Cột mốc 423 vẫn nguyên trạng, ảnh trên mạng là sửa
Đồn biên phòng Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang) đi kiểm tra, xác nhận bức ảnh đăng trên mạng của một nhóm phượt về cột mốc 423 là ảnh sửa.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh của một nhóm phượt trẻ tuổi chụp ảnh kỷ niệm tại một cột mốc biên giới ở xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. Cột mốc như trong ảnh chụp đánh số 428, ghi đề cột mốc của Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet, Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu, Đội phó Đội kiểm tra hành chính, Đồn biên phòng Lũng Cú, xác nhận, tại địa phận giáp biên giới với nước bạn ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang có cột mốc 423, 428.
Bức ảnh chụp đưa lên mạng
Hai cột mốc này cũng như các cột mốc biên giới phía Bắc được xây dựng theo Hiệp định Biên giới ký ngày 31/12/1999 giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Cụ thể, cột mốc 428 do phía Việt Nam xây dựng được đặt ở dưới lòng sông. Trong khi, cột mốc 423 do phía bạn cắm, vị trí mốc nằm trên đỉnh núi.
“Việc ra được cột mốc 428 của Việt Nam để chụp ảnh là việc không thể, bởi vị trí đặt cột mốc ở dưới lòng sông, cách mép bờ khoảng 300 mét”, Thiếu tá Dậu .
Video đang HOT
Theo Thiếu tá Dậu, hình dáng của hai cột mốc về cơ bản giống nhau, nhưng điểm khác nhau là ở đỉnh phía trên của cột mốc.
“Hình dáng cột mốc biên giới cơ bản giống nhau nhưng khác nhau ở đỉnh cột mốc. Mốc quốc giới bên bạn cắm đầu cột mốc phẳng, cột mốc Việt Nam hình chóp, tọa độ được xác định ở đúng vị trí đỉnh chóp cột mốc”.
Ngoài ra, cột mốc quốc giới có hai mặt, mặt chủ quyền tiếp giáp với quốc gia nào sẽ ghi tên quốc gia đó. Mặt còn lại tiếp giáp với nước láng giềng sẽ ghi tên của nước láng giềng.
Như vậy, cột mốc trong ảnh như nhóm phượt chụp lại chính là cột mốc 423 do phía Trung Quốc cắm. Việc con số 3 lại thành số 8 trong bức hình khiến Thiếu tá Dậu cùng cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lũng Cú phải ra kiểm tra thực địa.
“Cột mốc vẫn bình thường chứ không có gì thay đổi. Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi đã đi kiểm tra. Có lẽ nhóm bạn trẻ sửa trên ảnh chứ không phải sửa trên cột mốc. Mốc quốc giới 423 vẫn nguyên trạng”, Thiếu tá Dậu cho biết.
Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn – Hà Giang). Ảnh: Kiên Trung
Ông cũng cho biết thêm, nguyên tắc tất cả các công dân ra vào khu vực biên giới đều phải đăng ký và chịu sự kiểm soát, quản lý của Bộ đội Biên phòng.
“Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của mốc quốc gia, quốc giới như thế nào”, Thiếu tá cho hay.
Điều 14, chương 1, luật Biên giới quốc gia 2003 ghi rõ: nghiêm cấm hành vi xê dịch, phá hoại, gây hư hại mốc quốc giới.
Theo Kiên Trung (VNN)
Nghi vấn phượt thủ sửa mốc giới Quốc gia để khoe khoang trên mạng
Một nhóm phượt thủ được cho là đã tìm cách sửa số ghi mốc quốc giới số 423 (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) thành 428 nhằm mục đích chụp ảnh, khoe khoang đang phải đối mặt với sự bất bình từ cộng đồng mạng cũng như những người yêu du lịch, phượt.
Nhóm phượt thủ được cho là dùng son để sửa số ghi mốc quốc giới.
Các cột mốc quốc giới thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách. Song việc chinh phục chúng thường gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí gây không ít nguy hiểm cho các phượt thủ bởi nhiều cột mốc quốc giới nằm ở vị trí hiểm trở, khó di chuyển.
Gần đây, trên các trạng mạng xã hội dành cho những người thích du lịch, khám phá đã xuất hiện hình ảnh một nhóm phượt thủ được cho là dùng son nhằm tìm cách sửa số ghi mốc quốc giới số 423 (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) thành 428 nhằm mục đích chụp ảnh, khoe khoang. Trước sự việc nên trên, những người yêu thích du lịch, khám phá cảm thấy khá bất bình.
"Chỉ vì muốn khoe mẽ mà làm ảnh hưởng tới cột mốc quốc giới phân định ranh giới lãnh thổ, thứ vô cùng thiêng liêng với người Việt Nam", một tài khoản có tên Minh Nguyen bình luận.
Trong khi đó, một độc giả khác cho rằng: "Chúng ta đi phượt là để khám phá điều mới lạ, tận hưởng cảnh đẹp non sông gấm vóc quê hương, chứ không phải chứng minh cái tôi của mình".
Còn anh Nguyễn Huy Hùng - một phượt thủ đang sinh sống tại Hà Nội cho biết: "Đường vào cột mốc 428 rất khó đi, vậy nên tôi nghĩ hành vi trên của có thể xuất phát từ việc các bạn muốn chứng tỏ khả năng của bản thân mình. Tuy nhiên, có lẽ các bạn không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm luật. Tôi cho rằng, trên các diễn đàn phượt, du lịch, khám phá, những người có kinh nghiệm hoặc quản trị diễn đàn nên có nhiều bài viết chia sẻ kiến thức, kỹ năng cần có khi đi phượt nhiều hơn. Chỉ như vậy, các phượt thủ mới có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tại nơi họ đặt chân tới".
Mốc quốc giới 428 nằm ở một vị trí hiểm trở, rất khó chinh phục
Theo tìm hiểu, dù cả hai mốc quốc giới số 423 và 428 đều thuộc xã Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, song việc chinh phục mốc quốc giới số 428 khó hơn mốc quốc giới số 423 rất nhiều do con đường dài 2 km lên mốc quốc giới 248 có địa hình đồi núi ngoằn ngoèo, với những đoạn dốc thẳng đứng, phía dưới là sông, trên là vách núi. Muốn chinh phục cột mốc này, phải mất gần 3 tiếng đi bộ, bắt đầu từ cuối bản Xéo Lủng, nơi sinh sống của đồng bào H'mong.
Theo quy định tại điều 14, chương 1, Luật Biên giới Quốc gia 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2004, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới. Liên quan tới quy định xử phạt, khoản 1, theo điều 7, chương 2, Nghị định số: 129/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, xê dịch hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới mốc quốc giới; dấu hiệu đường biên giới.
Theo Danviet
Những địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh cưới ở miền núi cao Ngọn núi trùng điệp trong biển mây trắng bồng bềnh làm xao xuyến biết bao trái tim. Chẳng thế mà các cặp đôi yêu du lịch lại rủ nhau lên những vùng núi cao chụp ảnh cưới. Mù Cang Chải (Yên Bái) nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, là điểm đến thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch những...