sách cấp phép cho vaccine được nâng cấp.
Các nhà khoa học dự đoán virus SARS-CoV-2 sẽ tiến hóa và có thể tạo ra những đột biến mới chống lại vaccine. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 100 triệu người. Giới khoa học nhận định càng nhiều ca nhiễm mới, cơ hội cho virus SARS-CoV-2 đột biến cũng càng lớn hơn. "Càng nhiều người bị nhiễm bệnh, chúng ta càng có nhiều khả năng phát hiện thêm các biến thể mới", Tiến sĩ Michel Nussenzweig, nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York, kết luận.
Trong những tháng gần đây, Anh, Nam Phi đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2, kéo theo số ca nhiễm mới tăng nhanh và lây lan ra nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh đã lây lan ra 60 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ.
COVID-19 biến các trung tâm du lịch thế giới thành những 'thành phố ma' Nếu trước đây những danh thắng nổi tiếng thế giới luôn trong trạng thái "chật như nêm" du khách thì với sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, các danh thắng này, từ tàn tích thành cổ Machu Picchu của Peru cho đến những bãi biển xinh đẹp ở Thái Lan, đều đang rơi vào tình cảnh đìu hiu. Cảnh vắng...