Cột xích sắt cả chục kg vào người rồi lao xuống đáy ngã ba sông săn con đen sì kiếm tiền triệu
Cứ vào dịp tháng 3 cho đến tháng 10 hàng năm, tại ngã ba sông ở địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, nơi con sông Vĩnh Điện, sông Cẩm Lệ, sông Hàn (Đà Nẵng) hợp chung làm một lại có những chiếc ghe nhỏ tập trung để lặn bắt vẹm tù.
Từ tháng 2 cho đến tháng 10 tại ngã ba sông Cẩm Lệ (Đà Nẵng) sẽ thường xuyên có hàng chục ghe nhỏ hành nghề lặn bắt vẹm tù.
Giữa cái nóng như muốn “nướng chín” từng thớ thịt của con người, hàng chục thợ lặn đến từ Quảng Nam ngâm mình trong dòng chảy của ngã ba sông Cẩm Lệ (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)…
Trước khi bắt đầu một ngày lặn bắt vẹm, những thợ lặn sẽ quấn vào mình những vòng xích sắt nặng hàng chục kg. Việc quấn xích sắt vào người để thợ lặn lặn được sâu xuống đáy sông, tránh bị áp lực nước đẩy nổi lên trên. Tuy nhiên, việc quấn xích sắt vào người sẽ khiến cho thợ lặn gặp khó khăn.
Đây là một loại thủy hải sản đặc trưng của dòng sông này. Theo nghề này chủ yếu là người dân thuộc huyện Duy Xuyên, Đại Lộc…của tỉnh Quảng Nam.
Mỗi thợ lặn sẽ được trang bị một ống nhựa dài nối vào máy oxy đặt trên ghe. Khi lặn xuống, thợ sẽ ngậm vào ống thở này để duy trì nhịp đập. Trường hợp thợ lặn lặn sâu mà dây ôxy bị đứt hoặc bị chèn, tính mạng của thợ lặn đang ở đáy sông sẽ gặp nguy hiểm.
Loại vẹm tù này nằm sinh trưởng trong bùn nên có màu đen như than. Nghề lặn vẹm rất ít người theo bởi rất vất vả. Mỗi ngày, một chiếc ghe nhỏ sẽ chở theo 3 đến 4 thợ lặn. Họ phải ngâm mình trong nước hàng giờ đồng hồ liền để kiếm sống. Bởi vậy, nghề này chỉ dành cho những người đàn ông thật khỏe mạnh và chịu được sự cực khổ hơn người.
Video đang HOT
Những người hành nghề lặn vẹm ở sông Cẩm Lệ có màu da nâu đen bóng đặc trưng. Màu da chỉ có ở những người đàn ông cực khỏe và chịu được cực khổ. Đổi lại, nghề lặn vẹm giúp họ nuôi sống gia đình, thậm chí có thu nhập để tích trữ nếu kiên trì, chịu khó.
Vẹm tù sẽ được thương lái đưa ghe ra thu mua ngay giữa ngã ba sông. Những ngày thời tiết đẹp, ở địa điểm này không khác gì một phiên chợ nổi.
“Tôi theo nghề lặn vẹm hơn 10 năm nay. Nếu ngày nào khỏe thì mỗi ghe bắt được khoảng 200-300kg, còn ít cũng được 100kg. Thương lái sẽ mua với giá từ 8.000-12.000 đồng/kg tùy theo chất lượng và độ sạch của vẹm. Tính ra, người chịu khó sẽ kiếm được 500.000- 1 triệu đồng mỗi ngày”, anh Nguyễn Cường đến từ Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết.
Theo anh Cường, nghề lặn vẹm đen rất vất vả nên ít người dân Đà Nẵng tham gia. Chủ yếu những người dân sống quen sông nước của Quảng Nam mới am hiểu và theo nghề này.
Niềm vui của một phụ nữ sau một ngày bội thu của chồng trên sông Cẩm Lệ. Những phụ nữ này sẽ giúp chồng và bạn thuyền gom thành quả là những bao vẹm hàng chục kg đã được rửa sạch rồi bán cho thương lái.
Nghề "giỡn với tử thần" đổi tiền triệu mỗi ngày của ngư dân Đà Nẵng
Dù đã có trường hợp tử vong khi kiếm sống bằng nghề này nhưng những năm gần đây, đây vẫn là nghề lặn bắt chíp chíp vẫn thịnh hành và cho thu nhập cao đối với ngư dân Đà Nẵng.
Gần 10 năm nay, mỗi ngày dọc theo phía cuối con sông Hàn kéo ra vịnh Đà Nẵng luôn có hàng chục tàu thuyền tổ chức nghề lặn bắt chíp chíp. Chíp chíp là loài nhuyễn thể 2 mảnh thuộc họ nghêu lụa, sinh trưởng tập trung ở khu vực cuối sông Hàn đổ ra cửa biển Đà Nẵng.
Đây là món đặc sản không thể thiếu đối với các nhà hàng trên địa bàn Đà Nẵng. Chíp chíp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chíp chíp nướng, nấu cháo, nấu canh chua, hấp sả chấm muối tiêu chanh,... nên được du khách rất yêu thích.
Những thợ lặn chíp chíp trên sông Hàn chủ yếu là ngư dân ở phường Nại Hiên Đông, Thọ Quang (quận Sơn Trà), phường Thuận Phước (quận Hải Châu)... Mỗi tàu thuyền thường có 3 - 5 người, mỗi người mỗi ngày có thể cào được từ 5-15kg chíp chíp.
Do sự phát triển nhanh của du lịch Đà Nẵng nên giá thành chíp chíp tăng lên từ 80-120 ngàn đồng/kg tùy vào loại lớn hay vừa. Bởi vậy, những năm gần đây, nghề lặn chíp chíp cho ngư dân Đà Nẵng thu nhập từ khá đến cao.
Tuy nhiên, nghề này rất vất vả và thậm chí luôn thường trực nguy hiểm khi thợ lặn phải ngâm mình dưới nước sâu nhiều tiếng đồng hồ với đồ bảo hộ đơn sơ. Ở Đà Nẵng đã có không ít trường hợp tử vong khi kiếm sống bằng nghề này.
Chíp chíp sống ở cửa biển, là đặc sản không thể thiếu trong các món ăn của du khách khi tới Đà Nẵng nên mỗi ngày có hàng chục tàu thuyền chuyên tâm khai thác ở cửa vịnh Đà Nẵng.
Mỗi tàu thuyền thường có 3 đến 5 người và được trang bị đồ lặn bảo hộ nhằm giúp thợ lặn giảm bớt áp lực khi lặn sau xuống dưới nước.
Khi lặn xuống dưới nước, thợ lặn chíp chíp ngoài mang theo bộ đồ lặn còn đeo vào người một đai chì để tránh bị nổi lên và miệng luôn ngậm vào ống oxy dài khoảng 200m được nối lên trên tàu. Trong khi các thợ lặn săn chíp chíp dưới nước thì trên thuyền luôn có người túc trực để kiểm tra dây oxy nhằm tránh bị đứt, nghẹt...giúp thợ lặn luôn được cung cấp oxy trong suốt 1 tiếng ở sâu dưới nước.
Mỗi lần lặn xuống biển, thợ lặn thường ở dưới nước khoảng 45 phút và trồi lên mặt nước để đưa thành phẩm lên tàu, đồng thời nghỉ ngơi cỡ 15 phút rồi tiếp tục lặn.
Một ngày nếu thời tiết thuận lợi thì mỗi ngư dân có thể lặn và cào được trên 10kg chíp chíp. Chíp chíp hiện nay có giá thành từ 80-120 ngàn đồng/kg tùy vào loại lớn hay vừa. Nếu ngày may mắn, ngư dân Đà Nẵng có thể thu tiền triệu. Đây là một nghề thịnh hành ở Đà Nẵng gần 10 năm nay, sau khi ngành du lịch Đà Nẵng phát triển mạnh với số lượng du khách ngày càng đông.
Chíp chíp Đà Nẵng luôn được du khách yêu thích vì ngon ngọt, dai và giòn bởi nó sống ở vùng nước lợ, nơi cuối con sông Hàn đổ ra biển giàu nguồn dinh dưỡng. Dù cung không đáp ứng đủ nhu cầu nhưng ngư dân Đà Nẵng không bao giờ cào chip chip loại nhỏ, phải loại đủ lớn mới đưa lên bờ nhằm tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cũng chính là nguồn nuôi sống họ bao năm nay.
Nghề chíp chíp cho thu nhập từ khá đến cao cho ngư dân Đà Nẵng nhưng cũng là nghề rất vất vả. Họ phải ngâm mình dưới nước sâu nhiều tiếng đồng hồ và luôn ăn vội bữa cơm ngay trên sóng nước. Thậm chí đây được đánh giá là nghề nguy hiểm khi có không ít trường hợp đã tử vong như trường hợp ngư dân Lê Văn Trai (37 tuổi, trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) tử vong vào ngày 10/9/2016 khi thuyền chết máy khiến bình oxy ngừng hoạt động.
Nhiễm mặn kéo dài, Đà Nẵng tính chặn hết sông Cẩm Lệ Nêu cần thiết, chặn toàn bộ sông Cẩm Lệ ngăn chặn xâm nhập mặn là phương án Đà Nẵng đưa ra để đảm bảo cung ứng nước sạch. Ngày 6/4, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, vừa có công văn gửi các Sở Tài nguyên-Môi trường, NN&PTNT, Công ty Cổ phẩn Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco)... về việc triển khai các...