Covid-19 có đáng sợ hơn SARS?
Dịch Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh hơn, tỷ lệ bệnh nhân tử vong thấp hơn SARS.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Người mắc có triệu chứng giống như viêm phổi, bắt đầu bằng các cơn sốt và ho, tương tự bệnh SARS. Cả hai đều truyền sang người từ động vật được bày bán ở các khu chợ ẩm ướt. nCoV và virus SARS có mã di truyền giống nhau tới 80%.
Các chuyên gia gọi SARS là “đại dịch đầu thế kỷ 21″ sau khi nó lan rộng ra 29 quốc gia. Virus xuất hiện ở Quảng Đông, lây nhiễm 8.098 người và làm chết 774 bệnh người. Trong khi đó, tính đến ngày 28/2, tổng số ca dương tính Covid-19 là hơn 83.000 và 2.858 người tử vong. Chỉ trong hai tháng, nCoV đã làm chết gấp ba lần số bệnh nhân so với đợt bùng phát SARS kéo dài gần một năm.
Nhân viên y tế tại Toronto trong đợt dịch SARS vào năm 2003. Ảnh: Reuters
Tốc độ lây lan
Dịch Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh chóng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy thời gian ủ bệnh của người mắc là khoảng 14 ngày. Song nghiên cứu gần đây của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (chưa qua bình duyệt) nhận định nó có thể kéo dài tới 24 ngày. Giai đoạn ủ bệnh của SARS là 7 ngày.
Các nhà khoa học đã xác định mức độ lây lan của virus mới bằng phép đo hệ số lây nhiễm (R0). Theo thống kê, R0 của SARS là từ 2 đến 5. WHO ước tính sơ bộ, mức độ lây nhiễm của dịch viêm phổi do nCoV lần này vào khoảng 1,4 đến 2,5.
Video đang HOT
Tỷ lệ tử vong
Dù lây lan nhanh chóng, virus corona chủng mới dường như có tỷ lệ tử vong thấp hơn SARS.
Nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc trên 1.099 ca bệnh Covid-19 kết luận tỷ lệ tử vong là 1,4%. Báo cáo ngày 10/2 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng con số này có thể còn thấp hơn: khoảng 1%. Theo phân tích lớn hơn được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc trên 72.000 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong là khoảng 2,3%.
Trong khi đó, SARS làm chết 9,6% số người nhiễm bệnh.
“Về bản chất, Covid-19 là phiên bản dễ lây lan nhưng ít chết người hơn của SARS”, Ian Jones, chuyên gia về virus tại Đại học Reading, Anh nhận định.
Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Lancet cho thấy, tỷ lệ tử vong của nhóm 99 bệnh nhân nhiễm nCoV được theo dõi lên tới 11%. Một tháng sau khi SARS bùng phát, chỉ có 5 người qua đời. nCoV làm chết tới 213 bệnh nhân trong cùng khoảng thời gian.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 ngày 24/1 tại Bệnh viện Trung Nam, Đại học Vũ Hán. Ảnh: AP
nCoV cũng có khả năng liên kết với các thụ thể tế bào người cao hơn gấp 20 lần SARS. Một nghiên cứu cho thấy, dù cả hai có độ tương đồng cao trong miền liên kết với thụ thể (RBD), chúng không liên kết với ba kháng thể đơn dòng đặc hiệu của SARS (mAbs), bản sao của một kháng thể có khả năng vô hiệu hoá mầm bệnh.
Các nước đang ráo riết chạy đua để điều chế vaccine ngăn ngừa Covid-19. Ngày 25/2, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nebraska thông báo bắt đầu thử nghiệm Remdesivir để điều trị bệnh viêm phổi corona. Đây là loại thuốc tiềm năng, có thể dùng cho bệnh nhân nCoV mà không để lại tác dụng phụ.
Công ty công nghệ sinh học Moderna Therapeutics đã vận chuyển lô vaccine thử nghiệm đầu tiên tới Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID). Ngày 21/2, Đại học Thiên Tân Trung Quốc tuyên bố đã điều chế thành công vaccine dạng uống cho bệnh viêm phổi corona, tiến đến thử nghiệm lâm sàng.
Thục Linh
Theo Business Insider/VNE
Virus corona: Số ca nhiễm mới giảm, đại dịch chấm dứt vào tháng 4?
Ngày 11-2, cố vấn y tế cấp cao của Trung Quốc thông báo sự bùng phát virus corona mới (tên mới là Covid-19) tại nước này có thể sẽ chấm dứt vào tháng 4.
Ông Chung Nam Sơn, cố vấn y tế hàng đầu của Trung Quốc, thông báo số ca nhiễm mới đang sụt giảm tại một số tỉnh và dự đoán đại dịch sẽ đạt đỉnh trong tháng 2. Ông Chung là nhà dịch tễ học từng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào năm 2003.
Theo báo cáo, tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của đại dịch virus corona, đã có 94 người chết và thêm 1.068 ca nhiễm mới vào ngày 11-2. Con số này giảm hơn một nửa so với kỷ lục 3.000 ca mới vào ngày 4-2 và cũng là ngày có ca nhiễm bệnh tăng thêm ít nhất kể từ 31-1 (1.347 ca).
Một công nhân đi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, tổng số người tử vong ở Trung Quốc đã vượt quá 1.100 người và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo virus corona mới là mối nguy toàn cầu có khả năng còn tệ hơn cả chủ nghĩa khủng bố.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói thế giới phải "thức tỉnh và xem loại virus này là kẻ thù chung số một", đồng thời cho biết 18 tháng nữa loại vắc xin đầu tiên cho virus corona mới được hoàn thành.
Theo số liệu của WHO và các quan chức y tế Trung Quốc, tổng số ca nhiễm virus corona mới ở nước này đã vượt qua con số 44.000. Số liệu cho thấy khoảng 2% bệnh nhân nhiễm corona đã tử vong, đa số là người cao tuổi hoặc những người đã mắc bệnh từ trước.
WHO đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới bùng phát tại Trung Quốc là Covid-19. Ông Tedros cho biết tại cuộc họp báo ở TP Geneva - Thụy Sĩ: "Chúng tôi đã đặt tên mới cho dịch bệnh và nó là Covid-19". Ông Tedros giải thích chữ "Co" là viết tắt của "corona", "vi" trong "virus" và "d" trong tiếng Anh là "dịch bệnh". Virus này được xác định lần đầu ở Trung Quốc vào ngày 31-12-2019.
Bảo Hạnh
Theo Reuters/Người lao động
Dịch Corona: Hồi phục nhiều nhưng tử vong không ngừng tăng Tính đến 7 giờ tối 11-2, Trung Quốc có 1.016 người chết vì Corona với 43.112 ca nhiễm. Theo tờ South China Morning Post, hiện số ca tử vong bên ngoài TQ đại lục vẫn dừng ở mức hai ca, một ở Philippines vào ngày 2-2 và một ở đặc khu Hong Kong vào ngày 4-2. Như vậy, so với ngày 10-2, số...