Công viên quốc gia Nam Phi đóng cửa vì COVID-19, sư tử tràn ra đường ngủ trưa
Không thấy con người xuất hiện trên đường, cả đàn sư tử ở Nam Phi đã rủ nhau ngủ trưa ngay trên đường.
Đàn sư tử ngủ say trên đường nhựa ở Nam Phi. Ảnh: BBC
Trong khi làm nhiệm vụ vào ngày 15/4, nhân viên bảo vệ tại Vườn quốc gia Kruger (Nam Phi), ông Richard Sowry đã phát hiện một đàn sư tử ngủ ngủ say trên đường, nơi thường có xe đưa đón du khách qua lại tấp nập.
Ông Richard Sowry đứng ở vị trí cách xa 5 mét và nhanh chóng chụp lại hình ảnh về đàn sư tử đang ngủ say. “Sư tử ở đây đã quen với con người và xe cộ. Hầu hết các loài động vật đều sợ tiếng chân người, nên để không làm chúng tỉnh dậy, tôi phải đứng từ xa”, ông Richard Sowry giải thích.
Ông Sowry cũng vui vẻ chia sẻ hình ảnh về đàn sư tử trên mạng xã hội để du khách không thể tới vườn quốc gia vì COVID-19 có thể chiêm ngưỡng. Ông nói: “Đây là thời điểm khó khăn với mọi người và tôi muốn mang niềm vui đến với họ”.
Giống như các vườn quốc gia khác, Vườn quốc gia Kruger đã đóng cửa từ 25/3 theo lệnh phong tỏa của Nam Phi để tránh virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Video đang HOT
Dịch COVID-19 khiến các vườn quốc gia tại Nam Phi phải đóng cửa, không đón du khách. Ảnh: BBC
Hình ảnh sư tử ngủ giữa đường. Ảnh: BBC
Con sư tử lớn tuổi nhất trong đàn đã 14 tuổi, nên chúng đã quá quen với hình ảnh các phương tiện đi lại trong vườn quốc gia. Ông Richard Sowry thường chỉ thấy sư tử ngủ trên đường của Vườn quốc gia Kruger vào đêm lạnh mùa đông khi nhựa đường không quá nóng.
Đài BBC (Anh) cho biết nhiều người thắc mắc tại sao đàn sư tử này lại chọn ngủ trên đường nhựa cứng thay vì cỏ mềm. Câu trả lời là do trời vừa mưa vào tối 14/4 nên đường nhựa khô hơn đám cỏ. Sử tử vốn ghét sự ẩm ướt.
Tuy nhiên, những nhân viên tại Vườn quốc gia Kruger như ông Sowry không muốn đàn sư tử này tưởng lầm rằng từ nay đường bộ là an toàn chỉ vì vắng vẻ.
Ông Sowry cho rằng lệnh phong tỏa sẽ không ảnh hưởng mạnh đến hành vi các loài động vật. Ông nói: “Vườn quốc gia Kruger là nơi hoang dã, nó luôn như vậy và vẫn luôn như vậy”.
Từ ngày 15/4, Nam Phi đã kéo dài thời hạn phong tỏa thêm 2 tuần. Tính đến sáng 17/4, Nam Phi ghi nhận 2.605 ca nhiễm và 48 trường hợp tử vong vì COVID-19.
Hà Linh
Hà mã dở chứng, cá sấu phải nuốt hận trong tức tưởi
Không phải tự nhiên mà cá sấu được gọi là tử thần ở những dòng sông của châu Phi. Chúng là kẻ giết mồi đáng sợ nhất với tất cả các loài động vật ăn cỏ khi vượt sông hay đơn giản chỉ là đi uống nước.
Một con linh dương đầu bò đang uống nước thì bị cá sấu phục kích. Kẻ săn mồi dường như nắm chắc phần thắng khi ngoạm được vào chân của con mồi.
Cá sấu ngoạm được chân con mồi khi nó tới uống nước bên bờ sông
Thế nhưng, khi cá sấu vừa lôi được linh dương đầu bò xuống dưới nước chưa kịp ngập con mồi thì đôi hà mã không biết từ đâu xông đến lao thẳng vào cá sấu. Cú tấn công bất ngờ khiến cá sấu tuột mất con mồi.
Không để phí cơ hội trời cho, linh dương đầu bò lao lên bờ chạy mất. Tử thần đã ghé thăm nhưng điều kỳ diệu đã giúp nó giữ lại mạng sống của mình dù cái chân bị thương có thể khiến nó có thể mất mạng bất cứ lúc nào bởi sư tử hay linh cẩu.
Còn với cá sấu, miếng ăn tới miệng vẫn bị mất nhưng nó cũng không thể làm gì hà mã bởi kẻ quá mạnh.
Câu chuyện xảy ra ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.
Linh dương đầu bò nhanh chóng bị kéo xuống nước
Tưởng chừng như cái chết đã chờ sẵn thì hai con hà mã lao tới
Nó lao thẳng vào cá sấu khiến nó phải nhả con mồi ra
Không bỏ lỡ cơ hội, linh dương đầu bò nhanh chân thoát khỏi tử thần
Anh Minh
Trâu rừng bạo gan húc bay sư tử để cứu kỳ đà Con sư tử đang ngậm trong miệng miếng mồi ngon thì bất ngờ trâu rừng xuất hiện, hất tung nó lên trời để cứu kỳ đà. Một du khách ghi được video tại khu vực Lower Sabie trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi vào khoảnh khắc đặc biệt khi con kỳ đà sắp trở thành bữa ăn ngon lành cho sư tử...