COP27 ưu tiên lĩnh vực y tế cộng đồng phù hợp với kế hoạch phát triển bền vững
Ngày 11/10, Đại diện cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) tại Ai Cập, ông Mahmoud Mohieldin cho biết Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại nước này vào tháng 11 tới sẽ thảo luận các ưu tiên về y tế cộng đồng phù hợp với các kế hoạch phát triển bền vững.
Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Mohieldin đưa ra phát biểu trên tại phiên họp thứ 69 của Hội nghị về Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thủ đô Cairo. Theo ông, ngành y tế đóng góp 4,4% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, do đó ngành này cần cân nhắc các tác động đến môi trường. Ông lưu ý lượng khí thải độc hại đang tăng khoảng 14%, đi ngược lại với các cam kết quốc tế là giảm 45% vào năm 2030. Quan chức này nhấn mạnh điều quan trọng là phải kết nối các ưu tiên trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu với các thách thức toàn cầu liên quan đến y tế.
Cũng theo ông Mohieldin, hội nghị COP27 dự kiến diễn ra từ ngày 6-18/11 tới sẽ tập trung đảm bảo thực hiện chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc và giảm thiểu các hậu quả đe dọa y tế cộng đồng do tình trạng ấm lên toàn cầu, khí thải độc hại gia tăng và suy dinh dưỡng gây ra. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ tài chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi mà 80% nguồn tài chính để ứng phó với vấn đề này đến từ ngân sách quốc gia.
Video đang HOT
Tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trước đây, các nước phát triển đã cam kết quyên góp 100 tỷ USD vào năm 2020 nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách của các nước đang phát triển. Ngay cả trong trường hợp được giải ngân đủ, số tiền này chỉ đáp ứng được 3% nhu cầu của các quốc gia đó. Vì vậy, ông Mohieldin cho rằng các công cụ để thực hiện các dự án về chống biến đổi khí hậu chính là khuyến khích và khởi động các công cụ tài chính sáng tạo, đồng thời tận dụng thị trường tài chính liên quan đến “tài chính xanh bền vững”.
Tỷ lệ lạm phát tại Đức cao nhất trong 70 năm qua
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 29/9, Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố số liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đã lên mức cao kỷ lục trong 70 năm qua.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 đã tăng lên mức 10%, mức cao nhất kể từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi nước Đức tái thống nhất (năm 1990), tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lên mức 2 con số. Trước đó trong tháng 8, lạm phát của nền kinh tế Đức tăng trở lại ở mức 7,9%, sau 2 tháng giảm nhẹ trước đó.
Năng lượng và thực phẩm là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy lạm phát tăng cao trong nhiều tháng. Cuộc xung đột tại Ukraine, các lệnh trừng phạt và tắc nghẽn nguồn cung nguyên liệu, sản phẩm trung gian đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng do đại dịch COVID-19.
Số liệu của Destatis cho thấy, trong tháng 9, chi phí năng lượng tăng 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá thực phẩm tăng 18,7%. So với tháng 8/2022, tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 tăng 1,9%. Gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và cung cấp vé tháng phương tiện công cộng 9 euro kết thúc vào cuối tháng 8 cũng đã tác động đến tỷ lệ lạm phát trong tháng 9.
Tỷ lệ lạm phát cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức (HDE), 60% người tiêu dùng đã và đang hạn chế mua sắm cá nhân. Thậm chí trong những tháng tới, số người cho biết sẽ mua sắm tiết kiệm hơn còn chiếm tới 76%.
Chuyên gia Rolf Brkl từ Công ty nghiên cứu tiêu dùng Gfk của Đức cho rằng các hộ gia đình nước này hiện buộc phải chi nhiều tiền hơn cho năng lượng và các hóa đơn sưởi ấm, do vậy họ phải tiết kiệm các khoản chi khác. Điều này gây hậu quả cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vì tiêu dùng tư nhân là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế Đức dự báo rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số sẽ còn tiếp diễn trong những tháng tới, đặc biệt trong bối cảnh mùa Đông lạnh giá đang đến gần, giá năng lượng có thể tiếp tục tăng cao.
Cùng ngày, Cơ quan Quản lý mạng lưới LB Đức (BNetzA) đã ban bố cảnh báo khẩn, kêu gọi người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm khí đốt ngay cả khi thời tiết lạnh giá.
BNetzA nêu rõ các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã được lấp đầy khoảng 91,5% trước mùa Đông, nhưng người dân vẫn cần tiết kiệm hơn nữa. BNetzA cho biết thêm mặc dù tuần này lạnh hơn đáng kể so với cùng thời điểm của những năm trước, nhưng dù nhiệt độ thấp hơn, Đức vẫn cần phải đảm bảo giảm ít nhất 20% lượng tiêu thụ khí đốt để tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nhiên liệu nà trong mùa Đông.
Các số liệu do BNetzA công bố cùng ngày cho thấy lượng tiêu thụ khí đốt ở mức 483 GWh trong tuần bắt đầu từ ngày 19/9, cao hơn nhiều so với mức trung bình 422 GWh trong giai đoạn 2018 - 2021. Vonovia, tập đoàn địa ốc lớn nhất của Đức, dự kiến giới hạn nhiệt độ trong 350.000 ngôi nhà của mình ở mức 17 độ C vào ban đêm.
Cùng ngày, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố nước này sẽ chi 200 tỷ euro (gần 194 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp chịu tác động giá năng lượng tăng vọt.
Kinh tế Đức nhận thêm thông tin đáng lo ngại Lạm phát gia tăng và chi phí năng lượng cao đã khiến tâm lý người tiêu dùng Đức giảm mạnh, trong khi ít có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ sớm "hạ nhiệt". Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn kết quả thăm dò do Công ty nghiên cứu...