COP29: Lỗ hổng nghiêm trọng trong cam kết cắt giảm khí methane của các công ty dầu khí
Trong bối cảnh nhiều tập đoàn dầu khí lớn tuyên bố sẽ giảm thiểu lượng khí methane – loại khí gây hiệu ứng nhà kính cực kỳ mạnh, báo cáo mới đây của tổ chức Carbon Tracker đã làm dấy lên sự lo ngại sâu sắc khi tiết lộ những “lỗ hổng” lớn trong các cam kết này.
Khí thải bốc lên từ một nhà máy lọc dầu ở Fort McMurray, Canada. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo cho thấy nỗ lực của các công ty dầu khí có thể chỉ là “để cho có”, còn trên thực tế thậm chí còn góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu mà thế giới đang phải đối mặt.
Báo cáo được công bố giữa lúc gần 200 quốc gia đang tham gia các cuộc đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP29) ở Azerbaijan. Đáng lo ngại hơn, 2024 có khả năng trở thành năm nóng nhất trong lịch sử, khiến những nguy cơ từ biến đổi khí hậu càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Methane chiếm đến 1/3 tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và các dự án dầu khí hiện là một trong những nguồn phát thải chính gây nên tình trạng này.
Video đang HOT
Tại hội nghị COP28 ở Dubai năm ngoái, 52 tập đoàn dầu khí hàng đầu đã cam kết đưa lượng phát thải khí methane về “gần như bằng 0″ vào năm 2030. Song, báo cáo của Carbon Tracker đã chỉ ra rằng những cam kết ấy chứa đầy lỗ hổng, không bao trùm được toàn bộ hoạt động phát thải methane của các công ty, đồng nghĩa với việc các hoạt động phát thải lớn nhất vẫn ngoài tầm kiểm soát.
Một trong những “điểm mù” lớn nhất chính là khí methane được phát thải trong các dự án liên doanh. Tại đây, các tập đoàn dầu khí hợp tác với công ty khác và các cam kết giảm phát thải của họ không hề bao gồm khí methane phát thải từ những hoạt động này. Điều này là một “điểm mù” cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt với các công ty như Eni và TotalEnergies đang có cổ phần ở những quốc gia phát thải cao như Algeria và Ai Cập.
Không dừng lại ở đó, hầu hết các cam kết cũng không tính đến lượng phát thải từ các cơ sở hạ tầng trung gian như đường ống và tàu chở khí. Đáng lo ngại hơn nữa, nhiều tập đoàn vẫn duy trì đốt khí thải – một phương pháp sản xuất cực kỳ ô nhiễm và là nguồn rò rỉ khí methane lớn.
Theo bảng xếp hạng của Carbon Tracker, công ty Eni của Italy dẫn đầu với các mục tiêu giảm phát thải tham vọng nhất, theo sau là TotalEnergies và Repsol, cùng BP của Anh. Tuy nhiên, không một kế hoạch nào trong số này thực sự đáp ứng mục tiêu kiểm soát nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C như các quốc gia đã đề ra. Điều đó cho thấy dù các công ty đã đưa ra cam kết nhưng hành động cụ thể vẫn rất mơ hồ và chưa đủ mạnh mẽ.
Bản báo cáo được công bố vào đúng thời điểm khi mức phát thải CO₂ từ nhiên liệu hóa thạch được dự báo sẽ chạm đỉnh trong năm nay. Đây chính là một hồi chuông cảnh báo, hối thúc các công ty dầu khí phải thực hiện những hành động cụ thể và có trách nhiệm hơn, nếu không, các sản phẩm của họ sẽ chỉ tiếp tục gây ra những thiên tai khốc liệt hơn trên toàn thế giới.
Bà Olivia Bisel – nhà phân tích và là tác giả chính của báo cáo từ Carbon Tracker – khẳng định: “Các công ty dầu khí chỉ đang ‘làm màu’ khi nói về hành động khí hậu, trong khi những sản phẩm của họ lại là nguyên nhân chính gây ra bão lũ, hạn hán, lũ quét và sóng nhiệt ngày càng nghiêm trọng”.
Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Ngày 6/9, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu, ông John Podesta cho biết giới chức Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh song phương để thảo luận về những nỗ lực giảm phát thải khí methane, loại khí thải có khả năng khiến Trái đất ấm lên và những loại khí thải khác gây hại môi trường song không phải là CO2.
Ông John D. Podest, lúc là Chánh Văn phòng Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC ngày 6/11/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Podesta đưa ra thông tin như vậy khi trả lời báo giới tại Bắc Kinh, sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Về cuộc gặp này, ông Podesta cho biết hai bên đã có cuộc thảo luận rất tích cực về Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP 29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan, vào tháng 11 tới. Hai bên cũng thảo luận về việc chuẩn bị đệ trình các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng vào năm 2035 lên Liên hợp quốc trước thời hạn vào đầu năm sau.
Theo Đặc phái viên này, hai bên thừa nhận vẫn tồn tại những khác biệt trong quan điểm về các biện pháp giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra, song đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh khiến Trái Đất nóng lên, như methane, N2O và chlorofluorocarbon (viết tắt là CFC).
Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm CO2 - loại khí nhà kính nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, methane (CH4) - một loại khí thải khác có khả năng khiến Trái Đất ấm lên - cũng đã trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận gần đây.
Methane là mục tiêu then chốt của các quốc gia muốn cắt giảm khí thải nhanh chóng và làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu. Nguyên nhân là do lượng lớn khí methane đang rò rỉ vào khí quyển từ cơ sở hạ tầng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng phát thải methane từ ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gia tăng trong 3 năm qua.
New Zealand hủy kế hoạch đán.h thuế khí thải ngành nông nghiệp Ở New Zealand, gần một nửa lượng khí thải của nước này bắt nguồn từ nông nghiệp, trong đó gia súc là thủ phạm chính. Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images Chính phủ New Zealand ngày 11/6 cho biết họ sẽ loại trừ nông nghiệp khỏi kế hoạch định giá khí thải nhà kính của đất nước. Động thái này diễn ra sau...