Covid-19: Bệnh nhân số 17 “lọt” hệ thống kiểm dịch sân bay thế nào?
Khi N.H.N – ca mắc virus corona (Covid-19) đầu tiên của Hà Nội – về nước, cửa khẩu Nội Bài đã thực hiện khai báo y tế đối với hành khách trở về từ Italy. N đã khai báo không trung thực dẫn đến việc sân bay bỏ lọt bệnh nhân.
Trao đổi với Zing.vn, bác sĩ Khổng Minh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cho biết, bệnh nhân N.H.N – ca mắc virus corona (Covid-19) đầu tiên của Hà Nội, ca thứ 17 của Việt Nam – đã được yêu cầu khai báo y tế ngay khi xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng 2/3. Tuy nhiên, nữ hành khách đã khai báo không trung thực dẫn đến việc bỏ lọt một ca bệnh nguy hiểm.
“Khi hành khách khai xong, chúng tôi có phỏng vấn, điều tra thêm nhưng người này vẫn khẳng định chỉ đi từ Anh chứ không qua các nước khác”, ông Tuấn khẳng định.
Ông Tuấn cho biết CDC Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra tờ khai y tế tại sân bay, còn việc kiểm tra hộ chiếu của hành khách do An ninh cửa khẩu Nội Bài thực hiện.
“Qua kiểm tra hộ chiếu cũng không phát hiện dấu vết hành khách từng đến Italy, nếu phát hiện được chắn chắn chúng tôi đã yêu cầu cách ly ngay từ sân bay”, lãnh đạo CDC Hà Nội cho biết.
Để ngăn ngừa Covid-19 lây lan, sân bay Nội Bài được xác định là cửa ngõ chiến lược, nơi tập trung 3 lực lượng cùng rà soát hành khách nhập cảnh gồm lực lượng kiểm dịch y tế quốc tế thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), lực lượng an ninh cửa khẩu (Bộ Công an) và an ninh sân bay (ACV).
Tuy nhiên, cả 2 lần có hành khách nhiễm bệnh nhập cảnh (trường hợp 8 công nhân Nihon Plast Việt Nam về từ Vũ Hán và trường hợp hành khách N.H.N), “bộ lọc” tại sân bay đều không phát hiện.
“Nhiều trường hợp đến công an cũng không phát hiện được, vậy nên điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác, trung thực của bản thân người khai báo”, lãnh đạo CDC Hà Nội nhấn mạnh.
Ngày 8/3, Cục Hàng không Việt Nam đã có công văn yêu cầu các sân bay bên cạnh đảm bảo an ninh phải tham gia giám sát chặt chẽ việc khai báo y tế, đảm bảo không để lọt, bỏ sót hành khách nhập cảnh vào Việt Nam mà không thực hiện thủ tục khai báo y tế.
Bệnh nhân số 17 N.H.N (ghi nhận ngày 6/3).
Như Dân Việt đã thông tin: Bệnh nhân số 17 N.H.N là bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên của Hà Nội. Bệnh nhân này đã về Việt Nam từ ngày 2/3 sau khi đi du lịch từ Ý, Anh, Pháp. Cô này đã có hiện tượng ho, sốt nhưng không khai báo mà tự cách ly ở nhà. Đến ngày 5/3, sau khi bệnh nặng hơn mới đi khám và được chẩn đoán mắc Covid-19. Hiện bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sức khỏe ổn định.
Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã cách ly và cho xét nghiệm những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân số 17.
Chỉ từ 6/3 đến nay, Việt Nam cấp tập ghi nhận 14 ca mắc Covid-19, trong đó có 12 người từ nước ngoài về (đến) bao gồm 3 người Việt và 9 người nước ngoài và 2 trường hợp thứ phát.
Trong đó, 11 trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ngày 2/3 trên chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines, trong đó có bệnh nhân số 17 của Việt Nam – bệnh nhân đầu tiên của Hà Nội, đánh dấu Việt Nam bước sang giai đoạn chống dịch mới sau 23 ngày không có ca mắc mới.
2 người lây nhiễm thứ phát từ bệnh nhân số 17, cư trú tại số 125 phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Video đang HOT
Nếu như trước đây chỉ có 4 tỉnh, thành phố có ca bệnh thì nay đã lên đến 10 tỉnh, thành phố. Giai đoạn này, nhiều tỉnh, thành đầu tiên ghi nhận ca mắc đầu tiên như Hà Nội (4 ca); Quảng Ninh (4 ca); Thừa Thiên – Huế (1 ca); Đà Nẵng (2 ca); Lào Cai (2 ca), Ninh Bình (1 ca).
Các tỉnh có bệnh nhân đều đã phải cấp tập các biện pháp phòng dịch như điều tra dịch tễ người tiếp xúc với bệnh nhân, cách ly đến F1, F2, F3, khử trùng các điểm có bệnh nhân đến; cho dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ; cách ly một số tòa nhà, khu phố…
Quy mô về số ca bệnh và số người cần cách ly đã mở rộng rất nhiều.
Theo danviet.vn
Thách thức đón đợi Việt Nam trong "trận chiến" thứ 2 chống Covid-19
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định, trong cuộc chiến chống dịch bệnh virus corona (Covid-19), chúng ta đã thắng trong chiến dịch mở màn. Kể từ ngày 6/3, khi xuất hiện bệnh nhân số 17, Việt Nam đã chính thức bước vào "trận chiến" thứ 2 với nhiều thách thức mới.
Thắng lợi "trận đánh" đầu
Trong đó, giai đoạn từ ngày 17/1 đến ngày 5/3: Việt Nam đã ghi nhận 16 ca mắc tại 4 tỉnh, thành phố (Vĩnh Phúc: 11 ca, TP.Hồ Chí Minh: 3 ca, Thanh Hóa: 1 ca, Khánh Hòa: 1 ca).
Các giải pháp chúng ta đã cấp tập thực hiện trong giai đoạn này để phòng chống dịch:
Ngày 28/1: Tạm thời không cấp thị thực du lịch cho khách Trung Quốc đến từ khu vực có dịch bệnh, trừ trường hợp khẩn cấp. Đối với cư dân khu vực biên giới, sử dụng đường mòn, lối mở, cần tạm thời hạn chế qua lại biên giới trong thời gian này.
Khoảng khắc Sơn Lôi được dỡ chốt cách ly sau 21 ngày cách ly cộng đồng - 0h ngày 4/3.
Ngày 31/1: Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh do virus corona (Covid-19, SARs-CoV-2) gây ra. Chúng ta đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tất cả các bộ ngành, chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức từ Trung ương đến cấp xã phường đều vào cuộc.
Ngày 1/2: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do SARs-CoV-2 gây ra.
Ngày 1/2: Cục Hàng không Việt Nam hủy toàn bộ phép bay đã cấp và tạm dừng cấp phép các chuyến bay mới cho các hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cao, Hồng Công.
Bệnh nhi đầu tiên (3 tháng tuổi) và duy nhất cho đến thời điểm này ở Việt Nam đã hết mắc Covid-19, xuất viện khỏe mạnh.
Ngày 2/2: Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 156/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó nêu rõ: Hạn chế tập trung đông người; các tỉnh đã công bố dịch dừng tất cả lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; quyết định cho học sinh nghỉ học.
Ngày 13/2: Lần đầu tiên Việt Nam triển khai cách ly cộng đồng với địa bàn có nhiều ca mắc Covid-19, có nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng là xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Xã đã có 6 ca mắc Covid-19 trong tổng số 11 ca mắc Covid-19 của Vĩnh Phúc. Thời gian khoanh vùng, cách ly là 20 ngày.
Cùng giai đoạn này, Bộ Y tế đã ban hành hàng chục quyết định, công văn về việc thành lập các đội cơ động phản ứng nhanh nhằm hỗ trợ điều trị cho cơ sở y tế tuyến dưới; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Covid-19; hướng dẫn phòng ngừa bệnh Covid-19 cho người dân; hướng dẫn phân tuyến điều trị; hướng dẫn cách ly đối với bệnh nhân, với người tiếp xúc; cách ly tại nhà...
Bệnh nhân thứ 16 (nam) ra viện ngày 26/2, ghi nhận sự thành công trong điều trị 16 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam.
Nhờ những nỗ lực, đồng sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, tính từ ngày 13/2 đến ngày 5/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào. Khánh Hòa và Thanh Hóa đã tuyên bố hết dịch. Vĩnh Phúc sau 28 ngày cũng đã không có ca mắc mới (từ 9/2), đủ điều kiện công bố hết dịch. Sơn Lôi đã hết cách ly cộng đồng.
16/16 ca bệnh đã điều trị khỏi, xét nghiệm âm tính với virus SARs-CoV-2 và được xuất viện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Việt Nam đã giành thắng lợi trận đầu.
Thách thức trong "trận chiến" 2
Chỉ từ 6/3 đến nay, Việt Nam cấp tập ghi nhận 14 ca mắc Covid-19, trong đó có 12 người từ nước ngoài về (đến) bao gồm 3 người Việt và 9 người nước ngoài và 2 trường hợp thứ phát.
Trong đó, 11 trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ngày 2/3 trên chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines, trong đó có bệnh nhân số 17 của Việt Nam - bệnh nhân đầu tiên của Hà Nội, đánh dấu Việt Nam bước sang giai đoạn chống dịch mới sau 23 ngày không có ca mắc mới.
2 người lây nhiễm thứ phát từ bệnh nhân số 17, cư trú tại số 125 phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Bệnh nhân số 17 (ghi nhận ngày 6/3) - bệnh nhân mở màn "trận đánh" lần 2 của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Nếu như trước đây chỉ có 4 tỉnh, thành phố có ca bệnh thì nay đã lên đến 10 tỉnh, thành phố. Giai đoạn này, nhiều tỉnh, thành đầu tiên ghi nhận ca mắc đầu tiên như Hà Nội (4 ca); Quảng Ninh (4 ca); Thừa Thiên - Huế (1 ca); Đà Nẵng (2 ca); Lào Cai (2 ca), Ninh Bình (1 ca).
Các tỉnh có bệnh nhân đều đã phải cấp tập các biện pháp phòng dịch như điều tra dịch tễ người tiếp xúc với bệnh nhân, cách ly đến F1, F2, F3, khử trùng các điểm có bệnh nhân đến; cho dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ; cách ly một số tòa nhà, khu phố...
Quy mô về số ca bệnh và số người cần cách ly đã mở rộng rất nhiều.
Đến tối 8/3, Việt Nam có 30 người dương tính với Covid-19, trong đó 16 người đã được chữa khỏi, xuất viện.
Đánh giá về những thách thức trong "trận đánh" tiếp theo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, nếu như "trận chiến" đầu (từ 17/1-5/3), Việt Nam chỉ phải chặn dịch từ vài ngả (chủ yếu là từ Trung Quốc, sau đó đến Hàn Quốc và vùng dịch từ Iran, Ý) thì đến "trận chiến" lần 2 này (bắt đầu từ 6/3, ghi nhận ca mắc Covid-19 thứ 17, sau 23 ngày Việt Nam không có ca mắc mới và là ca đầu tiên của Hà Nội), chúng ta phải chặn từ mọi ngả.
Các ca bệnh lúc đầu mới chỉ chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, thưa thớt ở các nước khác, thì nay ca bệnh bùng phát trên diện rộng (25.000 ca) trên 92 nước và vùng lãnh thổ; số ca tử vong ở ngoài Trung Quốc cũng đã lên đến hơn 500 người. Các nước có số ca mắc "khủng", tính đến ngày 8/3 như Ý (gần 6.000 người mắc, 233 ca tử vong), Iran (gần 6.600 ca mắc, 194 ca tử vong); Hàn Quốc (hơn 7.300 ca mắc, 50 ca tử vong); Pháp (gần 1.000 ca mắc, 16 ca tử vong); Mỹ (gần 450 ca mắc, 19 ca tử vong); Nhật (gần 500 ca mắc, 6 ca tử vong)...
Nếu như giai đoạn đầu số ca mắc phần lớn ở các nước châu Á, còn giờ đã lan rộng ra 5 châu 4 biển.
Như lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: "Nếu như trước đây chúng ta chỉ phải chặn dịch ở vài ngả, thì nay phải chặn hàng trăm ngả". Thực tế Covid-19 đã xâm nhập vào nước ta, đang "âm thầm mai phục". Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống "trong đánh ra, ngoài đánh vào".
Trước đây, chúng ta chỉ chặn "giặc" đa số ở các cửa khẩu thì nay chúng ta còn phải chặn "giặc" từ trên trời.
Cách ly và khử trùng khu phố Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội).
Để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới, Việt Nam cũng đã dừng cấp thị thực cho người nhập cảnh từ Hàn Quốc. Đồng thời, yêu cầu khai báo y tế đối với tất cả các hành khách vào Việt Nam từ ngày 7/3.
Ngày 8/3, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đã thảo luận và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh; với những nước ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày cũng đề nghị tạm dừng; từ chối cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng, yếu tố dịch tễ theo quy định.
Không dừng lại ở đó, ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần triển khai khai báo y tế với mọi người dân Việt Nam. Chậm nhất đến ngày 10/3, các cơ quan liên quan phải hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để thực hiện khai báo sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng khẳng định: "Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác".
Tin tưởng rằng với sự đồng sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, với những biện pháp chống dịch quyết liệt, đồng bộ, Việt Nam sẽ sớm ngăn chặn được sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trong "trận chiến" lần 2 này.
Theo danviet.vn
Hải Phòng phong tỏa cách ly 4 khu vực Tổng số người có mặt trên cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17 đang ở thành phố Hải Phòng là 24. Tỉnh này đã tổ chức phong tỏa cách ly y tế đối với 4 khu vực. Tối 8/3, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết thành phố bổ sung thêm một điểm tổ chức phong tỏa cách ly y...