Covid-19 cản đường chuyên gia Nhật sang kiểm tra xử lý vải thiều
Dịch Covid-19 đang khiến quá trình chuyên gia Nhật Bản sang công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu.
Cụ thể, trong văn bản gửi hai Sở Công Thương Hải Dương và Bắc Giang, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương nhận được công hàm số 02/shouan/333 ngày 20/4/2020 của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) thông báo không thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Từ thực tế này, MAFF lo ngại việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.
Người dân xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) chăm sóc vải thiều sớm. Ảnh: Văn Giang.
Trước tình hình đó, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị đồng chí Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản làm việc với Bộ Nông Nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản để thuyết phục phía Nhật xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra cơ sở khử trùng như tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện việc này trong thời gian trước mắt hoặc phối hợp với Bộ NNPTNT thực hiện các biện pháp kiểm tra từ xa (kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng).
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề nghị MAFF thúc đẩy xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Nhật Bản – ASEAN về Sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19.
Video đang HOT
Bộ Công Thương đề nghị các Sở nắm bắt thông tin và phổ biến kịp thời cho các đơn vị, doanh nghiệp liên quan. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan của cả hai nước để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam sang Nhật Bản.
Hiện, các kịch bản tiêu thụ vải thiều đã được các địa phương có sản lượng vải thiều lớn chuẩn bị sẵn sàng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; trong đó vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.
Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng.
Vải chứng nhận GlobalGAP đạt 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp; trong đó, có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên.
Vải sớm thu hoạch từ ngày 20 tháng 5 đến mùng 5 tháng 6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10 tháng 6.
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đã được hoàn thành. Về tiêu thụ vải thiều phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn các Bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu:
“Đối với kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu sang các thị trường, các thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là khó khăn nhất là không xuất khẩu được. Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid -19, Bắc Giang đặc biệt coi trọng thị trường nội địa trong nước, tỉnh sẵn sàng khởi động cả 3 kịch bản này trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm” – ông Thái khẳng định.
Xuất hiện nắng nóng gay gắt trên diện rộng
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (4-5), nắng nóng diện rộng đã xảy ra ở khu vực vùng núi phía bắc và trung Trung Bộ, cục bộ ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ.
Người dân huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) chăm sóc lúa vụ xuân. Ảnh: HÀ MY
Dự báo, từ ngày 5 đến 6-5, vùng áp thấp phía tây phát triển mạnh và mở rộng về phía đông nam kết hợp hiệu ứng phơn nên nắng nóng sẽ mở rộng ra toàn Bắc Bộ, bắc và trung Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 35 đến 380C, riêng phía tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh bắc và trung Trung Bộ có nơi hơn 380C.
Từ ngày 7 đến 10-5, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nền nhiệt độ phổ biến ở mức 37 đến 400C, có nơi hơn 400C.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), diện tích vải niên vụ 2020 toàn tỉnh Bắc Giang khoảng hơn 28.000 ha, thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 20-5 đến 5-6. Tuy nhiên, thời gian qua, một số loại sâu hại đã phát sinh và gây hại trên một số diện tích vải. Cụ thể: Bọ xít nâu đã gây hại diện rộng các vườn vải, diện tích nhiễm 576 ha; bệnh sương mai gây hại nặng cục bộ 170 ha; bệnh thán thư gây hại cục bộ 81 ha. Đặc biệt, sâu đục cuống quả đã phát sinh và gây hại 205 ha. Cục BVTV khuyến cáo thời gian tới, sâu đục cuống quả vải trưởng thành, các địa phương cần kiểm tra, phòng trừ, không để ảnh hưởng năng suất vải.
Tỉnh Hải Dương, niên vụ 2020 có khoảng 9.700 ha vải. Hiện một số loại sâu hại phát sinh gây hại, trong đó, rệp muội hại tỷ lệ 3 đến 5% diện tích nhiễm 1,2 ha; bọ xít nâu mật độ 0,5 đến 1 con/cành, cao 2 đến 3 con/cành, nhiễm 70 ha; sâu đo gây hại mật độ 0,5 đến 1 con/cành, diện tích nhiễm 60 ha; bệnh sương mai diện tích nhiễm 15 ha. Cục BVTV khuyến cáo cơ quan BVTV tỉnh Hải Dương và nông dân cần phun phòng bệnh thán thư vào đầu tháng 5 (trên trà vải sớm) và đầu tháng 6 (đối với trà vải chính vụ).
Đến nay, TP Hà Nội có gần 3.000 ha lúa xuân trổ bông, chiếm 3,3% tổng diện tích vụ xuân; gần 21.000 ha rau màu các loại, trong đó có 3.400 ha đang cho thu hoạch. Ngành nông nghiệp thành phố yêu cầu các đơn vị phải có đủ nước tưới dưỡng cho lúa xuân và rau màu. Đối với diện tích lúa đang giai đoạn phân hóa làm đòng, cần hướng dẫn nông dân xác định đúng thời điểm bón phân, bón NPK chuyên dùng phù hợp từng chân ruộng.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, sâu cuốn lá nhỏ lứa hai vụ đông xuân năm 2020 có mật độ cao hơn cùng kỳ nhiều năm. Mật độ trung bình 100 đến 150 con/m2, nơi cao 200 đến 300 con/m2, cá biệt 400 đến 500 con/m2 và có tất cả đến 77.000 ha lúa đông xuân cần phải phòng trừ. Tuy nhiên, do thời tiết có mưa, toàn tỉnh mới phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa hai được khoảng 9.000 ha. Nguy cơ sâu cuốn lá nhỏ sẽ gây hại và làm giảm năng suất lúa xuân nếu không được phun thuốc phòng trừ kịp thời.
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hoạch được 5.172 trong tổng số 28.667 ha vụ đông xuân 2019-2020. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân, đối với diện tích lúa trong giai đoạn trổ chín đến đỏ đuôi phải tiến hành thu hoạch sớm. Diện tích lúa ở giai đoạn trổ chắc xanh, sau khi nước rút cần tiến hành dựng lúa lại, tạo điều kiện cho lúa tiếp tục trổ. Đối với lúa làm đòng cần thoát nước nhanh, bổ sung phân bón để cây lúa nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, kịp thời phát hiện những đối tượng sinh vật gây hại như bệnh lép hạt, khô vằn, rầy nâu... để chỉ đạo phun trừ kịp thời.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng, từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương, bọ xít muỗi gây hại mạnh tại các vườn cà-phê. Hiện đã có 919 ha cà-phê chè bị nhiễm bọ xít muỗi, với tỷ lệ bị hại phổ biến khoảng 30%. Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh dự báo, thời gian tới thời tiết có mưa, cây cà-phê đang ra hoa đậu quả, ra chồi, lá non, vì vậy bọ xít muỗi sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh. Ngành nông nghiệp khuyến cáo cần cắt tỉa sớm chồi vô hiệu, chồi non đã bị bọ xít muỗi đẻ trứng, bảo đảm mật độ phù hợp đối với các diện tích trồng mới, trồng tái canh tối đa 5.000 cây/ha...
Tỉnh An Giang đang tập trung xuống giống vụ hè thu 2020 đồng loạt để né rầy, né hạn đầu vụ. Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, tổng diện tích dự kiến sản xuất vụ hè thu năm 2020 là hơn 250.100 ha; trong đó lúa 230.000 ha, rau màu hơn 20.100 ha. Để chủ động chống hạn, sâu bệnh, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp căn cứ vào tình hình khí tượng - thủy văn và khung lịch thời vụ cho từng khu vực, từng tiểu vùng để tránh diễn biến phức tạp trước diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng...
Tại tỉnh Cà Mau, trên tuyến đê biển Tây đi qua địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh vừa xảy ra sự cố sụt lún mặt đê, với chiều dài 1.670 m. UBND huyện U Minh đã chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp UBND xã Khánh Tiến tiến hành khảo sát, cắm biển cảnh báo sụt lún. Trước đó, tại tuyến đê biển Tây đoạn Đá Bạc - Kênh Mới (Trần Văn Thời) cũng xảy ra sụt lún, với chiều dài 240m và có nguy cơ sụt lún hơn 4.000 m.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra sáu điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch tại thị xã Tân Châu và các huyện An Phú, Chợ Mới, Châu Phú, với chiều dài sạt lở 97 m, ảnh hưởng đến tám căn nhà phải di dời khẩn cấp. Ước thiệt hại sạt lở hơn 170 triệu đồng, số vụ sạt lở tăng ba vụ so cùng kỳ năm 2019, nguyên nhân sạt lở do mực nước trên các sông rạch xuống thấp. Ngoài ra trong bốn tháng qua mưa kèm theo dông lốc ở bảy huyện, thị làm thiệt hại 56 nhà, trong đó sập hoàn toàn năm nhà và tốc mái, siêu vẹo 51 nhà.
Việt Nam được hỗ trợ mở rộng xuất khẩu thanh long, chanh leo IFC - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, vừa ký biên bản ghi nhớ với Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hỗ trợ những nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cho trái cây chất lượng cao, trong đó có thanh long, chanh leo. Việt Nam sẽ được hỗ trợ mở...