Công viên Thống Nhất nguy cơ bị “băm nát”
Theo quy hoạch, nhiều dự án “ăn” vào đất công viên. Cong vien Thong Nhat nguy cơ bị băm nát
Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất ( Công ty Công viên Thống Nhất) Hoàng Kim Hồng trao đổi với PV và một số cơ quan báo chí xoay quanh việc ngoài dự án bãi đỗ xe ngầm, nhiều dự án khác trong quy hoạch dự kiến sẽ “mọc” tại công viên. Theo quy hoạch, trong Công viên Thống Nhất sẽ còn nhiều dự án khác như trạm điện, mở rộng đường bộ, hay làm đường sắt trên cao cũng “ăn” vào đất công viên.
Nhiều phần đất trong Công viên Thống Nhất bị cắt phục vụ cho các dự án (Ảnh: ND)
Về lịch sử khu đất 10.000 m2 dự định xây dựng bãi đỗ xe ngầm, ông Hoàng Kim Hồng cho biết: Nếu trước đây khu đất này thuộc phần diện tích của Công viên, thì từ năm 1995 nó đã không còn thuộc công viên nữa, và đã được dựng hàng rào phân chia ranh giới từ đó. Đây là khu đất từng hứng chịu dư luận giữ lại đất công viên, buộc nhà đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao SAS phải bỏ cuộc.
Phó Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Ngô Qúy Tuấn:
Mặc dù có chủ trương lấy đất công viên phục vụ cho dự án mở rộng và kéo dài đường Nguyễn Đình Chiểu, nhưng diện tích của Công viên sẽ không bị thu hẹp đi, thậm chí “còn được mở rộng ra đến mép đường”.
Phương án cụ thể đang chờ Viện quy hoạch đang làm thủ tục điều chỉnh tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi điều chỉnh xong sẽ phải phê duyệt chỉ giới và sẽ gắn nó vào trong quy hoạch chi tiết của công viên.
Liên quan đến xây cả trạm điện trong Công viên Thống Nhất, Phó Giám đốc Ngô Qúy Tuấn cho rằng “điều này là đương nhiên”, bởi một công viên muốn có đầy đủ các nội dung thì phải có trạm điện, có bãi đỗ xe, phải có các tiện ích khác.
Sau khi dự án xây dựng khách sạn bị dừng, Công ty Công viên Thống Nhất đã xin phần đất này về quản lý, phía trên mặt đất sẽ trồng cây xanh, thảm cỏ, còn phần dưới hầm giao cho đơn vị khác khai thác, tận dụng phần hầm đã làm trước đó.
Tuy nhiên lúc đó, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi (hiện đã nghỉ hưu) không đồng ý.
Video đang HOT
Về khu đất 10.000 m2 này, theo ông Hồng phần mặt đất phải được trồng cây xanh, còn phần tầng hầm ở dưới có thể khai thác làm điểm đỗ xe, nhưng cần phải tránh tình trạng ở trên khu đất lại xây nhà cao tầng, nhà hàng ăn uống, hay kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí…
Ngoài dự án bãi đỗ xe ngầm này, ông Hồng cũng cho biết, theo quy hoạch thì trong Công viên Thống Nhất sẽ còn nhiều bãi đỗ xe ngầm với diện tích hàng chục nghìn m2 tại các cổng công viên.
Điển hình như bãi đỗ xe ở hướng đường Trần Nhân Tông, dự kiến được triển khai với diện tích hơn 7.000 m2, nằm hoàn toàn trong đất công viên. Tuy nhiên dự án này chưa làm gì từ năm 2012 đến này.
Dự án thứ 3 là bãi đỗ xe ở cổng khu vực Nguyễn Đình Chiểu cũng đang được nghiên cứu triển khai, nhưng vẫn chưa ấn định giao cho đơn vị nào thực hiện và sẽ phải chờ TP quyết định…
Ngoài ra, ông Hồng cũng cho biết theo quy hoạch ban đầu sẽ còn nhiều dự án khác “ăn” vào phần đất công viên. Đơn cử tới đây khi triển khai đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài cũng dự kiến sẽ lấy hơn 10.000 m2 đất Công viên Thống Nhất. Bên cạnh đó, trong công viên cũng xuất hiện một trạm điện trên phần diện tích khoảng 7.000 m2. Ngoài ra, tới đây khi làm đường sắt trên cao qua đường Lê Duẩn cũng “ăn” vào hàng trăm m2 đất công viên.
Khi diện tích đất công viên cứ dần bị “ăn mòn”, ông Hồng cho biết, người dân sống ở xa công viên, có thói quen tập thể dục mỗi ngày thì phản đối việc lấy đất trong công viên làm dự án. Ngược lại đối với những người có nhà gần công viên, thuộc diện giải tỏa lại ủng hộ.
“Chúng tôi cũng có ý kiến nhiều, nhưng do nhu cầu xây dựng trong nội thành nên rất khó. Việc thu hồi đất của người dân làm dự án thường rất khó khăn, còn lấy đất trong công viên lại dễ, lấy cái xong ngay mà không phải đền bù cho ai cả” – ông Hồng nói.
Theo quy hoạch tới đây sẽ có nhiều dự án xuất hiện lần lượt “xẻ thịt” Công viên Thống nhất (Ảnh: ND)
Trao đổi với PV, Phó Giám đốc Sở QHKT Hà Nội Ngô Qúy Tuấn thừa nhận có các dự án này, tuy nhiên sẽ cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp, sau đó mới đưa vào quy hoạch chung Công viên Thống Nhất.
Liên quan đến việc lấy đất công viên phục vụ cho dự án mở rộng và kéo dài đường Nguyễn Đình Chiểu, ông Tuấn cho biết, mặc dù có chủ trương này, nhưng diện tích của Công viên sẽ không bị thu hẹp đi, thậm chí “còn được mở rộng ra đến mép đường”.
Tuy nhiên phương án cụ thể như thế nào, ông Tuấn cho biết Viện quy hoạch đang làm thủ tục điều chỉnh tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi điều chỉnh xong sẽ phải phê duyệt chỉ giới và sẽ gắn nó vào trong quy hoạch chi tiết của công viên.
Còn liên quan đến xây cả trạm điện trong Công viên Thống Nhất, Phó Giám đốc Ngô Qúy Tuấn cho rằng “điều này là đương nhiên”, bởi một công viên muốn có đầy đủ các nội dung thì phải có trạm điện, có bãi đỗ xe, phải có các tiện ích khác.
Mặc dù vậy, quy mô diện tích trạm điện lớn nhỏ thế nào, ông Tuấn khẳng định “sẽ phải được nghiên cứu một cách cụ thể và có sự chuẩn mực về số liệu chứ không hẳn đã phải là 7.000 m2 như thế”.
Theo NTD
"Hà Nội không dại gì cho làm nhà trên nền khách sạn SAS!"
Trước đề xuất làm bãi xe ngầm tại khu đất 10.000m2 trong Công viên Thống Nhất, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Thịnh cho rằng, trước khi thu hồi dự án, chủ đầu tư khách sạn SAS Hanoi Royal làm công trình ngầm nếu không tận dụng thì rất lãng phí.
Ngày 23/12, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, đại diện UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành đơn vị liên quan đã làm rõ thông tin làm bãi đỗ xe ngầm tại khu đất rộng hơn 10.000m2 trong Công viên Thống Nhất khi hủy dự án xây dự khách sạn 5 sao SAS Hanoi Royal.
Ông Phạm Văn Đức - Phó Giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết, khu đất rộng hơn 10.000m2 tại số 295 Lê Duẩn, nằm ở phía tây Công viên Thống Nhất trước đây được giao cho một công ty xây khách sạn SAS Hà Nội Hotel. Trước nhiều ý kiến khác nhau, dự án bị thu hồi.
Khu đất rộng 10.000m2 của Công viên Thống Nhất trước đây
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc và quận Hai Bà Trưng nghiên cứu, khảo sát báo cáo về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp trồng cây xanh tại khu đất này.
Theo Phó Giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, trước khi bị thu hồi dự án chủ đầu tư khách sạn đã làm một số hạng mục công trình ngầm như cọc khoan nhồi, tường vây với quy mô 3 tầng hầm. "Hiện công trình này đang bỏ không, do vậy việc tận dụng đầu tư điểm đỗ xe ngầm tại khu vực này để phục vụ nhu cầu đỗ xe cho khách ra vào công viên và người dân xung quanh khu vực là rất cần thiết", ông Đức nói.
Tại buổi giao ban báo chí, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cũng nêu thực trạng, từ năm 2008, khu đất rộng hơn 10.000m2 được chủ đầu tư khách sạn quây tôn, khoan cọc nhồi làm 3 tầng hầm sâu 14m. Từ khi dự án bị thu hồi đến nay, khu đất trở thành bãi đất hoang phế chưa được trồng cây cối gì bên trên.
Đưa ra những dẫn chứng trên, ông Thịnh đi đến lập luận rằng: "14m sâu đó người ta đã bỏ rất nhiều tiền để làm cọc khoan nhồi, tường vây rồi, giờ không sử dụng thì quá lãng phí".
Theo ông Thịnh làm bãi đỗ xe ngầm ở khu vực đó mới chỉ là đề xuất từ Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, còn đầu tư thế nào thì thành phố mới chỉ có chủ trương. Khu đất này cũng có thể tận dụng làm siêu thị hay bất kỳ việc gì khác phục vụ được lợi ích công cộng. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội nhận thấy việc tận dụng làm bãi đỗ xe phục vụ nhân dân vào thăm công viên và người dân trong khu vực là cần thiết.
Cọc khoan nhồi và tường 3 tầng hầm khách san 5 sao đã được làm
Trước những lo ngại khi giao khu đất rộng 10.000m2 cho bất kỳ một đơn vị nào khác ngoài Công viên Thống Nhất sau này sẽ bị biến tướng cho thuê kinh doanh, buôn bán chứ không tập trung làm cây xanh, ông Thịnh khẳng định, thành phố không bao giờ đồng ý di dời khách sạn đi rồi mà lại làm công trình trên đó.
"Thành phố không dại gì di khách sạn đi mà lại cho làm mấy cái nhà thép để xe trên đó và cũng không làm nhà cửa gì trên đó cả. Ở đây chỉ làm bãi đỗ xe ngầm, còn phần nổi vẫn tiếp tục làm công viên, cây xanh, trồng cỏ phục vụ nhân dân", ông Thịnh khẳng định.
Còn việc giao cho đơn vị nào quản quản lý mặt bằng bên trên, theo ông Thịnh có thể là Công viên Thống Nhất hay một đơn vị nào đó nhưng điều cốt yếu là phải trồng được cây đúng quy hoạch, đáp ứng được môi trường cảnh quan.
Quang Phong
Theo Dantri
Cô sinh viên khiếm thị chế tạo máy đếm tiền phát ra tiếng nói Từng đặt chân đến nhiều quốc gia, nữ sinh 19 tuổi, Lê Hương Giang (SN 1995) có ước muốn trở thành chuyên gia tâm lý để giúp đỡ học sinh khiếm thị trên toàn thế giới. Hương Giang và cô giáo ở trường Nguyễn Đình Chiểu Nghị lực cô bé có thị lực 0,25/10 Tôi biết Lê Hương Giang qua những bài viết...