Công Vinh và duyên nợ với bóng đá xứ Nghệ
Tiền đạo CLB Hà Nội từng không dám về thăm nhà bố đẻ ở trung tâm TP Vinh vì lo sợ CĐV Nghệ An.
Công Vinh không còn là tâm điểm chỉ trích của CĐV Nghệ An. Ảnh: TTVH.
Có cầu thủ gốc Nghệ An khi trở lại sân Vinh làm đối thủ đội bóng cũ SLNA được chào đón nồng nhiệt, có người lại bị ghét cay, ghét đắng. Tiền đạo Lê Công Vinh hẳn thấu hiểu hơn ai hết những hỉ nộ ái ố đó mỗi khi trở lại “ngôi nhà xưa”.
Ở SLNA, gần như đã thành truyền thống, sau khi tạo dựng được tên tuổi, các cầu thủ ngôi sao đều tìm mọi cách được ra đi tìm bến đỗ mới để đáp ứng được nhu cầu về những bản hợp đồng với khoản lót tay tiền tỷ. Bao thế hệ cứ nối tiếp nhau ra đi như một trào lưu khi không thể tồn tại nơi đã đào tạo nên mình và bản thân SLNA cũng cần họ ra đi để lớp đàn em tài năng có thể vươn ra ánh sáng.
Tuy nhiên, nếu điểm lại những tài năng bóng đá xứ Nghệ đã ra đi thì tất cả gần như đều bị thui chột dần về chuyên môn chỉ sau một hoặc hai mùa bóng. Không khó để có thể điểm tên được rằng có chăng chỉ Dương Hồng Sơn và Lê Công Vinh còn phát huy thêm tài năng và nâng tầm được thương hiệu ở bến đỗ mới.
Nếu “tầm” ở đây chỉ có nghĩa là tiền thì chỉ còn duy nhất Lê Công Vinh tự biết cách đẩy được giá trị bản thân lên tầm cao bằng những bản hợp đồng sau cao hơn trước. Nhưng ngược lại sau mỗi mùa bóng, Công Vinh lại bị mất thêm thiện cảm của chính khán giả xứ Nghệ.
Kể từ ngày rời SLNA ra thủ đô đầu quân cho Hà Nội T&T, Công Vinh và cả gia đình anh không bao giờ quên cảm giác ngột ngạt vì bị CĐV cuồng nhiệt xứ Nghệ xem như kẻ thù như mùa bóng vừa qua, cho dù đã nhiều lần Vinh khoác áo đội bóng bầu Hiển trở lại sân Vinh.
Chuyện là trước trận “chung kết’ SLNA – Hà Nội T&Tngày 22/8/2011, Công Vinh có trả lời phỏng vấn trên báo đại ý rằng sẽ chơi hết mình vì đội bóng chủ quản vì Hà Nội T&T đã cho anh nhiều thứ mà anh không có khi còn ở SLNA. Chính điều này đã làm khán giả xứ Nghệ nổi giận thật sự.
Vì thế, ngay buổi tập làm quen sân của Hà Nội T&T đã có hàng ngàn CĐV SLNA kéo đến sân để bao vây CLB Hà Nội T&T đồng thời họ réo tên, đe dọa trực tiếp đến Công Vinh. Người trong cuộc kể rằng đêm đó Công Vinh cũng đã không dám về thăm nhà bố đẻ là ông Lê Công Duệ ở tòa nhà Tecco thuộc trung tâm TP Vinh.
Người Nghệ có câu hát: “Giận thì giận nhưng thương vẫn còn thương” nên dù có những CĐV đã có thời gian tẩy chay Công Vinh nhưng khi họ đến sân chứng kiến Công Vinh thi đấu rất chuyên nghiệp thì họ không còn xem anh là “kẻ thù” nữa.
Nhiều thành viên của Hội CĐV SLNA khi được đặt câu hỏi “Sẽ đối xử như thế nào với Công Vinh trong trận đấu SLNA – CLB Hà Nội” thì đa phần đều đồng ý với quan điểm không xem Công Vinh là đối tượng để chỉ trích nữa. Một thành viên lãnh đạo Hội CĐV SLNA cho hay: “Công Vinh là cầu thủ giỏi nhưng khi phủ nhận cái nôi SLNA đã đào tạo nên mình là không được nhưng chúng tôi không khuyến khích anh em trong Hội tỏ thái độ quá khích với Công Vinh và gia đình anh ấy. CĐV Nghệ An cũng cho biết sẽ không còn cảnh hò hét hay huýt sáo mỗi khi anh chạm bóng như những lần trước”.
Thêm một lần nữa, tiền đạo Công Vinh trở về mái nhà xưa nhưng xem ra lần này anh không còn là chủ đề để khán giả xứ Nghệ bận tâm quá nhiều như năm ngoái, hoặc do trận đấu SLNA – CLB Hà Nội không còn bao nhiêu độ “ nóng” vào thời điểm hiện tại, hoặc cũng có thể là do cả hai nguyên nhân kể trên cộng lại.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mỹ khiếp sợ sức mạnh của Iran?
Chủ tịch Quốc hội Iran - ông Ali Larijani hôm 25/7 đã khẳng định một cách đầy tự tin rằng, Mỹ và các nước đồng minh sẽ không dám có bất kỳ cuộc tấn công xâm lược nào vào nước Cồng hòa Hồi giáo này, hãng tin bán chính thức Fars đưa tin.
Phát biểu tại một phiên họp Quốc hội, ông Larijani cho rằng, sở dĩ Mỹ và các nước đồng minh không dám tấn công Iran vì họ biết rằng nước CH Hồi giáo quá mạnh và sẽ không để họ thực hiện "những trò chơi xấu trẻ con đó".
Trước đó, hôm 24/7, Nhà lãnh đạo tối cao Iran - ông Ayatollah Ali Khamenei cũng lên tiếng khen ngợi sức mạnh của Iran trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ông Khamenei nhấn mạnh, kẻ thù sẽ không bao giờ dám xâm lược đất nước Hồi giáo Iran.
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Iran lên tiếng thách thức Mỹ và các cường quốc phương Tây. Rất nhiều lần, cả giới chức dân sự lẫn quân sự của nước CH Hồi giáo đưa ra tuyên bố về việc Mỹ không dám đánh họ. Iran tin rằng, Mỹ và các nước đồng minh sợ sức mạnh của họ.
Mỹ và các nước Châu Âu gần đây đang gia tăng sức ép đối với Tehran bằng cách áp đặt thêm lệnh cấm vận dầu mỏ - một biện pháp trừng phạt hà khắc có ảnh hưởng sâu rộng đến người dân và đất nước Iran, vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Quan hệ giữa Iran với các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu từ lâu đã rất căng thẳng vì chương trình hạt nhân của nước CH Hồi giáo. Phương Tây cáo buộc Iran đang tìm cách sản xuất vũ khí hạt nhân trong khi Tehran bác bỏ điều này.
Từ hồi cuối năm ngoái, mối quan hệ căng thẳng Iran- phương Tây bắt đầu leo thang khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tung ra một bản báo cáo gây sốc, trong đó lần đầu tiên cơ quan này cáo buộc Tehran đang bí mật sản xuất bom hạt nhân. Ngay sau báo cáo này, tin đồn đã dấy lên về việc Mỹ, Anh, Israel đang chuẩn bị đánh Iran. Mỹ và Israel cũng chưa bao giờ bác bỏ khả năng dùng sức mạnh quân sự để phá hủy chương trình hạt nhân của Iran.
Theo VNMedia
Không dám tiếp xúc với con gái vì sợ mình là les Cháu năm nay 18 tuổi và cháu thực sự không biết mình thuộc giới tính nào nữa. Cháu chỉ có anh trai và ngay từ nhỏ cháu đã bắt chước tất cả những điệu bộ, dáng đi đứng và cả cách nói chuyện của anh cháu. Đồ chơi của cháu chỉ toàn là súng, gươm, robot, thỉnh thoảng cũng có người tặng búp...