Coteccons (CTD) dự kiến mua 4,9 triệu cổ phiếu quỹ
Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (Mã chứng khoán CTD – sàn HOSE) đăng ký mua vào 4,9 triệu cổ phiếu quỹ.
Giao dịch mua vào cổ phiếu quỹ của Coteccons nhằm mục đích chuẩn bị nguồn cổ phiếu cho đợt phát hành ESOP tiếp theo, gia tăng lợi ích cổ đông.
Doanh nghiệp cho biết sẽ thực hiện sau khi có công văn chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, dự kiến là trong quý IV/2020.
Với giá đóng cửa ngày 10/12 là 70.500 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp có thể sẽ bỏ ra 345,45 tỷ đồng để thực hiện mua vào lượng cổ phiếu quỹ trên, tỷ lệ mua vào tương đương 6,18% vốn điều lệ.
Trong 9 tháng, Coteccons đạt doanh thu thuần 10.301 tỷ đồng, giảm 37% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế hơn 369 tỷ đồng, giảm 23%. So với kế hoạch năm, Công ty đã thực hiện 64% doanh thu và 62% lợi nhuận.
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,6% và 15,5% so với thực hiện năm 2019.
Video đang HOT
Tính tới 30/9/2020, tổng tài sản của CTD giảm 13,2% về 14.056 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu khoản phải thu ngắn hạn đạt 7.453,8 tỷ đồng, chiếm 53% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.557,4 tỷ đồng, chiếm 25,3% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.457,8 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 628,9 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng tài sản.
Theo báo cáo tài chính quý III/2020, hiện tại doanh nghiệp sở hữu 3.557,4 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi chỉ có 77,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương đương với giá trị tiền và đầu tư tài chính trên số lượng cổ phiếu lưu hành là 46.080 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, đây là một quỹ tiền mặt tương đối lớn, trong khi doanh nghiệp không vay nợ, điều này sẽ là lợi thế nhất định để tận dụng các cơ hội M&A dự án, hoặc trực tiếp triển khai dự án, điều mà các đối thủ cạnh tranh không làm được do vay nợ lớn, quỹ tiền mặt hạn chế đang niêm yết trên sàn.
Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy'
Sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy."
Ảnh minh họa. (Nguồn: thediplomat.com)
Các nhà phân tích năng lượng ngày 4/6 cảnh báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang sụt giảm cùng với rủi ro gia tăng đối với các nhà đầu tư có thể khiến giá trị dự trữ dầu và khí đốt giảm 2/3, qua đó tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới, trong khi giá trị lợi nhuận dự kiến của lĩnh vực dầu khí cũng có thể giảm 2/3 trong tương lai.
Theo một báo cáo của Carbon Tracker, một tổ chức nghiên cứu tài chính phi lợi nhuận, sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu và an ninh năng lượng đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy."
Ông Kingsmill Bond, chiến lược gia về năng lượng mới của Carbon Tracker và là chủ biên của nghiên cứu trên, cho hay tình trạng "rơi xuống đáy" bắt đầu diễn ra sau khi nhu cầu nhiên liệu đã lên tới đỉnh điểm.
Theo ông Bond, một ví dụ điển hình là nhu cầu than toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2013 và kể từ sau đó đến nay đã không bao giờ tăng trở lại mức trên.
Trước dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhiều nhà phân tích dự đoán nhu cầu dầu và khí đốt toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào giữa thập niên 2020 trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu sẽ ổn định vào cuối thập niên 2020.
Tuy vậy, tình trạng kinh tế suy giảm do các nước áp dụng lệnh phong tỏa để chống dịch COVID-19 kể từ tháng 3/2020 có thể đẩy nhanh quá trình trên.
Theo ông Bond, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch của thế giới nhìn chung đã đạt đỉnh.
Trong khi đó, IEA dự đoán nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu sẽ giảm 8% trong năm 2020 do dịch COVID-19.
Ông Bond nhận định khó có thể dự báo mức độ hồi phục trong năm 2021 song nếu mức độ hồi phục là 50% và nếu lĩnh vực sản xuất nhiên liệu hóa thạch khôi phục mức tăng trưởng 1% thì sẽ phải đến năm 2025 mới có thể khôi phục mức độ của năm 2019. Song khi đó, các công nghệ năng lượng tái tạo sẽ phát triển đủ mạnh để đáp ứng được mức tăng trưởng về nhu cầu nhiên liệu trên thế giới.
Theo báo cáo hồi tháng 5/2020 của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), trong năm 2019, các loại điện sản xuất từ năng lượng tái tạo như - điện Mặt Trời và phong điện - chiếm 72% mức tăng trưởng sản lượng của lĩnh vực sản xuất điện toàn cầu.
Trong khi đó, quy mô của nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch, với giá trị cơ sở hạ tầng nguồn cung đạt khoảng 10.000 tỷ USD và giá trị cơ sở hạ tầng về nhu cầu đạt 22.000 tỷ USD, đồng nghĩa với việc sụt giảm nhanh có thể gây ra một mối nguy đối với sự ổn định tài chính.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu hóa thạch có tổng giá trị cổ phiếu niêm yết lên tới 18.000 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị của các thị trường cổ phiếu trên thế giới.
Theo tính toán của Carbon Tracker, nếu nhu cầu nhiên liệu giảm 2%/năm, cùng với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu thì lợi nhuận trong tương lai của ngành dầu khí sẽ giảm gần 2/3 xuống còn 14.000 tỷ USD.
Sự sụt giảm lợi nhuận nói trên ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.
Các quốc gia có thu nhập từ xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới là Saudi Arabia, Nga, Iraq và Iran.
Trong khi đó, các quốc gia dễ bị tổn thương nếu tình trạng trên diễn ra bao gồm Venezuela, Ecuador, Libya, Algeria, Nigeria và Angola./.
Bộ Công Thương không chủ trương mua cổ phần Sabeco Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ này không có chủ trương c hào mua cổ phiếu của Sabeco. Bộ Công Thương khẳng định, Bộ không có chủ trương mua cổ phần Sabeco. Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin cho rằng Thaibev đang muốn chuyển nhượng cổ phần tại Tổng...