Covax cung ứng thêm gần 9 triệu liều vaccine cho Việt Nam
Covax Facility sẽ cung cấp tổng cộng 38,9 triệu liều vaccine Astra Zeneca, thay vì 30 triệu liều như dự kiến, đủ tiêm miễn phí cho các nhóm ưu tiên ở Việt Nam.
Bộ Y tế cho biết như trên trong báo cáo gửi Thủ tướng về việc mua vaccine Covid-19, ngày 26/4.
Theo báo cáo, hiện cả nước có 19,4 triệu người là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, được ưu tiên và miễn phí tiêm vaccine. Trong đó, nhiều nhất là TP HCM 1,56 triệu người; ít nhất là Bắc Kạn với 41.700 người. Sau khi tổ chức tiêm đợt hai, một số địa phương có tâm lý e ngại tiêm, một số người không thuộc nhóm chỉ định tiêm đã trì hoãn, nên nhu cầu thực tế có thể giảm so với số lượng trên.
Năm 2020 Bộ Y tế đề nghị cơ chế Covax Facility của Liên Hợp Quốc hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam. Tháng 12/2020, Covax xác nhận sẽ hỗ trợ Việt Nam tiêm vaccine cho khoảng 20% dân số. Tuy nhiên sau đó Covax cho biết chỉ cung cấp 30 triệu liều để tiêm cho khoảng 15-16% dân số.
Bộ Y tế tiếp tục đàm phán. Ngày 15/4, Covax thông báo sẽ cung cấp 38,9 triệu liều vaccine Astra Zeneca, đủ tiêm cho 20% dân số. Bộ Y tế cho rằng số lượng vaccine này đủ tiêm cho 19,4 triệu người thuộc diện ưu tiên.
Trước khi Covax thông báo hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam, Bộ Y tế dự kiến mua lại của Công ty VNVC 10 triệu liều. Sau khi nhận cam kết bổ sung từ Covax, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ không mua tiếp vaccine, “vì đã đáp ứng đủ cho nhóm ưu tiên”. Bộ đồng thời đề nghị mua 107.600 liều đã tiếp nhận của VNVC theo Luật đấu thầu hoặc huy động từ nguồn xã hội hóa.
Video đang HOT
Đến nay, ngoài vaccine do Covax cung cấp, Việt Nam có nguồn 30 triệu liều vaccine do Công ty VNVC đặt mua của Astra Zeneca, hiện đã giao 117.600 liều. Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện theo phương thức xã hội hóa để tiêm cho những người có nhu cầu, nhằm tăng miễn dịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế và phòng chống dịch.
“Dù đề xuất xã hội hóa việc mua, nhập khẩu và sử dụng vaccine, Bộ Y tế vẫn là đầu mối chỉ đạo chung, phân cấp, định hướng”, một lãnh đạo Bộ Y tế (không muốn nêu tên) nói với VnExpress ngày 27/4.
Đến nay 259.736 người đã được tiêm chủng, là lực lượng tuyến đầu chống dịch như nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội…
Người Việt tại Nga tham gia chương trình vaccine ngừa COVID-19
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, từ đầu tháng 9 vừa qua, chính quyền thủ đô Moskva của Nga đã triển khai chương trình phổ biến vaccine vì mục đích kinh tế dành cho mọi người dân có nhu cầu tự nguyện tiêm chủng vaccine Sputnik V ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, sau hơn 1 tháng triển khai, đã có hơn 6.000 người được tiêm chủng loại vaccine này, trong đó có 11 người Việt Nam làm việc tại Moskva tình nguyện tham gia chương trình.
Anh Hồ Anh Tuấn (quê Nghệ An) tự nguyện tham gia chương trình Vaccine vì mục đích kinh tế tại bệnh viện số 220 ở trung tâm Moskva. Ảnh: Trần Hiếu/Pv TTXVN tại Nga
Anh Hồ Anh Tuấn (quê Nghệ An) là một trong những người Việt Nam đầu tiên tại Moskva tình nguyện tham gia chương trình do chính quyền thành phố Moskva triển khai. Anh Tuấn sang Nga làm việc được hơn 10 năm, công việc chính là kinh doanh quần áo tại các chợ ở Moskva. Do điều kiện làm việc trong không gian chật hẹp, thường xuyên tiếp xúc đông người nên anh Tuấn rất lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Khi biết đến chương trình phổ biến vaccine của chính quyền thành phố Moskva, anh Tuấn và gần 20 người Việt Nam cùng làm việc tại các chợ ở Moskva đã tình nguyện đăng ký tham gia.
Anh Tuấn cho biết sau khi nộp đơn đăng ký, anh và cả nhóm được mời đến bệnh viện số 220 ở trung tâm thành phố Moskva để tiến hành các xét nghiệm sàng lọc. Theo quy định của bệnh viện, trước khi tiêm vaccine, các tình nguyện viên được xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch mũi họng. Trong số gần 20 người Việt Nam đăng ký làm xét nghiệm, có 11 người đủ điều kiện và đã được tiêm vaccine Sputnik V ngừa COVID-19.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Moskva, anh Hồ Anh Tuấn cho biết sau khi tiêm vaccine, sức khỏe của anh ổn định, buổi tối đầu tiên có sốt nhẹ và ngày hôm sau trở lại bình thường. Theo anh, người tham gia chương trình tiêm vaccine được các bác sĩ Nga khám và tư vấn tận tình, được làm các xét nghiệm và cung cấp bảo hiểm sức khỏe.
Hoàng Kiều Loan (quê Quảng Bình) tình nguyện tham gia chương trình Vaccine vì mục đích kinh tế của thành phố Moskva. Ảnh: Trần Hiếu/Pv TTXVN tại Nga
Cùng tham gia tiêm vaccine trong đợt này có chị Hoàng Kiều Loan, sinh năm 1999, quê Quảng Bình. Sang Nga làm việc được hơn 2 năm tại một tiệm làm tóc ở gần khu vực chợ Sadavod, cô gái quê Quảng Bình không khỏi lo lắng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sau khi biết thông tin chính quyền Moskva mở rộng diện chương trình tiêm chủng vaccine ngừa CVID-19, Loan đã đăng ký online và trải qua các xét nghiệm cần thiết trước khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Moskva cũng đã liên hệ với bác sĩ Angela Viktorovna hỗ trợ nhóm những người Việt vừa được tiêm vaccine và được biết tất cả những người được tiêm thử nghiệm đều có sức khỏe ổn định, một số người đã có phản ứng ban đầu với vaccine như hắt hơi, sốt nhẹ. Bác sĩ này cho biết, những người tham gia chương trình vaccine vì mục đích kinh tế của thành phố Moskva sẽ được theo dõi và kiểm tra sức khỏe trong vòng 180 ngày kể từ sau khi tiêm chủng.
Bác sĩ Angela Viktorovna khẳng định vaccine Sputnik V đã trải qua hai chu trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện trước khi được cấp phép đăng ký chính thức. Các kết quả thử nghiệm cho thấy loại vaccine do Nga sản xuất an toàn với sức khỏe. Vaccine Sputnik V không chứa bất kỳ thuộc tính virus nào và vì vậy khả năng người được tiêm vaccine bị ốm hay lây truyền bệnh cho những người khác đã được loại trừ. Ngoài ra, tất cả những người tham gia đều được cung cấp bảo hiểm sức khỏe miễn phí cùng với cam kết được bồi thường trong các trường hợp bị tổn hại sức khỏe do việc tiêm vaccine gây ra.
Bác sĩ Maria Skabrovna, người trực tiếp thăm khám cho những người Việt Nam, cho biết quá trình tiêm chủng vaccine sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn với 2 lần tiêm cách nhau 21 ngày. Cơ thể những người được tiêm vaccine sẽ hình thành cơ chế kháng virus gây bệnh COVID-19 nhờ kháng thể được tạo ra từ vaccine.
Theo bác sĩ Skabrovna, các tình nguyện viên tham gia chương trình được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, được cung cấp phần mềm ứng dụng theo dõi sức khỏe và tư vấn trực tuyến trên điện thoại di động. Các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc đối với tình nguyện viên nếu có diễn biến bất thường về tình trạng sức khỏe sau khi tiêm vaccine.
Chương trình tiêm chủng vaccine vì mục đích kinh tế được chính quyền thành phố Moskva phát động từ đầu tháng 9 tại gần 20 cơ sở y tế, được xem là một trong những biện pháp giúp chính quyền địa phương nhanh chóng ổn định tình hình lây lan COVID-19. Chương trình này nằm trong tiến trình nghiên cứu thử nghiệm bổ sung vaccine Sputnik V trên diện rộng tại Nga sau khi được cấp phép đăng ký từ tháng 8/2020. Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin cho biết đã có hơn 6.000 người dân thành phố và công dân nhiều quốc gia đã tham gia tiêm chủng, tất cả những người tham gia tiêm vaccine đều có sức khỏe ổn định. Theo lãnh đạo thành phố Moskva, chương trình góp phần phổ biến vaccine Sputnik V do Nga sản xuất và mở rộng đối tượng được tiêm chủng ngừa COVID-19, bao gồm người cao tuổi và trẻ em. Dự kiến, việc sản xuất hàng loạt theo quy mô công nghiệp đối với vaccine Sputnik V sẽ diễn ra vào tháng 1/2020.
Tính đến ngày 12/10, LB Nga có thêm 13.592 ca mắc mới tại 85 chủ thể trên cả nước, thủ đô Moskva có 4.395 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Nga đã vượt qua mốc 1,3 triệu người, trong đó hơn 1 triệu người đã được chữa khỏi bệnh, hơn 22.000 trường hợp tử vong do COVID-19.
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa Việc Trung Quốc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ngày 1/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát...