COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
Ngày 23/11 (giờ địa phương), các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu ( COP29) tại Baku ( Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan ngày 12/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường này được đán.h giá sẽ huy động hàng tỷ USD cho các dự án mới giúp chống lại tình trạng nóng lên của Trái đất.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, thỏa thuận đạt được xoay quanh cách đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu một cách đáng tin cậy. Sau khi đạt được thỏa thuận cho phép hệ thống giao dịch tập trung của Liên hợp quốc (LHQ) được triển khai sớm nhất vào năm tới, các nhà đàm phán đã dành phần lớn thời gian còn lại ở Azerbaijan để cố gắng thống nhất các chi tiết về một hệ thống song phương riêng biệt để các quốc gia có thể giao dịch trực tiếp.
Video đang HOT
Các chi tiết cần được giải quyết bao gồm cách thức xây dựng sổ đăng ký theo dõi tín chỉ, cũng như lượng thông tin mà các quốc gia nên chia sẻ về các thỏa thuận của mình và những gì sẽ xảy ra khi các dự án gặp trục trặc.
Trong khi Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi LHQ giám sát chặt chẽ hơn và minh bạch hơn về các giao dịch giữa các quốc gia, Mỹ tìm kiếm quyền tự chủ hơn đối với các thỏa thuận đã đạt được. Chủ tịch COP29 cũng công bố dự thảo thỏa thuận, trong đó đề xuất cho phép một số quốc gia phát hành tín chỉ carbon thông qua một hệ thống sổ đăng ký riêng biệt mà không cần có sự chấp thuận của LHQ.
Thoả thuận cuối cùng là sự thỏa hiệp sau khi EU bảo đảm các dịch vụ đăng ký cho các quốc gia không đủ khả năng thiết lập sổ cái riêng để phát hành và theo dõi tín chỉ, trong khi Mỹ đảm bảo một giao dịch chỉ được ghi lại trên sổ đăng ký như vậy không đủ điều kiện là các tín chỉ được LHQ xác nhận.
Theo giới phân tích, thoả thuận đạt được tại COP29 tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon. Giá trị của thị trường giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu do LHQ hậu thuẫn có thể lên tới 250 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi tập trung vào 3 định hướng chống biến đổi khí hậu
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku (Azerbaijan), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh đến 3 định hướng chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, gồm giảm phát thải, bảo vệ nhân loại trước hậu quả của biến đổi khí hậu và tài chính.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ngày 12/11/2024. Ảnh: REUTERS
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ông Guterres nhấn mạnh các nước cần khẩn cấp giảm lượng khí thải để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, theo đó lượng khí thải phải giảm 9% mỗi năm. Đến năm 2030, chỉ số này phải giảm 43% so với mức năm 2019. Người đứng đầu LHQ cho rằng các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phải dẫn đầu về vấn đề này bởi đây là những nước phát thải lớn nhất, có khả năng và trách nhiệm lớn nhất.
Thứ hai, Tổng thư ký LHQ cũng nhấn mạnh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân loại khỏi hậu quả tàn khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu, nhất là các nước đang bị bỏ mặc trước những hiện tượng khí hậu khắc nghiệt. Ông cho biết sự chênh lệch giữa nhu cầu thích ứng và nguồn tài chính có thể lên tới 359 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Những khoản tiề.n thiếu hụt này có thể dẫn đến thiệt hại về người, mất mùa và bỏ qua cơ hội phát triển.
Về định hướng thứ ba, ông cho biết, cần biến cam kết thành hành động. Ông kỳ vọng các nước sẽ thực hiện các cam kết về tài chính, còn các nước phát triển sẽ tăng gấp đôi nguồn tài trợ cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu lên ít nhất 40 tỷ USD vào năm 2025. Theo ông, cam kết tài chính cho vấn đề khí hậu không phải là từ thiện mà là một khoản đầu tư, hành động vì khí hậu không phải là sự lựa chọn mà là mệnh lệnh.
Ông Guterres nhấn mạnh: "COP29 phải phá bỏ các bức tường về tài chính khí hậu. Các nước đang phát triển không được để hội nghị tại Baku trắng tay. Một thỏa thuận là cần thiết. Chúng ta cần một mục tiêu tài chính mới phù hợp với thời điểm này". Ông nói thêm rằng tài chính khí hậu là cần thiết, nếu không, nhân loại sẽ phải trả giá. Ông Guterres cũng hy vọng COP29 sẽ thống nhất được các quy định cho các thị trường carbon công bằng, hiệu quả.
Hội nghị cấp cao về hành động vì khí hậu của các nhà lãnh đạo thế giới COP29 khai mạc ngày 11/11 tại thủ đô Baku. Khoảng 80 lãnh đạo cấp cao và người đứng đầu chính phủ đã tham dự. Một trong những chủ đề "nóng" nhất của COP29 chính là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Mức cam kết ban đầu là 100 tỷ USD mỗi năm, nhưng nay con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Các quốc gia đang phát triển kêu gọi nâng mức tài trợ lên 1.000 tỷ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay.
Tuy nhiên, lãnh đạo của một số nền kinh tế lớn hàng đầu trên thế giới không tham dự hội nghị khí hậu năm nay. Trong số đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Khi COP29 bắt đầu diễn ra, các vụ cháy rừng bất thường ở bờ Đông nước Mỹ vẫn tiếp diễn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí tại New York. Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.
Bằng chứng khoa học cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu cũng như tác động của hiện tượng này đang diễn ra nhanh hơn dự kiến và nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể đã tăng 1,5 độ C so với thời kỳ công nghiệp. Mức tăng nhiệt vượt ngưỡng 1,5 độ C sẽ dẫn đến nguy cơ các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn.
Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển năm 2023 cao kỷ lục Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nồng độ của 3 loại khí nhà kính chính do con người gây ra - gồm carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide (N2O) - tích tụ ở mức cao nhất trong lịch sử vào năm ngoái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo NOAA, nồng độ CO2 trong năm 2023 trung...