Covered Warrant có thể lỡ hẹn sang năm 2018
Sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo – Covered Warrant (CW) có thể sẽ lỡ đến năm sau khi dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán chứng quyền có đảm bảo đối với Công ty chứng khoán vẫn chưa được ký.
Trên trang thông tin của Bộ Tài chính vừa qua đã có dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán chứng quyền có đảm bảo đối với Công ty chứng khoán (CTCK) là tổ chức phát hành. Văn bản đưa ra một số những phương pháp, quy tắc đối với hoạt động kế toán, tuy nhiên điểm đáng chú ý của dự thảo Thông tư này nằm ở hiệu lực thi hành được “ áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2018“.
Như vậy, tính từ thời điểm hiện tại, có thể phải sang đến năm 2018, CW mới có thể được triển khai và đưa vào thị trường.
Trước đó, tại Hội nghị giới thiệu sản phẩm sản phẩm mới CW do Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) và Trung tâm Nghiên cứu khoa hoạc và Đào tạo chứng khoán phối hợp với CTCK Viettinbank tổ chức vào cuối tháng 8, bà Tạ Thanh Bình – Vụ Trưởng Vụ phát triển thị trường Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) từng cho biết, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã cơ bản hoàn thiện hệ thống giao dịch CW, dự kiến sẽ niêm yết và giao dịch chứng quyền có đảm bảo (CW) trong tháng 11/2017.
Hồi đầu năm, đại diện HOSE từng cho hay, CW sẽ được giao dịch trên HOSE vào quý III/2017, chậm nhất trong tháng 9/2017.
Video đang HOT
CW là một dạng sản phẩm phái sinh, cho phép người sở hữu mua hoặc bán chứng khoán cơ sở tại một mức giá xác định trước vào trước hoặc tại thời điểm cụ thể trong tương lai. CW có nhiều lợi ích như, tác dụng đòn bẩy, không hạn chế lợi nhuận, khoản lỗ tối đa được xác định trước; bên cạnh đó giao dịch và thanh toán giao dịch dễ dàng với mức phí giao dịch thấp. Tuy vậy, CW cũng đi kèm với nhiều rủi ro trong đó có rủi ro biến động giá, rủi ro từ tổ chức phát hành…
NĐT có thể sử dụng CW như một biện pháp phòng ngừa rủi ro tương tự như hợp đồng tương lai (VN30 Furture hiện đang triển khai) hoặc là một kênh đầu tư sinh lời.
Theo CTCK MB, thị trường CW sẽ chính thức giao dịch với sự tham gia của 5 CTCK và dự kiến sẽ có 21 cổ phiếu thuộc nhóm VN30 làm chứng khoán cơ sở để phát hành chứng quyền. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, Việt Nam dự kiến chỉ triển khai thị trường chứng quyền mua và không có chứng quyền bán.
Chứng quyền sẽ giao dịch gần như cổ phiếu với giao dịch bù trừ sẽ là T 2, đơn vị yết giá là 10 đồng. Thời gian đáo hạn của chứng quyền là từ 3-24 tháng, được phân phối tối đa trong 15 ngày và niêm yết sau 5 ngày làm việc. Nhà đầu tư (bao gồm NĐT nước ngoài) tham gia sẽ không bị giới hạn về giao dịch và sở hữu.
Đối với tài sản cơ sở, dự kiến sẽ chỉ có 21 mã cổ phiếu đủ 4 tiêu chuẩn của UBCKNN (thuộc VN30, vốn hóa 5.000 tỷ đồng, giá trị giao dịch 25% Free float và không có lỗ lũy kế ) làm chứng khoán cơ sở phát hành CW. Những cổ phiếu mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được HOSE công bố định kỳ hàng quý. Một số &’cái tên’ sẽ được gọi đầu tiên có thể kể tới như BMP, CII, CTD, DHG, FPT, GMD, HPG….
Theo Phan Tùng
REE, CII, NLG, VNE, KPF, SP2, ADS, LDP, CPI: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.
CTCP Cơ điện lạnh ( ): REEQuỹ ngoại Platium Victory Pte. Ltd đăng ký mua 6.600.281 cp. Trước giao dịch Platium Victory sở hữu 70.912.140 cp (tỷ lệ 22,87%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/11 đến 27/12/2017.
CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII ): Quỹ ngoại VIP Infrastructure Holdings Pte. Ltd đã bán 6.269.840 cp, giảm lượng sở hữu từ 10.269.840 cp (tỷ lệ 4,17%) xuống 4 triệu cp (tỷ lệ 1,62%). Giao dịch thực hiện từ 30/10 đến 22/11/2017.
CTCP Đầu tư Nam Long (NLG ): Ông Trần Thanh Phong, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, đã bán 1 triệu cp, giảm lượng sở hữu từ 9.608.409 cp xuống 8.608.409 cp. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ 22/11 đến 23/11/2017.
Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNE ): Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch VCBS sở hữu 8 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 27/11 đến 26/12/2017.
CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (KPF ): Ông Kiều Xuân Nam, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 600.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 800.000 cp (tỷ lệ 4,66%) lên 1,4 triệu cp (tỷ lệ 8,16%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 21/11/2017.
Cũng liên quan cổ phiếu KPF, ông Dương Minh Đức, Chủ tịch HĐQT, đăng ký bán toàn bộ 1.402.000 cp đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/11 đến 27/12/2017.
Ông Vũ Đức Toàn, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 610.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.410.000 cp (tỷ lệ 8,22%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 21/11/2017.
CTCP Thủy điện Sử Pán 2 (SP2 ): CTCP Sông Đà 9 đã bán toàn bộ 750.500 cp (tỷ lệ 4,92%) đang sở hữu. Giao dịch thực hiện từ 10/11 đến 17/11/2017.
CTCP Damsan (ADS ): Ông Đỗ Văn Khôi, Thành viên HĐQT, đăng ký chuyển nhượng 945.000 quyền mua được phân bổ, trong đó chuyển nhượng cho vợ 882.000 quyền mua và chuyển nhượng cho các cổ đông khác 63.000 quyền mua. Giao dịch dự kiến thực hiện ngày 27/11/2017.
CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar (LDP ): Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đăng ký bán toàn bộ 2.495.873 cp (tỷ lệ 31,88%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 30/11 đến 29/12/2017.
CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (CPI ): CTCP Cảng Quảng Ninh đã bán 398.783 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 3.062.779 cp (tỷ lệ 8,39%). Giao dịch thực hiện từ 13/10 đến 20/10/2017.
Theo Trí thức trẻ/HSX/HNX
BSC dự báo Nhựa Bình Minh (BMP) lọt rổ FTSE Vietnam ETF trong kỳ review quý 4/2017 Với V.N.M ETF, BSC cho rằng quỹ vẫn giữ nguyên tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam như kỳ trước ở mức 74,8% và SHB sẽ là cổ phiếu duy nhất được thêm vào với tỷ trọng 1,6%, tương đương 14,4 triệu cổ phiếu. CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra dự báo danh mục 2 quỹ...