COVAX cắt giảm 30% mục tiêu chia sẻ vaccine năm 2021
Các tổ chức điều hành chương trình COVAX cho biết nguồn vaccine Covid-19 chia sẻ cho những nước nghèo trong năm nay giảm 30% so với mục tiêu 2 tỷ.
Mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo sẽ bị cắt giảm 30% và xuống còn 1,425 tỷ liều trong năm nay, theo thông cáo chung được Liên minh Vaccine Gavi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) công bố ngày 8/9.
Các tổ chức cho biết quyết định cắt giảm bắt nguồn từ nhiều yếu tố, gồm hạn chế xuất khẩu vaccine của Viện Huyết thanh Ấn Độ, một trong những nhà cung cấp chính. Các vấn đề sản xuất của Johnson & Johnson và AstraZeneca, cũng như chậm trễ phê duyệt vaccine mới do Novavax của Mỹ và Clover Biopharmaceuticals của Trung Quốc phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn cung.
“Đây là điều rất tồi tệ đối với toàn thế giới bởi chúng ta đã thấy những hậu quả khủng khiếp xảy ra khi virus lây lan không kiểm soát”, Seth Berkley, giám đốc điều hành Gavi, nói.
Tuyên bố chung cho biết mục tiêu 2 tỷ liều dự kiến đạt được vào quý đầu tiên năm 2022. Các tổ chức tiếp tục kêu gọi những nước giàu tích cực chia sẻ nguồn cung vaccine cho nước nghèo. WHO cũng kêu gọi các nước không triển khai kế hoạch tiêm tăng cường trước cuối năm nay để dành nguồn vaccine cho những người chưa được tiêm liều đầu tiên.
5,56 tỷ liều vaccine đã được tiêm chủng trên toàn cầu, với trung bình 31,23 triệu liều mỗi ngày. Tuy nhiên khoảng 80% trong số đó thuộc về những nước có nhu nhập cao. Hơn 41% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một liều, nhưng tỷ lệ này ở nhóm nước thu nhập thấp chỉ khoảng 1,9%.
Thế giới đã ghi nhận 223.258.459 ca nhiễm nCoV và 4.607.801 ca tử vong, tăng lần lượt 518.532 và 8.941, trong khi 199.801.254 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Một lô vaccine Covid-19 của COVAX được chuyển tới Ghana hồi tháng 2. Ảnh: Reuters .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 41.316.328 ca nhiễm và 670.624 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 98.689 và 1.247 trường hợp so với một ngày trước đó.
Video đang HOT
Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins chỉ ra số lượng người nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ vào cuối tuần qua đã cao hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca tử vong trung bình cũng cao hơn 86%.
Mỹ ghi nhận 1,146 triệu ca nhiễm trong tuần qua, cao gấp gần 4 lần con số hơn 287.000 cùng thời điểm năm ngoái. Dù dịch có xu hướng giảm ở một điểm nóng như Florida, một số bang khác như Idaho bắt đầu chứng kiến đợt bùng phát mạnh, khiến bệnh viện phải lựa chọn bệnh nhân điều trị.
Gần 62% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó hơn 52,5% đã hoàn thành tiêm chủng. Mỹ dự kiến bắt đầu tiêm liều tăng cường vào ngày 20/9 tới.
Tại châu Âu, Anh , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 7.094.592 ca nhiễm và 133.674 ca tử vong, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 38.975 và 191 trường hợp mới trong 24 giờ qua.
Bộ trưởng Y tế Sajid Javid ngày 8/9 cho biết ông “tự tin” rằng chiến dịch tiêm liều tăng cường của Anh sẽ bắt đầu trong tháng này, khi chờ đợi khuyến nghị cuối cùng từ Ủy ban chung về Tiêm chủng và Miễn dịch (JCVI) dự kiến đưa ra trong vài ngày tới.
Ngoài ra, giới chức Anh cũng đang chờ đợi tin tức về khả năng tiêm chủng cho trẻ em từ 12-15, sau khi JCVI tuần trước nói rằng bằng chứng lợi ích lâm sàng của tiêm chủng cho nhóm tuổi này chưa đủ thuyết phục và đưa ra khuyến nghị.
Gần 71% dân số Anh đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó gần 64% hoàn thành tiêm chủng, theo Our World in Data.
Tại châu Á, Hàn Quốc hôm qua báo cáo 2.049 ca nhiễm mới và 4 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 265.423 và 2.334 trường hợp kể từ khi dịch bùng phát.
Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo đất nước nên thận trọng khi ghi nhận ca nhiễm mới tăng mạnh, trong đó biến thể Delta chiếm 97% ca nhiễm trong tuần qua. “Chúng tôi coi đây là dấu hiệu nguy hiểm”, Park Hyang, quan chức y tế cấp cao, nói. “Chúng tôi kêu gọi cư dân Seoul đặc biệt cẩn thận. Virus đang lây lan rộng và các ca nhiễm đang xuất hiện mọi lúc mọi nơi”.
Chính phủ Hàn Quốc trước đó nới một số biện pháp hạn chế tụ tập đông người, nhưng vẫn duy trì quy định giãn cách xã hội. Tuy nhiên, nhiều quan chức cho biết một số người dân không tuân thủ nghiêm ngặt do tâm lý mệt mỏi vì đại dịch.
Tính đến 7/9, 61% dân số Hàn Quốc đã tiêm ít nhất một liều và hơn 36% tiêm chủng đầy đủ. Với tốc độ hiện, quốc gia này dự kiến đạt mục tiêu 70% dân số tiêm chủng vào cuối tháng 10. Chuyên gia cho biết tỷ lệ tiêm chủng này sẽ cho phép đất nước trở lại cuộc sống bình thường hơn vào tháng 11. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng có thể đe dọa kế hoạch mở cửa này.
Các quốc gia Đông Nam Á vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới cao do các đợt bùng phát nghiêm trọng gần đây. Malaysia ngày 8/9 ghi nhận 19.733 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm kể từ khi dịch bùng phát vượt ngưỡng 1,9 triệu. Số ca tử vong vì Covid-19 ở Malaysia là 19.163, sau khi ghi nhận thêm 361 ca trong 24 giờ qua.
Tổng giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah cho biết 84% giường bệnh chăm sóc đặc biệt (ICU) tại các bệnh viện ở quốc gia này đã được sử dụng vào ngày 7/9, tăng từ mức 68% của một ngày trước. Theo dữ liệu công bố hôm 8/9, các bệnh viện của 7 trong 13 bang ở Malaysia báo cáo hơn 90% giường ICU đã kín chỗ.
Với gần 70% dân số trưởng thành đã tiêm hai mũi vaccine Covid-19, cơ quan y tế đang dựa vào số liệu về Covid-19 từ bệnh viện để đánh giá hiệu quả của đường lối chống dịch, ngay cả khi số ca nhiễm hàng ngày vẫn ở mức cao.
Tại Indonesia , vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, số ca nhiễm mới hàng ngày có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Quốc gia này hôm qua ghi nhận 6.731 ca nhiễm mới và 626 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 4,15 triệu và 137.782 trường hợp kể từ khi bùng phát dịch. Đỉnh điểm số ca nhiễm hàng ngày ở Indonesia được báo cáo vào giữa tháng 7, với trung bình hơn 50.000 ca.
Quốc gia 270 triệu dân đặt mục tiêu tiêm chủng cho 208,3 triệu người, tương đương 77% dân số, vào tháng 1 năm tới. Khoảng 39,7 triệu người, gần 1/5 mục tiêu trên, đã tiêm chủng đầy đủ.
Lòng tin của đồng minh châu Á với Mỹ ra sao sau biến cố Afghanistan?
Những đồng minh của Mỹ tại khu vực bác bỏ thông tin cho rằng thoái lui bất ổn ở Afghanistan gây rúng động quan hệ quốc phòng song phương với Mỹ.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận quân sự. Ảnh: AFP
Đồng minh của Mỹ ở châu Á đã rút ra sự khác biệt then chốt giữa cú thoái lui biến động của Mỹ khỏi Afghanistan với cam kết của Washington trước các đối tác ở khu vực. Họ phủ nhận những đánh giá cho rằng việc rút quân đã hủy hoại lòng tin vào việc Mỹ sẵn lòng bảo vệ các nước bạn bè.
Một số nhà bình luận dự báo sụp đổ uy tín của Mỹ sau khủng hoảng ở Afghanistan và việc Trung Quốc nhanh chóng khai thác các biến cố dạng này là biểu hiện của suy giảm quyền lực Mỹ. Nhưng trong trao đổi với tờ Financial Times, giới chức chính phủ và quan chức quốc phòng các nước tại châu Á đều cho rằng việc so sánh diễn biến ở Afghanistan với quan hệ hợp tác của Mỹ và phần còn lại ở châu Á là không phù hợp.
Nhật Bản, nước tiếp nhận lượng binh sĩ Mỹ đồn trú nhiều nhất tại khu vực, tin rằng việc chính quyền Tổng thống Joe Biden sẵn lòng mở rộng hợp tác bảo đảm an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và nâng cấp vai trò của nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) là minh chứng cho thấy mức độ vững chắc của liên minh. "Chính quyền Mỹ tái khẳng định cam kết phòng thủ chung áp dụng cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đi vào cả lĩnh vực ngăn ngừa tấn công mạng", một quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết.
Tại Australia, chính phủ cầm quyền lẫn phe đối lập đều ủng hộ cam kết trong liên minh với Mỹ. Theo Sam Roggeveen, giám đốc phụ trách chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy có trụ sở ở Sydney, việc Mỹ chấm dứt can thiệp quân sự ở Afghanistan không làm thay đổi hay gây ra tác động đáng kể nào về vai trò trung tâm của liên minh.
Giới chuyên gia an ninh nhìn nhận các liên minh của Mỹ thậm chí còn có vai trò ngày càng quan trọng hơn nhằm chống lại nguy cơ đến từ một Trung Quốc hành xử ngày càng quyết đoán, một mục tiêu ông Biden đã nêu rõ khi nói về quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. Phó Tổng thống Kamala Harris trong chuyến công du Đông Nam Á vừa qua cũng nhấn mạnh thông điệp trấn an các đối tác của Washington trước mối nguy mà Trung Quốc tạo ra.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm Bộ Tứ bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản ngày 12/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
"Rút quân khỏi Afghanistan đồng nghĩa với việc Mỹ có sự điều chỉnh nguồn lực, chuyển từ Trung Đông sang Đông Á và đó không phải là điều gì tiêu cực với Nhật Bản", Kazuhiro Maeshima, chuyên gia về chính trị Mỹ tại Đại học Sophia ở Tokyo, bình luận.
Tuy nhiên, việc thoái lui lộn xộn của Mỹ ở Afghanistan cũng tạo ra luồng dư luận về việc các đồng minh của Mỹ cần tự chủ hơn trong quan hệ an ninh. Giới chính trị theo đường lối bảo thủ ở Nhật Bản - số muốn thúc đẩy thay đổi hiến pháp hòa bình, cho rằng diễn biến ở Afghanistan sẽ giúp củng cố luận điểm Tokyo cần chủ động hơn trong nâng cao năng lực tự bảo vệ.
Một số nhà quan sát nhìn nhận thất bại của Mỹ khi không tạo dựng được chiến thắng ở Afghanistan cũng khiến đồng minh phải suy tính lại trước khi gia nhập các chiến dịch quân sự của Mỹ trong tương lai. "Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong tạo dựng liên minh sẵn sàng tham gia các chiến dịch quân sự bên ngoài châu Âu và Đông Á trong tương lai", một quan chức cấp cao giấu tên đến từ một nước đồng minh của Mỹ chia sẻ.
Ở một vài nước, thoái lui của Mỹ khỏi Afghanistan làm gia tăng chia rẽ chính trị. Tại Hàn Quốc, diễn biến ở Afghanistan đã kích thích làn sóng bất bình trước việc đồn trú của hàng chục nghìn lính Mỹ. Những người theo trường phái này kêu gọi giới chính trị đảng cầm quyền đẩy nhanh quá trình độc lập quân sự. Nhưng phái đối lập lại phản bác điều này, cho rằng sự sụp đổ của Kabul cho thấy cần thiết phải duy trì ổn định liên minh với Mỹ và Seoul không nên nóng vội trong việc giành quyền kiểm soát tác chiến trong thời chiến đối với lực lượng Mỹ-Hàn.
Tuy nhiên, vượt khỏi những yếu tố chính trị này, giới chuyên gia đều bác bỏ mối liên hệ giữa liên minh của Mỹ với chính sách của Washington đối với Afghanistan. "Chủ đề đó có thể khá thú vị, nhưng nó không phải là so sánh phản ánh đúng thực tế", một quan chức Nhật Bản nói.
Hàn Quốc tiếp nhận gần 400 'người có công' Afghanistan Hàn Quốc tiếp nhận 391 công dân Afghanistan với tư cách "người có công đặc biệt", dường như nhằm xoa dịu quan điểm bài xích người tị nạn trong nước. Máy bay quân sự chở 378 người Afghanistan từng làm việc cho đại sứ quán, các cơ quan của Hàn Quốc và thành viên gia đình họ chiều 26/8 hạ cánh xuống sân...