Coroference: chuỗi sự kiện online gây quỹ
“Coroference là từ ghép của Corona và Conference. Cái tên mang hàm ý rằng vì sự xuất hiện của virus corona nên những sự kiện này mới ra đời để động viên con người vượt qua khó khăn do con virus này gây ra”.
Huyền Chip là cái tên mở màn cho Coroference với buổi livestream chia sẻ mang chủ đề “20, bỗng nhiên tôi muốn bỏ học” – Ảnh: Coroference
Đó là lời giới thiệu của Hoàng Đức Minh (30 tuổi), admin chính của fanpage Coroference – Những sự kiện truyền cảm hứng mùa dịch COVID-19. Các gương mặt khởi xướng đều là các bạn trẻ 9X.
Minh từng là người sáng lập nền tảng gây quỹ từ thiện Kindmate.net và đã được trao danh hiệu 30Under30 năm 2015 do tạp chí Forbes bình chọn. Hiện anh đang là trưởng bộ phận từ thiện tại MoMo.
Hai thành viên khác là Hoàng Hoa Trung – người sáng lập dự án Nuôi em, gương mặt 30Under30 năm 2020 của tạp chí Forbes bởi các nỗ lực thiện nguyện trong hơn 10 năm qua và Trần Yến – cô gái có nhiều kinh nghiệm làm việc với các giảng viên ở các khóa học online trong thời gian làm việc tại Topica.
Minh cho biết ý tưởng về Coroference xuất phát từ anh Nguyễn Ngọc Hiếu – giám đốc sản phẩm của Seedcom. Anh Hiếu đã host (đứng ra tổ chức) sự kiện đầu tiên của Coroference với chủ đề Product Management for Manager (quản lý sản phẩm cho người quản lý) với hơn 1.400 người tham gia. Thay vì thu tiền, anh Hiếu đã kêu gọi người tham gia quyên góp ủng hộ chống dịch và chia sẻ lại điều đó trên Facebook của mình để mọi người cùng biết đến.
“Một Coroference cần có một trong ba đặc điểm: truyền cảm hứng, chia sẻ kiến thức, lan tỏa sự tử tế” – Minh nói.
Tinh thần chủ đạo của Coroference là Pay It Forward (đáp đền tiếp nối) giúp chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đồng thời là một phần trong các nỗ lực kêu gọi ủng hộ cho hoạt động chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
“Mặc dù phải ở nhà nhưng chúng ta còn rất may mắn, may mắn hơn rất nhiều người, thế nên Coroference là cách để mọi người có thể đóng góp một điều gì đó, tuy nhỏ bé nhưng lại thật ý nghĩa cho cộng đồng” – Minh chia sẻ.
Việc gây quỹ sẽ được thực hiện thông qua ví điện tử MoMo phối hợp cùng Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường đại học Y Hà Nội sử dụng vào việc ủng hộ các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch.
Video đang HOT
Chỉ sau vài ngày kêu gọi, Coroference đã được “đáp lời” bởi những bạn trẻ đầu tiên: Khánh Huyền (Huyền Chip), thạc sĩ ngành khoa học máy tính của Stanford, là tác giả sách du ký được nhiều người biết đến. Chủ đề đầu tiên mà cô chia sẻ là “20, bỗng nhiên tôi muốn bỏ học”, nói về trải nghiệm học tập đại học của cô và lời khuyên dành cho các bạn trẻ. Host thứ hai là Nam Phương – một huấn luyện viên về sức khỏe, dinh dưỡng, thiền định được nhiều người biết đến.
“Chúng tôi muốn kêu gọi ít nhất là 150 sự kiện Coroference sẽ được tổ chức trong một tháng, thúc đẩy hàng chục nghìn người tham dự. Đây là một sự kiện cộng đồng nên chúng tôi không định ngày kết thúc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong Việt Nam sẽ sớm tuyên bố hết dịch, mọi người có thể trở lại đi làm bình thường” – Minh kỳ vọng.
VŨ THỦY
Thiết kế khóa học online hiệu quả
Để tăng hiệu quả dạy học online, giáo viên nên kết hợp cả hai phương pháp thu video bài giảng cho học sinh, sinh viên tự xem và giảng bài trực tuyến.
Giảng dạy online môn Sinh hóa trong 2 năm, tiến sĩ Ellie Phương D. Nguyễn, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma chia sẻ kinh nghiệm.
Để tăng hiệu quả và hứng thú của học sinh, sinh viên với việc học online, thầy cô có thể kết hợp hai phương pháp vào thiết kế giáo trình dạy và học online để tổng hợp ưu điểm, giảm bớt nhược điểm của mỗi phương pháp. Điều này cũng giúp học sinh chủ động nhiều hơn, giúp giáo viên có thời gian chuẩn bị hoạt động tương tác nhằm tăng sự hứng thú của học sinh với học online.
Có hai phương pháp dạy online phổ biến hiện nay được áp dụng cho cả trình độ phổ thông hay đại học ở Mỹ và nhiều nước. Thứ nhất là phương pháp thu video bài giảng và để học sinh, sinh viên tự xem.
Cách này giáo viên sẽ thu video từng bài học (như bằng Camtasia, Snagit, Zoom) và đưa lên website quản lý của môn học đó theo nội dung từng tuần (như Canvas, MS Team) để học sinh, sinh viên vào tự xem theo trình tự hướng dẫn của giáo viên. Đây cũng là cách tổ chức khóa học online của Coursera hay các đại học lớn ở Mỹ (Havard, MIT, Princeton) mở hiện nay cho mọi người vào học miễn phí.
Ưu điểm:
- Thời gian học linh động và chủ động cho người học, sinh viên, học sinh có thể xem bất cứ lúc nào, xem một hay nhiều lần để hiểu kỹ hơn.
- Giáo viên có thể dùng các video đã thu cho nhiều lớp có cùng một vài nội dung chung, hoặc dùng cho nhiều học kỳ, mỗi kỳ chỉ cần cập nhật hay chỉnh sửa cho phù hợp.
Khuyết điểm:
- Không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, sinh viên trong lúc giảng bài, phù hợp hơn với người có khả năng tự học cao như ở bậc đại học.
- Không kiểm soát được học sinh, sinh viên có xem hết các video hay không.
Cách khắc phục khuyết điểm:
- Mở mục thảo luận bên cạnh mục video bài giảng (Discussion/Chat) để học sinh, sinh viên gửi câu hỏi lên theo từng chủ đề/bài học và giáo viên sẽ vào trả lời câu hỏi để tất cả học sinh, sinh viên vào tham khảo.
- Đặt câu hỏi trong bài thi chỉ được đề cập rải rác trong video mà không có trong powerpoint slides.
Ảnh: Globallearn.
Phương pháp thứ hai là giảng bài trực tuyến. Giáo viên lên giờ học cụ thể hàng ngày hoặc hàng tuần để tất cả học sinh, sinh viên trong lớp cùng vào học tại cùng một thời điểm theo lịch học, thông qua phần mềm Zoom, MS Team hay các ứng dụng tương tự.
Ưu điểm: Tương tác trực tiếp, trả lời câu hỏi tại chỗ, giữ được nhịp độ đều đặn như lên lớp.
Khuyết điểm:
- Nếu học trực tuyến liên tục với thời lượng kéo dài hơn một tiếng một lần sẽ khiến học sinh mệt mỏi và giảm hiệu quả tiếp thu.
- Giáo viên phải liên tục quản lý lớp học trong lúc dạy trực tuyến để học sinh không lo ra như chat riêng với nhau, hay tự ý chia sẻ nội dung không phù hợp.
Cách khắc phục khuyết điểm:
- Giáo viên có thể tạm thời tắt tiếng (mute all participants) để dễ tập trung và không bị chi phối bởi tiếng động xung quanh do không phải học sinh nào cũng có phòng riêng yên tĩnh để ngồi học. Giáo viên tắt chức năng chat riêng hay vẽ vào màn hình, chia sẻ màn hình của học sinh trong lúc đang giảng để tránh bị rối.
- Giáo viên hướng dẫn trước cho học sinh, sinh viên dùng các chức năng tương tác như dùng chức năng giơ tay trong Zoom để báo cho giáo viên biết khi có câu hỏi, từ đó biết bật lại tiếng của học sinh đó. Và đặc biệt nên xen kẽ các phần thảo luận khoảng 5-10 phút tùy nội dung để học sinh, sinh viên có thể tương tác đặt câu hỏi trong lúc học sau khi nghe giảng.
Cách thứ ba là kết hợp ưu thế của cả hai phương pháp trên vào thiết kế học online. Cách thức triển khai như sau:
- Đầu tuần giáo viên sẽ đưa các power points slides, video bài giảng, bài tập lên website của lớp cho học sinh tự vào xem theo nội dung từng tuần. Để học sinh tiện theo dõi thì thay vì để một video dài cả tiếng, giáo viên có thể chia mỗi bài học thành nhiều video nhỏ 10-15 phút cho từng mục chính giúp học sinh dễ nắm bắt ý chính của từng video. Giáo viên cũng nên gửi email hay thông báo tóm tắt nội dung học và bài tập, bài kiểm tra cần hoàn tất và thời hạn nộp bài trong tuần.
- Giáo viên mở mục thảo luận và chia sẻ trên website của lớp học để học sinh, sinh viên vào đặt câu hỏi cho giáo viên, hoặc trao đổi thảo luận cho nội dung từng tuần. Khi có câu hỏi của học sinh, giáo viên cần giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời trong vòng một ngày chứ không nên để quá lâu mới trả lời.
- Giữa tuần hoặc sau khi học sinh đã tự xem nội dung học sẽ có 1-2 buổi trực tuyến tầm 40-60 phút/buổi với khung giờ cố định nhằm tóm tắt nhanh nội dung chính của bài học tuần đó, và triển khai các hoạt động tương tác với nhiều yếu tố chuyển đổi và tăng tính thực hành.
Buổi gặp trực tuyến này để giúp đào sâu nội dung học qua các hoạt động thay đổi phong phú như giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, chơi game với nội dung liên quan đến bài học, như mỗi lần trả lời đúng câu hỏi trong bài sẽ được thưởng hay lên level trong trò chơi. Vì vậy học sinh sẽ có động lực tự xem bài giảng trước để có thể tham gia tốt và hiệu quả các hoạt động tương tác này. Việc học thông qua các hoạt động tương tác sẽ tăng hứng thú học online cho học sinh.
- Cuối tuần sẽ có một buổi ôn tập trực tuyến trong khoảng 40-60 phút để giải đáp thắc mắc của học sinh, sửa lỗi sai thường gặp, nhằm chuẩn bị cho các bài tập hay bài kiểm tra sắp đến, có thể bố trí buổi ôn tập trực tuyến này cách tuần nếu không có nhiều bài kiểm tra. Giáo viên sẽ nghe phản hồi của học sinh cho bài học tuần vừa qua và thông báo những gì cần chuẩn bị cho tuần tới.
Nếu tuần sau có bài thi lớn thì tuần trước đó cần nhắc nhở để học sinh chuẩn bị và sắp xếp, đồng thời cung cấp hướng dẫn ôn tập trước một tuần cho bài thi sắp đến để học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho bài thi.
TS Ellie Phương D. Nguyễn
Sinh viên Hàn Quốc 'bất mãn' với lớp học trực tuyến 78,9% sinh viên được hỏi nói rằng họ gặp khó khăn với các bài giảng trực tuyến. Kim Se-jin, sinh viên năm cuối trường Đại học Gachon, cho biết em cảm thấy 'có gì đó sai sai' khi đăng nhập vào trang chủ của trường để nghe bài giảng trực tuyến. 'Khi mới đăng nhập, em không nghe rõ giọng giáo viên do...