Cosplay, sở thích trẻ con làm người lớn “sợ”
Ước ao được trở nên xinh đẹp và cá tính như nhân vật trong truyện tranh, phim ảnh hoặc game nên rất nhiều teen sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua những bộ cosplay “xứng tầm”.
Thú chơi xa xỉ
Cosplay là một thuật ngữ viết tắt của từ “Costume Play”. Đó chính là các hoạt động, các trò chơi phỏng lại theo các nhân vật của truyện tranh, phim giả tưởng, game. Tuy đã hiện diện ở Việt Nam gần chục năm nhưng hiện nay, trào lưu này vẫn đang nóng lên từng ngày. Rất nhiều bạn trẻ đã tham gia hào hứng với những màn múa kiếm, bắn súng. Chi phí một bộ cosplay đặc biệt có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Teen thích thú với những mẫu cosplay đầy bạo lực
Phạm Thu Thúy (Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), một người chơi cosplay “có thâm niên” chia sẻ: “Cosplay chỉ là một thú chơi, không phải là trang phục mặc hàng ngày đi học, đi chơi mà chỉ mặc trong dịp lễ hội cosplay, có khi cả năm mới có một dịp. Thế nhưng với ước ao được trở nên xinh đẹp, cá tính như nhân vật trong truyện tranh, phim ảnh hoặc game nên rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua những bộ cosplay theo đúng như dạng thời trang của nhân vật đó”.
Thúy cho biết, cosplay ngày nay đã thực sự trở thành một trào lưu bùng nổ. Các coser (người chơi cosplay) không phải e dè khi quyết định đi ra đường trong bộ trang phục yêu thích vì sợ ánh mắt soi mói của những người khác.
Những coser giờ đây đã biết tự tin khẳng định bản thân, nói cách khác, cần có sự đam mê và một chút “trơ lì” thì mới có thể chơi cosplay. Và, tại bất kỳ nơi đâu, thông điệp mà các coser muốn truyền đến thế giới chính là: “Tôi khác biệt. Tôi khác người. Hãy nhìn ngắm tôi”.
Với phương châm “Tạo ra thế giới riêng như giấc mơ của mình”, nhóm Tsukikage (nghĩa là Mặt Trăng), gồm 10 thành viên tuổi từ 19 đến 25 chia sẻ kinh lý do tham gia thế giới cosplay: “Là con gái, tụi em cực hạnh phúc khi được đóng vai những cô công chúa xinh đẹp, được yêu rất là nhiều những anh chàng đẹp trai trong truyện và phim. Tụi mình thu thập từ hình trên mạng, sau đó tìm cách mô phỏng lại. Có nhiều người còn tưởng đặt mua ở Trung Quốc về nữa chứ. Những cái nào nhỏ nhỏ như dây chuyền, hạt thì hao tiền lắm, khoảng 1 đến 2 triệu. Có những nhân vật dùng trượng, gậy thì tụi em có cái tự làm, có cái phải đi mua cũng đắt lắm. Còn make up thì càng làm càng nâng cao tay nghề lên thôi”.
Video đang HOT
Các coser ít tới hiệu may đặt hàng vì không nhiều cửa hàng làm đúng được yêu cầu xa lạ của các chủ nhân teen, thậm chí cũng ít mua sẵn do không muốn “đụng hàng” nên nhiều coser tập trung công sức để tự thiết kế, vừa hợp sở thích lại đảm bảo “độc”.
Các phụ kiện này tính tổng sơ sơ cho một nhân vật thường được các Coser đầu tư trên dưới một triệu. Tuy các bộ đồ cosplay chẳng có cơ hội được sử dụng nhưng các coser không hề thích mặc mãi một bộ đồ để đi dự các lễ hội cos nên sẵn sàng bỏ tiền ra để may hết bộ này đến bộ khác.
“Do thích nhiều nhân vật nên mình đặt may nhiều bộ thôi. Hiện giờ mình đang sở hữu 5 bộ cosplay khác nhau, tổng trị giá cũng lên đến vài chục triệu. Mình quan niệm, đã mất công cosplay thì làm hẳn những bộ thật đẹp, thật độc, thế nên rất tốn công và tốn tiền”, Thúy nói.
“Chuyên gia cosplay” này cũng cho biết: “Dân nghiện cosplay chủ yếu là các bạn học sinh cấp 2, cấp 3, càng ngày thì các bạn cấp 2 càng nhiều, thậm chí còn có cả học sinh cấp 1 đặt hàng nữa”.
Góc khuất của bạo lực và khiêu dâm
Tuy nhiên, Thúy cũng cho biết: “Truyện tranh ngày nay không còn dễ thương với công chúa, hoàng tử. Thay vào đó là nhiều cuộc chiến chém giết nhau với súng, kiếm, phi tiêu… Rất nhiều shop theo đó bán kèm các thứ khác như phi tiêu, kiếm, súng. Như vậy, vô hình trung, cosplay đã cổ vũ các trò bạo lực trong truyện tranh đối với giới trẻ.
Bên cạnh đó những mẫu quần áo giống truyện tranh khi ra đời thường trở nên quái dị. Nhằm thu hút sự chú ý của khách teen, các shop sẵn sàng post hình ảnh học trò mặc bộ cosplay đen, bịt mặt tay cầm phi tiêu hoặc tuốt kiếm đầy sát khí. Một kiểu “khích lệ” bạo lực cần lên án”.
Đến các lễ hội cosplay, không khó để bắt gặp những bộ trang phục hóa trang thiếu vải, gây phản cảm. Những nhân vật này thường xem cosplay như là một trò để “phô diễn bản thân” một cách quá đáng.
Khánh Chi, (Đống Đa – Hà Nội) một người yêu thích những trang phục cosplay nói: “Có nhiều bạn còn không hiểu cosplay là gì, cứ tưởng là đêm hội hóa trang nên mặc những bộ trang phục của lễ Hallowen khiến người ta nhìn mãi mà không thể “giải mã” được bạn đóng vai nhân vật nào”.
Ngoài việc cosplay truyện tranh, các game thủ còn cosplay các nhân vật trong các trò chơi trực tuyến. Để quảng bá game, nhiều công ty đã không ngần ngại mời các sao nữ gợi tình với thân hình chuẩn mực, vòng một “siêu nảy nở” và gương mặt không giống người bình thường xuất hiện trên các tạp chí, các trang mạng điện tử đã tạo nên những cuộc tranh luận nảy lửa trên các diễn đàn.
Theo cô Nguyễn Thu, “Hình ảnh các cô gái với những bộ trang phục quá táo bạo và khiêu khích được đăng tải trên các phương tiện truyền thông sẽ khuyến khích giới trẻ chạy theo những xu hướng không tích cực như phẫu thuật để giống với nhân vật trong hình, chạy theo phong cách ăn mặc “kiệm vải” để khoe da thịt – nhiều điều không phù hợp với truyền thống của người phụ nữ châu á”.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, chẳng mấy chốc những bức ảnh của họ đã trở thành “chủ đề” nóng trên các diễn đàn và xuất hiện trên mọi trang web. Với họ những lời bình luận khen chê không có nghĩa, mục đích duy nhất của họ là thu hút sự quan tâm của dư luận và được công chúng nhớ mặt, nhớ tên!
Cosplay đã biến tướng Các lễ hội cosplay đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn bạn trẻ. Hình ảnh đánh kiếm, bắn súng, kề phi tiêu vào cổ nhan nhản trong chương trình. Đáng lo là có những gương mặt rất non nớt của các em học sinh cấp 1-2 thích thú với những trang phục, phụ kiện cosplay bạo lực. Có em còn hóa trang với những vết chém trên mặt, máu me đầy tay cùng với băng quấn ghê người. Từ một thú chơi dễ thương, cosplay đã biến tướng theo nội dung và hình thức đầy bạo lực.
Theo NDT
Biến tướng đau lòng từ tập tục cướp vợ trên "cổng trời"
Háy pù hay còn gọi là cướp vợ - một tập tục của người Mông ở vùng "cổng trời" Nghệ An đang bị biến tướng. Nhiều bé gái đã phải làm vợ, làm mẹ khi tuổi đời mới 13, 14...
Nỗi đau từ tục háy pù
Vừa lên đến bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn, chúng tôi phải dừng xe vì rất đông người tụ tập trên đường và dọc bờ sông Nậm Mộ để đưa thi thể người đàn bà xấu số nhảy cầu tự vẫn về quê. Qua tìm hiểu được biết, người đàn bà xấu số đó là Già Y.N (SN 1984, trú tại xã Đoọc Mạy). N nhảy sông tự vẫn, để lại 2 con nhỏ.
Lễ hội là để trai bản háy pù.
Theo người nhà nạn nhân, N bị háy pù từ khi 15 tuổi. Lấy chồng không có tình yêu là một nỗi đau không dễ gì khoả lấp. Những tưởng có con thì tình cảm có thể cải thiện nhưng càng ngày gia đình trẻ con ấy càng xảy ra nhiều xung đột. Người chồng mỗi lần say rượu thường về hành hạ vợ. Khi không còn chịu đựng được, hai người đành phải chia tay. Tục lệ người Mông rất kiêng kị việc bỏ vợ bỏ chồng. Và trong vòng nghĩ quẩn, N đã nhảy cầu để giải thoát.
Vào bản Mường Lống 1, chúng tôi được dự một đám cưới của đôi trai gái người Mông. Cô dâu hiện đang học lớp 11. Hỏi sao đang học lớp 11 cũng cho đăng ký kết hôn? Chị Lầu Y Sùa - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xã Mường Lống lắc đầu: "Ở đây là vậy mà". Chị Sùa cũng ngượng ngùng kể, chính chị cũng bị háy pù khi 16 tuổi.
Rời Mường Lống, chúng tôi qua xã Huổi Tụ và được nghe dân bản kể nhiều chuyện buồn về những người mẹ nhí. Vừ Y.M ở bản Na Ny (15 tuổi) trên đường đi học về bất chợt bị 3 người đàn ông xông vào lấy giẻ nhét vào miệng bỏ lên xe rú ga phóng đi. Quá hoảng sợ, M đã ngất đi, khi tỉnh lại thấy ở trong buồng kín. Biết mình bị Lỳ Bá Ch ở bản bên háy pù, M khóc lóc thảm thiết nhưng cũng đành chịu vì đó là luật tục của người Mông.
Hiện nay, không riêng gì 2 xã Mường Lống, Huổi Tụ mà rất nhiều bản làng ở các huyện miền núi vùng cao xứ Nghệ, vấn nạn cướp vợ và tảo hôn vẫn thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề nhức nhối làm đau đầu chính quyền địa phương và các nhà xã hội học.
Rất khó dẹp bỏ
Thầy giáo Lầu Bá Súa - người dân tộc Mông hiện đang công tác tại Trường THCS Huổi Tụ cho biết: "Cứ mỗi đợt xuân về, tết đến, trường lại vắng bóng nhiều em gái. Mình và nhiều thầy cô giáo ở đây cố gắng bằng nhiều hình thức giáo dục, vận động, tuyên truyền nhưng không ăn thua. Nhiều nữ sinh sợ hãi đến thầy cầu cứu, thương các em lắm nhưng thầy lực bất tòng tâm".
Cô Nguyễn Thị L - giáo viên ở Mường Lống kể: "Người con trai thường lợi dụng lúc sơ hở là bắt người con gái mình thích về làm vợ. Tôi từng nhiều đêm nghe tiếng kêu thét kinh hoàng của những bé gái bị cướp về làm vợ mà chua xót".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Xồng Và Xúa - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống hồn nhiên: "Đó chẳng qua chỉ là tập tục thôi mà, từ xưa đến nay vẫn vậy". Còn bà Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn Vũ Thị Huyền bảo: "Để chấm dứt vấn nạn này là rất khó vì đó là tập tục đã ăn sâu bám rễ trong đồng bào. Vả lại, địa bàn Kỳ Sơn rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên việc tuyên truyền đến dân bản là rất hạn chế".
Theo Dân Việt
Choáng với thú mua vui man rợ và xa xỉ của 'đại gia' Việt Khi cuộc sống ngày càng dư thừa, nhiều nhà giàu Việt đã không ngần ngại chi tiền khủng cho những thú ăn chơi "sặc mùi" máu lạnh hoặc quá ném tiền qua cửa sổ của mình. Hơn tuần trở lại đây, sau khi các trang mạng xôn xao bàn luận trước hình ảnh một thanh niên cùng nhóm bạn giết hại dã man...