COVID-19 biến các trung tâm du lịch thế giới thành những ‘thành phố ma’
Nếu trước đây những danh thắng nổi tiếng thế giới luôn trong trạng thái “chật như nêm” du khách thì với sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, các danh thắng này, từ tàn tích thành cổ Machu Picchu của Peru cho đến những bãi biển xinh đẹp ở Thái Lan, đều đang rơi vào tình cảnh đìu hiu.
Cảnh vắng vẻ tại Rome, Italy ngày 24/12/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc sống của người dân Venice – thành phố nằm dọc theo Biển Adriatic, miền Bắc Italy, vốn được mệnh danh là thánh địa tình yêu, và từng là trung tâm thương mại, nghệ thuật thời kỳ Phục hưng – hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch. Nghiên cứu của một công ty tư vấn tuyển dụng công bố tháng trước cho thấy lượng du khách đến thăm thành phố này trong 9 tháng đầu năm 2020 đã giảm tới 73,1% và giảm 59,5% tính trên cả năm.
Chủ tịch Công ty Hướng dẫn viên du lịch thành phố Venice, bà Anna Bigai – người mới chỉ dẫn được vỏn vẹn khoảng 12 đoàn khách du lịch trong năm 2020 – chia sẻ cảm giác thật buồn khi đi bộ trên các con phố. Theo bà, việc vắng bóng các du khách khiến Venice chẳng khác nào một “thành phố ma”.
Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra ở “kinh đô ánh sáng” Paris – thủ đô của nước Pháp. Thống kê cho thấy lượng khách du lịch đến thành phố này trong năm 2020 đã giảm tới 66%, khiến doanh thu sụt giảm tới 12,1 tỷ euro (14,5 tỷ USD) so với năm 2019. Lượng khách tham quan bảo tàng lớn nhất thế giới Louvre trong năm vừa qua cũng giảm 72% so với năm 2019.
Video đang HOT
Giám đốc công ty tư vấn du lịch Protourisme, ông Didier Arino, cho biết Paris đang bắt đầu năm 2021 trong bối cảnh các hoạt động bị đình trệ ít nhất 3 tháng, thậm chí còn kéo dài hơn
Trong khi đó, khoảng 80% các công ty du lịch hoạt động ở khu vực thánh địa Machu Picchu, thành cổ trên núi của người Inca ở Peru, vẫn đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”, khiến kinh tế địa phương, vốn phụ thuộc vào du khách nước ngoài, rơi vào trì trệ. Thị trưởng Darwin Baca cho rằng hoạt động du lịch của thành phố sẽ không thể trở lại bình thường cho đến ít nhất năm 2022, tùy vào sự thành công của các chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Một trong những thành phố du lịch hàng đầu của Tây Ban Nha là Barcelona cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của COVID-19, khi lượng đặt phòng khách sạn tại đây giảm từ mức 8,5 triệu lượt trong năm 2019 xuống còn 1,8 triệu lượt trong năm 2020. Một số khách sạn còn hoạt động đã phải chuyển thành địa điểm lưu trú cho những người làm việc từ xa hoặc giảm giá lưu trú dài hạn cho họ để cạnh tranh với các nhà trọ truyền thống.
Còn tại Thái Lan, giới chức nước này cũng đã phải kích cầu du lịch trong nước nhằm duy trì hoạt động của ngành công nghiệp không khói, thông qua việc tăng số ngày nghỉ lễ, cũng như khuyến khích người dân địa phương đi du lịch nhiều hơn. Chính sách này đã mang lại hiệu quả ở những khu vực bị ảnh hưởng do không có du khách quốc tế, trong đó có vùng Đông Bắc. Ngân hàng Krungsi ước tính nước này có thể phải mất từ 2 – 3 năm mới có thể phục hồi ngành du lịch như trước đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh triển vọng của ngành du lịch trong thời gian tới vẫn khá ảm đạm, giới chuyên gia du lịch và giới chức địa phương hiện chỉ biết đặt hy vọng vào kinh tế phục hồi bởi điều này ít nhiều sẽ giúp các “thành phố ma” sớm hồi sinh.
Pháp để ngỏ khả năng áp đặt lệnh phong tỏa lần 3
Pháp không loại trừ khả năng áp đặt lệnh phong tỏa cả nước lần thứ 3 nếu số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục tăng.
Đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 9/12/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đã đưa ra tuyên bố khi trả lời báo Journal du Dimanche ngày 27/12 trên trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại quốc gia châu Âu này đối mặt với đợt bùng phát dịch sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Ông Olivier Veran nhấn mạnh Pháp không loại trừ bất cứ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ người dân nước này. Ông cho biết cơ quan chức năng đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ở thời điểm hiện tại, Pháp ghi nhận khoảng 15.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Ngày 25/12, Pháp xác nhận ca đầu tiên nhiễm VUI-202012/01 - biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Anh gần đây.
Sự xuất hiện của VUI-202012/01 đã khiến hơn 50 nước cấm mọi hoạt động đi lại với Anh. Sau lệnh cấm kéo dài 48 giờ, Pháp đã mở cửa biên giới giữa hai nước cho phép công dân của nước này về nhà cũng như tạo điều kiện thông quan hàng hóa tại cửa khẩu giữa hai nước.
Cũng trong ngày 27/12, Pháp đã bắt đầu nhận được những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Pfizer-BioNTech. Đây là loại vaccine sẽ được nước này sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng đại trà.
Trong khi đó, báo Sunday Telegraph đưa tin Chính phủ Anh sẽ triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 do Đại học Oxford phát triển từ ngày 4/1/2021 theo những kế hoạch đã được các bộ trưởng trong Nội các lựa chọn.
Chính phủ Anh hy vọng sẽ tiêm liều vaccine đầu tiên của Đại học Oxford, được cấp phép sản xuất cho công ty dược phẩm AstraZeneca, hoặc sản phẩm của Pfizer cho 2 triệu người trong 2 tuần tới. Cũng theo báo Sunday Telegraph, vaccine do Đại học Oxford phát triển dự kiến sẽ được các cơ quan quản lý dược phẩm cấp phép lưu hành sau vài ngày tới.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 77,8 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 22/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 77.867.910 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.712.172 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 54.758.958 người. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 19/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia...