Covid-19 bùng phát mạnh trở lại – Thế giới đón thêm tin vui về vaccine
Giữa lúc số ca Covid-19 xác lập thêm các kỷ lục mới, thế giới ghi nhận việc Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho vaccine Covid-19 đầu tiên của nước này.
Cuối tuần qua, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ Latin đã vượt mốc 6 triệu người. Bất chấp việc là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khu vực, hôm qua (16/8), một số điểm du lịch nổi tiếng tại Brazil đã được mở cửa trở lại, nhằm cứu lấy ngành du lịch đã thiệt hại gần 30 tỷ USD trong 5 tháng qua.
Tại châu Âu, sau 1 khoảng thời gian tình hình dịch bệnh tạm lắng, một số nước đã ghi nhận sự bùng phát trở lại mạnh mẽ của dịch bệnh. Bộ Y tế Pháp hôm qua thông báo có thêm hơn 3.000 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ, đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp nước này ghi nhận mức tăng kỷ lục sau khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Trong khi đó, tại Italy, với tỉ lệ ca mắc Covid-19 mới tăng nhanh và độ tuổi trung bình của những người mắc bệnh giảm xuống, nước này đã phải khẩn trương tái áp đặt các biện pháp hạn chế, đồng thời kêu gọi những người trẻ tuổi phải hết sức thận trọng. Lệnh tái áp đặt các biện pháp hạn chế của Italy sẽ được thực hiện từ ngày 17/8 đến 7/9. Theo đó, các câu lạc bộ khiêu vũ và các câu lạc bộ giải trí ban đêm sẽ phải đóng cửa. Người dân rời khỏi nhà trong khoảng thời gian từ 6h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau ở một số khu vực buộc phải đeo khẩu trang.
Tại châu Á, Hàn Quốc hôm nay đã phải cách ly hơn 3.000 tín đồ Tin lành liên quan tới nhà thờ Sarang Jeil ở thủ đô Seoul. Trong số 4.000 tín đồ mà giới chức xác định được, 3.400 người đã được xếp vào diện cách ly và 2.000 đã được xét nghiệm. Trong số đó, 312 người cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ở khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đang ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao nhất từ tháng 6. Trong khi đó, Jordan hôm nay cũng đã phải phong tỏa thành phố Ramtha gần biên giới với Syria sau khi ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao nhất trong vòng 4 tháng qua.
Tại Syria, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo số người mắc Covid-19 tại nước này đang gia tăng đáng báo động trong 2 tuần qua.
Tình hình dịch bệnh phức tạp tại New Zealand cũng đã buộc Thủ tướng Jacinda Ardern hôm nay quyết định hoãn cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 19/9 tới và lùi lại tới 17/10.
“Tôi cần cung cấp sự đảm bảo về cảm giác công bằng và cảm giác thoải mái cho cử tri rằng đây sẽ là một cuộc bầu cử an toàn. Tôi cũng nghĩ rằng việc có thêm thời gian sẽ cho mọi người thấy rằng đây là những vấn đề quan trọng”.
Video đang HOT
Bên cạnh 1 loạt các thông tin “đáng lo ngại” của tình hình dịch bệnh, hôm nay, thế giới lại nhận thêm những tin vui từ việc phát triển vaccine Covid-19. Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh, Trung Quốc và Công ty vaccine CanSino Biologics vừa mới giành được sự chấp thuận bằng sáng chế cho ứng cử viên vaccine Covid-19 Ad5-nCOV. Đây là bằng sáng chế vaccine Covid-19 đầu tiên được Trung Quốc cấp.
Qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2, loại vaccine này đã cho kết quả an toàn và có thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Dự kiến, loại vaccine này đang được tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 ở Saudi Arabia.
Hôm qua, hãng dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca cũng thông báo, việc sản xuất vaccine phòng Covid-19 do hãng này phát triển cho các quốc gia Mỹ Latin có thể bắt đầu ngay vào quý đầu tiên của năm sau.
Bà Sylvia Varela, Người đứng đầu AstraZeneca tại Mexico cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3 vào cuối tháng 11 hoặc tháng 12. Theo thỏa thuận với Argentina và Mexico, sau khi có kết quả của giai đoạn 3, chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục đăng ký vaccine và sau đó ngay lập tức bắt tay vào quá trình chuyển giao công nghệ để có thể đưa vào sản xuất. Hoạt chất sẽ được sản xuất ở Argentina và xuất khẩu sang Mexico để đóng gói, hoàn thiện và phân phối ở Mexico, cũng như xuất khẩu sang các nước khác”./.
Brazil dấn thân làm 'chuột bạch' vaccine Covid-19
Phản ứng hỗn loạn với Covid-19 khiến số ca nhiễm của Brazil vượt 3,3 triệu và vẫn tăng đều, nhưng giới nghiên cứu vaccine lại thấy cơ hội tại đây.
Các nhà nghiên cứu cần thử nghiệm vaccine Covid-19 tại những quốc gia là vùng dịch đủ lớn để đánh giá chính xác hiệu quả. Do đó, Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 3,3 triệu ca nhiễm và gần 108.000 người chết, đủ các điều kiện để trở thành "chuột bạch" lý tưởng.
Ngoài Mỹ, Brazil đang là nước duy nhất đóng vai trò chính trong ba nghiên cứu vaccine Covid-19 hứa hẹn hàng đầu thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tiến độ nghiên cứu vaccine.
"Tôi vô cùng lạc quan. Brazil sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có vaccine Covid-19", theo Dimas Covas, giám đốc Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil đang hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac trong một nghiên cứu đã đến Giai đoạn ba, với 9.000 người tình nguyện tiêm thử nghiệm.
Khoảng 5.000 người Brazil khác cũng được tuyển để hỗ trợ quá trình thử nghiệm vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh - Thụy Điển hợp tác phát triển với Đại học Oxford. Thêm vào đó là 1.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine do tập đoàn dược phẩm Pfizer của Mỹ nghiên cứu.
Một y tá tiêm vaccine Covid-19 đang thử nghiệm của công ty Sinovac cho tình nguyện viên ở thành phố Porto Alegre, Brazil, hôm 8/8. Ảnh: Reuters.
Soraya Smaili, hiệu trưởng Đại học Liên bang Sao Paulo, nơi hỗ trợ nghiên cứu của AstraZeneca và Oxford, cho biết việc tuyển tình nguyện viên phục vụ các nghiên cứu đang được tiến hành ở Brazil khá dễ dàng.
"Các tình nguyện viên không quá khó tìm. Mọi người đều bước lên phía trước. Ai cũng muốn trở thành một phần của giải pháp. Đây là một phong trào xã hội thú vị", Smaili nhận xét.
Denise Abranches, một bác sĩ nha khoa đã dành nhiều tháng để điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 bị lở miệng trong các phòng điều trị tích cực, là một trong những tình nguyện viên đầu tiên. Cô bày tỏ nỗi lo sợ duy nhất là không đăng ký đủ sớm để được tiêm thử vaccine.
"Tôi coi đây là một cách giúp Brazil lấy lại vai trò dẫn dắt trong cộng đồng khoa học toàn cầu. Thế giới đang dõi theo chúng tôi để tìm câu trả lời, bởi vaccine Covid-19 có thể mang lại lợi ích cho tất cả", Abranches nêu ý kiến.
Brazil sở hữu hệ thống y tế cộng đồng toàn cầu, với một trong những chương trình tiêm chủng tốt nhất trong số các quốc gia đang phát triển, giúp nước này có khả năng ngăn chặn các dịch bệnh như sốt vàng da hay sởi.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, nền kinh tế suy thoái khiến các chương bị cắt giảm ngân sách. Thêm vào đó, những chiến dịch lan truyền tin giả về tiêm chủng trên mạng cũng gây khó khăn cho công tác này. Hệ quả là năm 2019, lần đầu tiên sau 25 năm, Brazil không hoàn thành bất cứ mục tiêu tiêm chủng nào.
Vì vậy, bước đột phá về vaccine Covid-19 được kỳ vọng có thể vực dậy lĩnh vực tiêm chủng của đất nước. Nó còn có khả năng tiếp thêm động lực cho các tổ chức khoa học, nơi sở hữu những chuyên gia đẳng cấp thế giới nhưng phải chật vật sau nhiều năm bị cắt giảm ngân sách, dẫn tới hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng suy yếu, làm giảm uy tín của đất nước.
Bên cạnh hy vọng dân Brazil trở thành những người đầu tiên trên thế giới được tiêm phòng Covid-19, giới chuyên gia y tế thậm chí còn hướng đến khả năng Brazil sản xuất vaccine và xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng, từ đó nâng cao vị thế và niềm tự hào của đất nước.
Với dân số khoảng 210 triệu người, Brazil đủ khả năng sản xuất khoảng 500 triệu liều vaccine mỗi năm. Theo những hợp đồng vaccine Covid-19 hiện nay, ban đầu các nhà máy Brazil sẽ xử lý những công đoạn sản xuất vaccine cuối cùng với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sau đó đảm nhiệm toàn bộ quá trình.
Brazil đã ký hai thỏa thuận để được ưu tiên tiếp cận vaccine Covid-19, bao gồm cam kết giữa Sinovac với Viện Butantan ở bang Sao Paulo. Theo đó, tới đầu năm 2021, người Brazil sẽ được cung cấp 120 triệu liều vaccine. Thỏa thuận thứ hai là giữa Viện Bio-Manguinhos của chính phủ liên bang với AstraZeneca, đảm bảo quyền tiếp cận 100 triệu liều vaccine cho Brazil vào đầu năm sau. Cả hai thỏa thuận đều bao gồm điều khoản chuyển giao công nghệ, cho phép Brazil sau này tự sản xuất vaccine.
Giới chức chính phủ hy vọng có thể bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho một số người dân Brazil trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, thời điểm chính xác phụ thuộc vào kết quả những nghiên cứu đang được tiến hành và quy trình phê duyệt của cơ quan quản lý tại địa phương.
Mauricio Zuma, giám đốc Viện Bio-Manguinhos, bày tỏ hy vọng sau khi Brazil giải quyết xong những điều kiện nội bộ, họ có thể xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước láng giềng cũng đang vật lộn với số lượng lớn ca nhiễm nCoV. "Chúng tôi muốn tham gia vào một phong trào đoàn kết. Nếu sản xuất được vaccine tại đây và có phần dư, chúng tôi chắc chắn sẽ đảm bảo chúng được đưa tới những nước Mỹ Latinh khác", ông nói.
Một hộp vaccine Covid-19 do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất. Ảnh: Reuters.
Katherine O'Brien, giám đốc phụ trách tiêm chủng của WHO, hoan nghênh quyết tâm sản xuất vaccine Covid-19 của Brazil. Tuy nhiên, bà cảnh báo các thỏa thuận song phương họ tham gia vẫn là một canh bạc.
"Một số quốc gia sẽ gặp may mắn nếu ký hợp đồng về một loại vaccine tiềm năng sau này chứng minh được hiệu quả. Tuy nhiên, có những nước sẽ không nhận được gì nếu theo đuổi thỏa thuận với loại vaccine cuối cùng bị kết luận thất bại", O'Brien giải thích.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá Brazil chưa chắc chiến thắng cuộc đua thử nghiệm vaccine Covid-19, khi các quốc gia khắp thế giới đều đang cạnh tranh để giành quyền tiếp cận loại vaccine mà hàng tỷ người sẽ có nhu cầu. Tại Ấn Độ, một trong những gia đình giàu có nhất đất nước đang sản xuất hàng loạt vaccine của Đại học Oxford, hy vọng nó sẽ là sản phẩm đầu tiên vượt qua mọi rào cản về quy định và an toàn.
Nga tuần trước cũng phê duyệt một loại vaccine Covid-19 do Viện Gamaleya và Bộ Quốc phòng nước này phát triển, dù chưa tiến hành Giai đoạn ba, thử nghiệm thứ trên hàng nghìn người. Tuy nhiên, nếu vaccine này hiệu quả, Nga sẽ chứng minh được tuyên bố họ là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thành công vaccine Covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại Brazil cũng nhận định cần phải nhắc nhở người dân rằng những tín hiệu tích cực về vai trò của nước này trong cuộc chạy đua vaccine toàn cầu sẽ không giúp chấm dứt nỗi đau mà đại dịch gây ra tại đây.
"Mọi người không nên ảo tưởng rằng như thế là xong chuyện. Brazil vẫn cần làm rất nhiều việc để củng cố cơ sở hạ tầng y tế cộng đồng, từ đó giảm sự lây lan của nCoV", Maria Elena Bottazzi, nhà phát triển vaccine tại Đại học Y Baylor, nêu ý kiến.
Ca tử vong do nCoV ở Ấn Độ vượt 50.000 Ấn Độ ghi nhận thêm 941 ca tử vong do nCoV, nâng tổng số người chết lên gần 51.000 trong tổng số hơn 2,6 triệu ca nhiễm. Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay báo cáo 57.981 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới lên gần 2,65 triệu ca. Số người chết vì...