Covid-19 bùng trở lại, Ấn Độ tái phong tỏa cả thành phố 11 triệu dân
Nhà chức trách Ấn Độ đã cho tái phong tỏa thành phố miền nam Chennai và 3 huyện lân cận nhằm đối phó với sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới Covid-19.
Theo lệnh phong tỏa mới kéo dài 12 ngày, bắt đầu từ hôm nay, 19/6, chỉ các dịch vụ thiết yếu như bệnh viện, hiệu thuốc, cửa hàng bán xăng dầu, cửa hàng tạp phẩm, … được phép tiếp tục hoạt động. Các cơ quan chính phủ và ngân hàng cũng vẫn mở cửa, nhưng chỉ với 33% nhân viên hoạt động so với bình thường.
Các nhân viên chức trách đang chôn cất một bệnh nhân Covid-19 đã tử vong. Ảnh: BBC
Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu là thành phố lớn thứ 6 của Ấn Độ với khoảng 11 triệu dân. Cho đến thời điểm hiện tại, Chennai ghi nhận hơn 37.000 ca dương tính với virus corona chủng mới trong tổng số 50.000 ca bệnh của bang Tamil Nadu, khiến thành phố trở thành một trong những “điểm nóng” về dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất Ấn Độ.
Theo BBC, với chỉ hơn 600 trường hợp thiệt mạng, bang Tamil Nadu có tỉ lệ tử vong vì dịch tương đối thấp. Tuy nhiên, các quan chức y tế đang xem xét lại số ca tử vong tại đây sau khi xuất hiện những báo cáo cho rằng, ít nhất 200 trường hợp thiệt mạng tại Chennai đã không được tính vào số liệu thống kê chính thức.
Video đang HOT
Chennai hiện là thành phố duy nhất của Ấn Độ tái áp lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự trỗi dậy của dịch Covid-19. Vài ngày trước khi sắc lệnh mới có hiệu lực, hàng ngàn người dân đã tìm cách rời bỏ thành phố.
Tờ Hindu đưa tin, hàng đoàn xe hơi ồ ạt rời Chennai tạo thành cảnh tắc nghẹt ở các trạm kiểm soát tại cửa ngõ thành phố. Sân bay Chennai cũng chứng kiến số khách tăng gấp đôi bình thường vài ngày trở lại đây.
Khí thải nhà kính sẽ phải giảm 4 lần để tránh "thảm họa khí hậu"
Kết luận nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho thấy lượng khí thải nhà kính hàng năm trên toàn cầu tăng 14% trong giai đoạn 2008-2018.
Như vậy cần "một thập kỷ không hoạt động" gây tác hại phát khí thải, có nghĩa là các quốc gia trên toàn thế giới phải nỗ lực phi thường để tránh "thảm họa khí hậu". Tuyên bố của Lien Hợp Quốc đã nhấn mạnh như vậy.
"Năm 2010, thế giới nghĩ rằng chúng ta có 30 năm để giảm một nửa lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Ngày nay, chúng ta biết điều này phải xảy ra trong 10 năm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu", nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature.
Báo cáo tuyên bố rằng nếu hành động "quyết liệt" chống lại biến đổi khí hậu bắt đầu vào năm 2010, thì việc cắt giảm khí thải cần thiết sẽ là khoảng 2% mỗi năm cho đến năm 2030.
Nhà máy nhiệt điện than Dave Johnson được chiếu sáng dưới ánh mặt trời buổi sáng ở Glenrock, Wyo, ngày 27 tháng 7 năm 2018.
"Thay vào đó, khí thải tăng lên, và do đó mức cắt giảm yêu cầu từ năm 2020 hiện nay trung bình hơn 7% mỗi năm trong 1,5 C - gần 3% cho 2 C", báo cáo cho biết. "Mục tiêu này là khá lớn đối với chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng cần chuyển sang chế độ mới để thay đổi tình hình biến đổi khí hậu và tập trung vào hành động sớm và tích cực hơn."
Báo cáo lưu ý rằng 7 nhà phát điện hàng đầu trên toàn cầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nga, Indonesia và Brazil.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý tiến trình đang được thực hiện bởi một số quốc gia và khuyến nghị tăng quy mô nhanh nhất có thể: Ví dụ, 53 quốc gia và 31 tiểu bang hoặc khu vực đã cam kết cho ngành điện không có khí thải; thêm 7 quốc gia đã nhắm đến phát thải khí nhà kính bằng 0. Ngoài ra, 21 quốc gia và 52 thành phố đã cam kết làm cho tất cả các phương tiện không có khí thải.
"Chúng ta không có thêm 10 năm nữa", báo cáo cảnh báo "Thập kỷ thất bại chính trị về biến đổi khí hậu đã khiến chúng ta phải trả giá đắt".
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/Foxnews
Mỹ sẽ triển khai vũ khí siêu thanh tại Ấn Độ - Thái Bình Dương Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper cho biết Washington sẽ triển khai vũ khí siêu thanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông Esper nói rằng, việc duy trì ưu thế về công nghệ là yếu tố...