Covid-19 bùng lên khắp toàn cầu, thế giới có đứng trước nguy cơ thiếu gạo?
Hoảng loạn mua đồ thích trữ tại các siêu thị làm dấy lên mối quan ngại về nguồn cung thực phẩm và chính phủ các nước nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo nhu cầu lương thực giá cả phải chăng cho người dân với ổn định chính trị.
Đánh giá lại xuất khẩu lương thực trên toàn châu Á
Nga, Kazakhstan và Ukraine đã công bố kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mì và ở châu Á, những động thái tương tự xảy ra với gạo, loại lương thực chính của hàng tỷ người sống trong khu vực. Trung Quốc và Ấn Độ là những nhà sản xuất đồng thời cũng là nước tiêu dùng lớn nhất trên toàn thế giới.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, đã tạm ngừng ký những hợp đồng xuất khẩu gạo lớn để bảo vệ nguồn cung trong nước giữa lúc dịch bệnh hoành hành kết hợp với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương đình chỉ các kế hoạch xuất khẩu gạo trước ngày 5/4 vì nhà nước cần kiểm soát các lô hà-ng này để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Myanamar cũng cho biết họ có thể cắt giảm xuất khẩu để tránh tình trạng thiếu hụt trong nước.
Video đang HOT
“Các nước chỉ đang hành động một cách thận trọng. Họ muốn đảm bảo rằng họ có đủ nguồn cung thực phẩm cho nhu cầu của chính quốc gia mình”, ông David Dawe của Tổ chức Nông Lương (FAO) Liên Hợp Quốc, cho biết.
Các nhà nhập khẩu dường như cũng có chung những lo lắng. Philippines, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, cũng đang phân bổ hơn 600 triệu USD cho các nỗ lực đảm bảo nguồn cung lương thực. Cùng với đó, họ lên kế hoạch mua hơn 300.000 tấn gạo, có thể là thông qua các thỏa thuận mua bán với các nước Đông Nam Á khác hoặc qua Ấn Độ và Pakistan.
Trong khi đó, Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người cũng coi gạo là nền tảng chính trong chính sách an ninh lương thực kéo dài nhiều thập kỷ của nước này. Trung Quốc đã tăng giá thu mua một số sản phẩm nông nghiệp và cam kết mua số lượng kỷ lục trong mùa thu hoạch năm nay để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho đất nước. Trung Quốc, vốn có khả năng sản xuất gạo lớn, muốn chắc chắn bảo tồn trữ lượng gạo khi đại dịch Covid-19 quét qua nền kinh tế nước này.
Thế giới có thiếu gạo?
Thực tế là không. Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang đầy gạo và lúa mì trong kho sau vụ thu hoạch với năng suất kỷ lục. Sản lượng gạo xay xát toàn cầu ước tính đạt 500 triệu tấn trong năm 2019-2020 và dự trữ toàn cầu đang ở mức cao nhất mọi thời đại với hơn 180 triệu tấn.
Không chỉ Ấn Độ có trữ lượng gạo lớn mà Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2, gần đây tuyên bố họ có đủ gạo để đáp ứng các mục tiêu xuất khẩu, ngay cả khi phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, nói rằng họ có đủ nguồn cung ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn có những tác động nhất định. “Trong ngắn hạn, giá gạo sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nó sẽ không lên quá cao. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ chứng kiến cú tăng của giá gạo mạnh như năm 2008″, ông Dawe của FAO cho biết. Năm 2008, giá gạo tăng lên hơn 1.000 USD/tấn khi bối cảnh thiếu lương thực xảy ra khắp toàn cầu.
Linh Anh
Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh nhờ các kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế
Nhờ một loạt các biện pháp mà các chính phủ và các ngân hàng trung ương thực hiện nhằm hạn chế tác động kinh tế do COVID-19 mà chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 20/3.
Bảng chỉ số Hang Seng của Hong Kong. (Nguồn: INDEXHANGSENG)
Các thị trường chứng khoán châu Á lên điểm trong phiên 20/3 sau khi các thị trường trên toàn cầu lại trải qua một tuần biến động, nhờ động lực đến từ một loạt các biện pháp mà các chính phủ và các ngân hàng trung ương thực hiện nhằm hạn chế tác động kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 5,05%, hay 1.095,94 điểm, lên chốt phiên ở mức 22.805,07 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,61%, hay 43,49 điểm, lên 2.745,62 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 7,44%, hay 108,51 điểm, lên 1.566,15 điểm.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Trước những dấu hiệu ngày càng gia tăng cho thấy những thiệt hại mà dịch COVID-19 gây ra cho kinh tế Mỹ, các thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa ngày 19/3 đã đưa ra một gói kích thích khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD, với khoản hỗ trợ tiền mặt 1.200 USD cho các cá nhân.
Gói kích thích này cũng bao gồm các khoản vay trị giá 208 tỷ USD cho các doanh nghiệp chịu tác động của cuộc khủng hoảng, 58 tỷ USD cho ngành hàng không và các khoản vay trị giá 300 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ.
Đề xuất trên là động thái mới nhất trong một loạt các biện pháp mà Mỹ thực hiện, bên cạnh việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất và cam kết cung cấp hàng trăm tỷ USD thanh khoản cho các thị trường tài chính.
Các biện pháp mà Mỹ đưa ra cũng cùng lúc với những động thái tương tự của các chính phủ và ngân hàng trung ương khác trên thế giới, nhờ đó đã phần nào tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Ở trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3, chỉ số VN-Index giảm 16,21 điểm xuống 709,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 230,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 4.217 tỷ đồng. Toàn sàn có 124 mã tăng giá, 83 mã đứng giá và 211 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 0,8 điểm lên 101,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 55,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 463 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, trong khi có 81 mã giảm giá và 62 mã đứng giá./.
Lê Minh
Việt Nam và Nhật Bản hợp tác bảo tồn, sử dụng tài nguyên lợn bản địa Thông qua dự án SATREPS, Việt Nam và Nhật Bản đã đến thống nhất là cùng chung tay bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên lợn bản địa ở Việt Nam. Hội nghị tổng kết của Dự án SATREPS "Thành lập hệ thống ngân hàng gien đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn...