Corona “hút” cạn ngân sách Trung Quốc
Ngân sách cạn kiệt, các tỉnh thành của Trung Quốc đang đối mặt với sự sụp đổ kinh tế vì virus corona. Nguyên nhân một phần bởi sự suy giảm tài chính công đã diễn ra từ trước khi dịch bệnh bùng phát.
Hồ Bắc vắng lặng giữa “bão” dịch virus corona. (Ảnh: Reuters)
Hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc đại lục dự kiến ngân sách năm 2020 thấp hơn nhiều so với tăng trưởng thu nhập trung bình của địa phương, theo công bố của các tỉnh thành trước khi dịch viêm phổi do virus Corona mới bùng phát vào tháng 1. Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh này, cũng dự kiến nguồn thu ngân sách sẽ giảm.
Điều đó khiến Chính phủ Trung Quốc càng phải nỗ lực để khiến chính sách tài khóa có thể hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế sau hậu quả của dịch bệnh, có thể là bán trái phiếu và cho vay nợ. Chính quyền các cấp cũng đang suy tính lại các kế hoạch cho năm nay khi các nhà máy và doanh nghiệp trên cả nước vẫn đóng cửa im lìm, điều này liên quan trực tiếp đến các khoản thu thuế.
Ông Louis Kuijs, người đứng đầu về nghiên cứu kinh tế châu Á tại Oxford Economics, Hong Kong, cho biết: “Phải giảm áp lực hiện tại về việc tăng trưởng kinh tế bởi cố gắng đạt các mục tiêu tài chính được đặt ra trước khi dịch bệnh nổ ra là rất khó khăn và không hợp lý”.
Vào cuối tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã cam kết đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Liu Kun viết trên một tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ sẽ giảm thuế doanh nghiệp và cắt giảm chi phí không cần thiết của Chính phủ.
Trong số 28 tỉnh đã công bố ngân sách năm 2020, số dư ngân sách ngày càng tệ là điều hiển nhiên có thể nhìn thấy. Các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải dự kiến thu ngân sách tương đương với mức như năm 2019 và các khu vực có nền kinh tế mạnh như Sơn Đông và Trùng Khánh cũng chỉ dự kiến tăng trưởng khoảng 1%. Tỉnh An Huy, ở miền trung Trung Quốc, dự báo sụt giảm 17,5% trong khi tỉnh Hồ Bắc ban đầu nghĩ rằng thu nhập của mình sẽ chỉ giảm khoảng 13%.
Theo Bloomberg, dù thu ngân sách của Trung Quốc năm nay chưa được công bố, nhưng doanh thu năm ngoái thấp hơn dự báo ban đầu.
Việc thu ngân sách năm nay bị thâm hụt ở mức độ nào do virus Corona là rất khó nói. Mặc dù dịch SARS bùng phát vào năm 2002-2003 có tác động kinh tế nhỏ hơn nhiều so với dịch Corona này, nguồn thu của Chính phủ Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng ngay lập tức trong quý đầu năm 2003 và vẫn tiếp tục giảm đến hết năm.
Video đang HOT
Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003. (Nguồn: Bloomberg)
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã giữ mục tiêu thâm hụt chính thức dưới 3%, một phần thông qua chính sách “thắt lưng buộc bụng”, như một động thái để ngăn chặn việc vay quá mức khi quốc gia này đang chống lại nợ nần trên nhiều “mặt trận”.
Tuy nhiên, dấu hiệu của chính sách tài khóa chủ động hơn đã xuất hiện. Bộ Tài chính cho phép chính quyền địa phương bán số nợ trị giá hơn 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 258 tỷ USD) trước khi ngân sách hàng năm được phê duyệt. Bộ cũng đã công bố cắt giảm thuế mục tiêu để giúp các công ty và hộ gia đình bị virus tấn công, miễn một phần phí bảo hiểm xã hội hoặc nợ thuế.
Hồng Vân
Theo Bloomberg/Dân trí
Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần qua (10/2 - 14/2)
Các hoạt động kinh tế chính trên thế giới trong tuần qua (10 - 14/2) chịu tác động mạnh từ diễn biến dịch virus Corona (Covid-19) tại Trung Quốc.
10/2 - Thứ hai
Hàng trăm triệu người Trung Quốc đã quay lại công sở trong ngày 10/2, sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài chưa tưng thấy do dịch virus Corona (Covid-19) bùng phát. Mặc dù vậy không khí ảm đạm và hoang mang vẫn bao trùm các khu vực.
Chính quyền tại các trung tâm kinh tế - sản xuất lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải đã nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch bệnh để các công ty hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy sản xuất tại nước này vẫn tiếp tục tạm ngưng hoạt động. Nhiều nhà máy của các tập đoàn lớn như Foxconn, BMW và Toyota vẫn kéo dài thời gian ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp kiểm dịch.
11/2 - Thứ ba
Trong phiên giao dịch sáng ngày 11/2, chỉ số chứng khoán pan-European Stoxx 600 đã chạm mức cao kỷ lục trong lịch sử, trước khi chốt phiên với mức tăng 0,9% trong bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi số ca nhiễm virus Corona (Covid-19) mới giảm xuống.
Thông tin tích cực về diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng giúp các chỉ số chứng khoán lớn trên toàn cầu như S&P 500 và Nasdaq tăng lên.
12/2 - Thứ tư
Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell khẳng định nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang ở "mức tốt" dù vẫn có mối đe doạ tiềm tàng từ dịch virus Corona (Covid-19) tại Trung Quốc và gạt bỏ những lo ngại về một đợt suy thoái mới. Tính đến nay, chuỗi tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ đã kéo dài sang năm thứ 11 - giai đoạn tăng trưởng dài kỷ lục của nước này.
13/2 - Thứ năm
Tỷ giá đồng Euro so với đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017. Tỷ giá đồng Euro chịu áp lực giảm mạnh khi thị trường lo ngại Đức, nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu, đang trên bờ vực suy thoái trong bối cảnh dịch virus Corona (Covid-19) đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang rời bỏ đồng Euro để chuyển sang những đồng tiền có thể bảo toàn giá trị đầu tư cao hơn như đồng USD khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên quan điểm về các biện pháp kích thích kinh tế khu vực Châu Âu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì tác động do dịch virus Corona (Covid-19) gây ra đối với nền kinh tế Châu Âu lớn hơn so với những gì mà nền kinh tế Hoa Kỳ phải gánh chịu.
14/2 - Thứ sáu
Trước bối cảnh dịch virus Corona (Covid-19) tác động mạnh đến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu, khối OPEC và các nước sản xuất dầu thô đồng minh (khối OPEC ) đề xuất đẩy mạnh cắt giảm sản lượng khai thác thêm 600.000 thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, sau gần 1 tuần xem xét, Nga - một thành viên quan trọng của khối OPEC vẫn chưa ra quyết định đồng ý với đề xuất trên và nhiều hãng khai thác dầu thô của nước này không muốn đẩy mạnh cắt giảm hơn nữa.
Trong khi đó, Ả-rập Xê-út liên tục thúc giục Nga cần phải hành động nhanh chóng. Một số chuyên gia nhận định, dịch virus Corona có thể đặt dấu chấm hết cho liên minh kiểm soát giá dầu giữa Nga và khối OPEC.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Ngày nóng rực, Donald Trump xoay chiều, Bắc Kinh lùi bước Thị trường chứng khoán Mỹ lập kỷ lục cao mới ngay sau khi Bắc Kinh có động thái lùi bước và tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những tuyên bố tích cực. Giới đầu tư tạm gác những rủi ro tiềm tàng dài hạn. Kết thúc phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng vọt...