Coteccons rót vốn vào bất động sản khu công nghiệp
Thông qua công ty con, Coteccons mua lại hơn 8% vốn của Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam ( Idico).
Công ty TNHH Covestcons vừa thông báo mua mới hơn 24,4 triệu cổ phiếu Tổng công ty Idico vào ngày 15/12 và chính thức thành cổ đông lớn sở hữu 8,13% vốn. Tổ chức này không có người nội bộ tại Idico.
Covestcons là công ty con của Tập đoàn Coteccons. Tháng 8/2017, Coteccons quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Covestcons từ mức ban đầu là 26 tỷ đồng lên 1.872 tỷ, với tỷ lệ sở hữu 100%. Mục đích tăng vốn là nhằm đầu tư vào các dự án tiềm năng.
Với việc mua Idico, Coteccons cho thấy định hướng mở rộng sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 của Idico. Ảnh: Idico.
Video đang HOT
Trong thư gửi cán bộ nhân viên gần đây, Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov cho biết Tiểu ban chiến lược và Ban điều hành đang xây dựng kế hoạch hành động trong ngắn, trung và dài hạn. Công ty không chỉ làm các dự án thầu xây dựng đơn thuần mà mở rộng sang hợp tác toàn diện nghiên cứu thị trường và cơ hội tiềm năng mới trong lĩnh vực hạ tầng, xây dựng công nghiệp, nhà thầu EPC.
Tại Idico, ngày 27/11 vừa qua, Bộ Xây dựng đã hoàn tất thoái vốn toàn bộ 108 triệu cổ phiếu, tương đương với 36% vốn điều lệ Idico. Với giá đấu thành công bình quân 26.936 đồng/cổ phiếu, số cổ phần bán ra có giá trị hơn 2.900 tỷ đồng. Các nhà đầu tư mua vào trong phiên đấu giá không có thông báo.
Hiện Idico có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, là doanh nghiệp có vốn lớn thứ 7 trên sàn niêm yết HNX. Doanh nghiệp này IPO thành công vào tháng 10/2017 khi bán hết 55,3 triệu cổ phiếu. Trong quá trình cổ phần hóa, Idico còn chào bán cổ phần cho 2 cổ đông chiến lược là Tập đoàn SSG và Tập đoàn Bitexco đều đang sở hữu 65 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22,5% vốn điều lệ. Như vậy, công ty hiện có 3 cổ đông lớn.
Idico còn bổ nhiệm ông Đặng Chính Trung, thành viên HĐQT giữ chức vụ tổng giám đốc trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/12. Ông Trung chính là người đại diện phần vốn 22,5% cổ phần IDC cho Tập đoàn SSG.
Ngay sau khi Bộ Xây dựng thoái vốn, Idico đã thông báo triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để thông qua việc miễn nhiệm các thành viên HĐQT Ninh Mạnh Hồng, Nguyễn Văn Đạt và Trịnh Hùng Lâm, đồng thời bầu thành viên HĐQT thay thế nhiệm kỳ 2018-2023.
Phó tổng giám đốc Coteccons từ nhiệm
Ông Từ Đại Phúc tham gia Coteccons từ năm 2002, là cái tên tiếp theo nối dài danh sách những "công thần" rời khỏi doanh nghiệp này.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) vừa thông qua đơn xin từ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc của ông Từ Đại Phúc, được gửi từ ngày 12/10.
Ông Từ Đại Phúc. Ảnh: Báo cáo thường niên Coteccons năm 2019.
Ông Từ Đại Phúc sinh năm 1975, trình độ chuyên môn là kiến trúc sư. Từ năm 2002, ông chuyển về làm việc tại Coteccons và giữ qua các chức vụ chỉ huy trưởng, trưởng phòng hoàn thiện, trợ lý tổng giám đốc và giám đốc phát triển kinh doanh. Từ tháng 3/2014, ông Phúc giữ chức vụ Phó tổng giám đốc. Giai đoạn 2012 đến tháng 6/2015, lãnh đạo này còn tham gia vào Ricons với vai trò thành viên ban kiểm soát.
Cùng thời điểm ông Phúc gửi đơn xin từ nhiệm (ngày 12/10), một lãnh đạo khác là ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cũng từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Quyết định này khiến Hội đồng quản trị của Coteccons chỉ còn 5 người và đều là người nước ngoài.
Đơn xin từ nhiệm của ông Phúc và ông Hiệp nối dài danh sách những lãnh đạo "công thần" rời khỏi doanh nghiệp đầu ngành xây dựng, sau những xung đột giữa ban điều hành và nhóm cổ đông lớn.
Đầu tháng 10, ông Nguyễn Bá Dương đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch Coteccons, sau 17 năm gây dựng và đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những nhà thầu lớn nhất.
Với sự điều hành của nhóm cổ đông lớn, Coteccons đã thực hiện đợt thay máu nhân sự quy mô lớn. Ngay sau khi bổ nhiệm Chủ tịch mới là ông Bolat Duisenov, công ty này tiếp tục bổ sung hai phó tổng giám đốc và cố vấn ban điều hành. Ông Lý Xuân Hải, cựu CEO Ngân hàng Á Châu cũng trở thành người đại diện theo uỷ quyền cho Thành viên Hội đồng quản trị Talgat Turumbayev.
Quý III, công ty này ghi nhận doanh thu giảm 55%, đạt 2.800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn này cũng chỉ đạt 88 tỷ đồng, chỉ bằng phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ quý I/2015.
Luỹ kế doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế chín tháng lần lượt đạt 10.300 tỷ đồng và 370 tỷ đồng, giảm gần 37% và 23% so với cùng kỳ. Dịch bệnh khiến nhiều dự án bất động sản giãn tiến độ xây dựng, theo ban lãnh đạo Coteccons, là nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh ảm đạm.
Coteccons đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất năm nay lần lượt là 16.000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng, tương ứng giảm 32,6% và 15,5% so với năm trước.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp đầu ngành xây dựng cho rằng, kế hoạch kinh doanh đi xuống nhưng hợp lý khi dịch bệnh khiến nguồn việc giảm sút nghiêm trọng. Công ty từng được mời chào một số công trình nhưng từ chối vì không muốn chạy theo chỉ tiêu doanh thu mà phải đánh đổi bằng lợi nhuận, thậm chí không thu hồi được vốn.
Ricons "rục rịch" chuyển động trước thềm niêm yết Ricons đang lên kế hoạch đưa cổ phiếu niêm yết trước tháng 02/2021 và dự kiến có được sự chấp thuận của HOSE vào cuối năm 2020. Ảnh minh họa. Một cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường sẽ được CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons tổ chức vào ngày 10/10 sắp tới với tờ trình về việc đổi tên doanh nghiệp thành CTCP Tập...