COP27: Tiềm năng của điện hạt nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Những người ủng hộ năng lượng hạt nhân đang tận dụng Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập để khẳng định năng lượng hạt nhân là một giải pháp an toàn và tiết kiệm để thế giới đạt mục tiêu phi carbon hóa.
Những quan ngại ngày càng tăng về tốc độ biến đổi khí hậu và sự thu hẹp nguồn cung điện trên toàn cầu đã khiến một số nhà hoạch định chính sách có cái nhìn mềm mỏng hơn về năng lượng hạt nhân, lĩnh vực suốt nhiều năm nay đã rất chật vật để tìm kiếm đầu tư vì những lo ngại về an toàn, rác thải phóng xạ và chi phí lớn để xây dựng một lò phản ứng. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) – một tổ chức liên chính phủ vốn tìm cách thúc đẩy năng lượng hạt nhân – đã mở một cuộc triển lãm trong khuôn khổ COP27, lần đầu tiên trong 27 năm diễn ra hội nghị quốc tế thường niên này. Cuộc triển lãm đã cho thấy tiềm năng của công nghệ hạt nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 6/10/2022. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, Tổng Giám đốc IAEA, ông Rafael Mariano Grossi cho biết nói về hạt nhân chính là đề cập đến việc sản xuất năng lượng đã được chứng minh và đây là một phần của giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ông Grossi cho rằng năng lượng hạt nhân thực sự bền vững và rất an toàn.
Trong nhiều năm gần đây, ngành điện hạt nhân gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư, nhất là sau vụ động đất – sóng thần dẫn tới rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima số 1 năm 2011 ở Nhật Bản. Xung đột tại Ukraine làm gia tăng lo ngại về an toàn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine, cũng là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, ông Grossi cho rằng những quan ngại an ninh tại Ukraine không nên là nguyên nhân để các nước quay lưng lại với các kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trong khi đó, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ, ông John Kerry thông báo Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu (EXIM) nước này quan tâm đến khoản hỗ trợ 3 tỷ USD cho việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Romania. Trao đổi với báo giới, ông Kerry nhấn mạnh rằng hạt nhân là giải pháp thay thế đáng tin cậy, giúp đạt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050. Ông khẳng định: “Chúng ta không thể đạt mức thải khí ròng bằng 0 vào năm 2050 nếu không có điện hạt nhân”. Bản thân Mỹ đã dành riêng hàng tỷ USD để duy trì các nhà máy điện hạt nhân hiện có. Nỗ lực này nằm trong chiến lược lớn hơn nhằm đạt phi carbon hóa nền kinh tế và Mỹ hy vọng sẽ khuyến khích nhiều dự án mới.
Về phần mình, bà Hannah Fenwick, đồng điều hành tổ chức Hạt nhân vì Khí hậu, đại diện cho một mạng lưới gồm 150 tổ chức ủng hộ các chính phủ tiếp tục sử dụng điện hạt nhân, cho biết tổ chức này đang vận động các nhà hoạch định chính sách tại COP27 cân nhắc đầu tư vào năng lượng hạt nhân và đang nhận được những phản hồi tích cực.
COP27: Colombia cam kết đóng góp hàng tỷ USD bảo vệ rừng Amazon
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 7/11, Tổng thống Colombia Gustavo Petro tuyên bố quốc gia Mỹ Latinh này sẽ đóng góp 200 triệu USD mỗi năm trong vòng 20 năm, nhằm thúc đẩy các dự án bảo vệ rừng rậm Amazon, đồng thời bày tỏ hy vọng cả thế giới cùng chung tay trong việc bảo tồn ""lá phổi xanh của hành tinh".
Quang cảnh phiên khai mạc COP27 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sharm El-Sheikh ở thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập. Ảnh minh họa: Nguyễn Trường/PV TTXVN tại Ai Cập
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, Tổng thống Petro nhấn mạnh rừng rậm Amazon là một trong những "trụ cột môi trường" của toàn thế giới.
Nhà lãnh đạo quốc gia Mỹ Latinh này kêu gọi thúc đẩy quá trình khử carbon để bảo vệ rừng Amazon, trong đó nhấn mạnh các ngân hàng tư nhân nên ngừng tài trợ và đầu tư cho lĩnh vực khai thác tài nguyên hóa thạch. Ông cũng bày tỏ ủng hộ sáng kiến "hoán đổi nợ xanh" do Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đề ra. Đây là giải pháp về các khoản đầu tư xanh, trong đó các nước phát triển xóa hoặc giãn nợ cho những nước có thu nhập thấp để đổi lấy một dự án phát triển bền vững với môi trường.
Với diện tích hơn 7 triệu km2 trải dài qua Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Surinam và vùng lãnh thổ Guyana thuộc Pháp, Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2.
Được xem là "lá phổi xanh của hành tinh", Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất, là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu thổ dân thuộc 500 bộ lạc và nơi trú ngụ của hơn 3 triệu loài động, thực vật khác nhau. Các tổ chức bản địa đại diện cho hơn 500 bộ lạc sinh sống tại lưu vực sông Amazon đang kêu gọi một hiệp ước toàn cầu để bảo vệ lâu dài 80% diện tích rừng Amazon vào năm 2025.
IEA dự báo lượng khí thải toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2025 Ngày 26/10, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo lượng khí thải toàn cầu có thể sẽ đạt đỉnh vào năm 2025, trong bối cảnh giá năng lượng tăng do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine đang thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo. Khói bốc lên từ một nhà máy xử lý rác...