Công Vinh – Quang Hải: Hành trình “phi mã” của bóng đá Việt Nam
Người ta vẫn dùng từ kỳ tích để nói về những thành công của tuyển Việt Nam trong hơn một năm qua. Thế nhưng cần phải đính chính, đó hoàn toàn chẳng phải kỳ tích.
Suốt một thập kỷ qua, Lê Công Vinh chính là biểu tượng bất tử của bóng đá Việt Nam. Giây phút bóng rời chân Minh Phương, tìm đến cái đầu của chân sút xứ Nghệ rồi bay vào góc thượng khiến đội bóng tự xưng là “anh cả của Đông Nam Á” phải ngã ngựa tại AFF Cup 2008, tiếng hò reo bốn vạn khán giả khiến Mỹ Đình như nổ tung. Đó là kỳ tích mà tưởng như chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể lặp lại được nữa.
Để có được thành công, cựu thủ quân đội tuyển Việt Nam từng có thời gian như một nhà bác học điên, mỗi khi bỏ lỡ cơ hội là lại thức trắng đêm để suy nghĩ xem vì sao lại đá hỏng, phải làm gì để quyết không bỏ lỡ cơ hội tương tự. Đức Cường – người bạn cùng phòng với Vinh trong mỗi lần tập trung ở lứa U23 thậm chí còn nhiều lần phải ôm cựu danh thủ gốc Nghệ lại vì sợ anh…húc đầu vào tường. Thế mới thấy để có được thành công, ngoài tài năng bẩm sinh người ta còn cần đến niềm đam mê và sự nỗ lực phi thường đến thế nào.
Công Vinh từng một thời là thủ lĩnh của tuyển Việt Nam.
Tiền vệ Nguyễn Quang Hải cùng các đồng đội của ngày hôm nay chính là lứa huyền thoại mới của bóng đá Việt. Vì thế, thiên phú cùng sự chăm chỉ, nỗ lực của tuyển thủ người Hà Nội nói chung và tất cả những “chiến binh sao vàng” nói riêng là chẳng có gì phải nghi ngờ. Còn nhớ trong chuyến tập huấn tại Giang Tô, Trung Quốc hồi đầu năm 2018, báo chí từng đưa tin các cầu thủ U23 đã phải tập luyện vào sáng sớm, dưới điều kiện nhiệt độ ở mức 1-2 độ C. Chỉ riêng việc này thôi cũng đủ thể hiện ý chí của lứa thế hệ vàng này mạnh mẽ ra sao.
Video đang HOT
Thế nhưng trong bóng đá, tài năng cùng sự khổ luyện là chưa đủ để tạo ra thành tích. Cá nhân mình, tôi cho rằng thời nào chúng ta cũng có những cái tên tài năng cả. Nhưng chỉ đến hiện tại, các cầu thủ mới có điều kiện tập huấn thực sự vượt trội, được hưởng lợi từ sự phát triển của khoa học thể thao, môi trường để rèn luyện cũng tốt hơn nhiều, cộng thêm ý chí, nỗ lực tuyệt vời như đã nói ở trên, những thành công vượt tầm khu vực đến âu cũng là điều tất yếu.
Gọi những gì đạt được thời gian qua là kỳ tích, giới truyền thông đang tự xem nhẹ đội nhà.
Khoảng thời gian một năm qua, Việt Nam theo như cách nói của báo giới là đã tạo ra những “cơn địa chấn”, từ hùng ca Thường Châu, đến việc Olympic Việt Nam lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất tại ASIAN Games và giờ đây là đi tới tứ kết Asian Cup. Tuy nhiên cần phải khẳng định ngay, những gì đoàn quân áo đỏ đã làm được không phải kỳ tích. Kỳ tích là từ chỉ giành cho những đội bóng nhỏ làm nên chiến thắng trước những đội bóng lớn hơn, còn thầy trò HLV Park Hang-seo lúc này hoàn toàn đủ thực lực để khiến những đội bóng hàng đầu châu Á phải nể trọng. Và hơn cả thế, họ là minh chứng cho một nền bóng đá đã phát triển phi mã trong mười năm qua.
Theo báo bóng đá
Không phải bàn cãi, đây là đội tuyển thành công nhất lịch sử bóng đá Việt Nam
Với tấm vé tứ kết Asian Cup 2019 vừa giành được, đội tuyển của những Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn, Văn Đức, Văn Hậu... thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
Trước thềm Asian Cup 2019, cựu trung vệ Vũ Như Thành - trụ cột ĐT Việt Nam giành vé tứ kết Asian Cup 2007, vô địch AFF Cup, chia sẻ: "Còn mỗi thành tích này (tứ kết Asian Cup-pv) của các anh, các chú là các bạn chưa chạm tới. Năm nay nếu các bạn vào tứ kết thì đây chắc chắn là đội tuyển xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Không gì là không thể với thế hệ vàng này".
Thế hệ của Công Phượng, Quang Hải, Văn Đức... thành công nhất lịch sử với loạt danh hiệu cao quý tại đấu trường khu vực và châu lục
Trước thời điểm đội tuyển Việt Nam đánh bại Jordan, thành tích tốt nhất mà bóng đá Việt Nam đạt được tại Asian Cup là tấm vé tứ kết của thế hệ Như Thành, Hồng Sơn, Huy Hoàng, Minh Phương, Công Vinh... Đây cũng là "thế hệ vàng" giúp đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên vô địch AFF năm 2008.
Từ năm 2018, sự xuất hiện của lứa U23 tài năng với những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Quang Hải, Văn Đức, Văn Hậu... đã giúp bóng đá Việt Nam chinh phục những cột mốc lịch sử mới.
Theo đó, "thế hệ vàng" mới này đã giúp U23 Việt Nam lần đầu tiên giành á quân châu Á, đưa ĐT Việt Nam lần đầu lọt bán kết ASIAD, bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup. Và nay, họ tiếp tục đưa bóng đá Việt Nam vào tốp 8 đội mạnh nhất châu Á (và có thể còn đi xa hơn nữa).
Một loạt thành tích trên đã giúp thế hệ của Quang Hải, Công Phượng, Văn Đức... trở thành đội tuyển thành công nhất lịch sử. Và chắc chắn, với tuổi đời còn trẻ (từ 19 đến 24 tuổi), họ sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Vé tứ kết Asian Cup 2019 gian nan hơn năm 2007
Asian Cup 2007, với tư cách đồng chủ nhà nên ĐT Việt Nam được đặc cách vào thẳng vòng chung kết. Đội thắng UAE 2-0, hòa Qatar 1-1, thua Nhật Bản 1-4 qua đó vào tứ kết với tư cách nhì bảng trước khi thua Ira 0-2. Vòng chung kết năm đó chỉ 16 đội nên qua vòng bảng là vào thẳng tứ kết.
Còn ở Asian Cup 2019, ĐT Việt Nam trải qua hành trình dài hơn 1 năm để vượt qua vòng loại. Kế đó ở vòng chung kết, đội thua Iraq 2-3, thua Iran 0-2, thắng Yemen 2-0 và vào vòng 1/8 với tư cách nhì bảng, trước khi đánh bại Jordan để vào tứ kết.
Theo Báo Mới
Việt Nam thời Văn Quyến từng thua Yemen tan nát dù tưởng 'dễ ăn' Kết thúc giải, Việt Nam chỉ có 1 điểm, không ghi được bàn nào xếp hạng 19/24 đội. Và điều sốc nhất cho người hâm mộ là thế hệ vàng Văn Quyến thua Yemen vì cứ ngỡ Yemen "dễ ăn". Văn Quyến cách đây 16 năm Việt Nam bước vào trận gặp Yemen lúc 23 giờ tối nay và một kết quả thắng...